Chính sách ưu đãi đầutư

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 30 - 33)

5. Tổng quan về các đề tài

1.2.3. Chính sách ưu đãi đầutư

Chính sách thu hút FDI được hình thành bằng các ưu đãi về thuế, đất đai, cơ chế thuận lợi trong việc chu chuyển vốn, xuất nhập khẩu, kinh doanh trên thị trường trong nước và các bảo đảm bằng luật pháp quyền sở hữu vốn và tài sản, sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư.

Chính sách ưu đãi đầu tư là công cụ nhằm thu hút đầu tư hoặc định hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định. Chính sách đầu tư tác động trực

tiếp đến việc khai thác, phát huy các nguồn lực bên trong và thu hút các nguồn lực bên ngoài. Mặt khác, chính sách đầu tư còn tác động đến sự phân bổ các nguồn lực một cách đúng hướng và đạt hiệu quả cao.

Ưu đãi đầu tư được áp dụng tương đối phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Thực tiễn một số nước trong khu vực đã cho thấy: Chính sách đầu tư đúng quan trọng hơn nhiều so với nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, nghĩa là sự phát triển của một quốc gia, một địa phương phụ thuộc vào chính sách đầu tư hơn là bản thân các nguồn lực khác.

Có nhiều biện pháp ưu đãi đầu tư khác nhau như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất, trợ cấp tín dụng, trợ cấp đầu tư…

Việc xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư chủ yếu là công việc của Chính phủ. Tuy nhiên, vai trò của chính quyền địa phương là hết sức quan trọng trong việc thực thi và vận dụng sáng tạo, bằng cơ chế chính sách riêng trong khuôn khổ cho phép. Vấn đề là ưu đãi phải cụ thể, thiết thực, có tính khả thi, đặc biệt là phải nhất quán và có xu hướng mở rộng. Chính sách ưu đãi đầu tư của chúng ta hiện nay dường như chưa hiệu quả trong thu hút và khuyến khích các hoạt động đầu tư. Hiệu quả thấp phần lớn là do tình trạng ưu đãi thuế thừa - có nghĩa là, có nhiều nhà đầu tư vẫn thực thi dự án dù không có ưu đãi thuế. Tỷ lệ ưu đãi thừa cao làm giảm một khoản thuế lớn lẽ ra có thể thu được.

Về chính sách tài chính đất đai

Chính sách tài chính đất đai đã được hoàn thiện phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, về cơ bản đã đảm bảo công bằng giữa tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài, cụ thể:

- Về hình thức sử dụng đất: Luật đất đai có sự phân biệt về hình thức sử dụng đất giữa DN trong nước và DN nước ngoài. DN nước ngoài được lựa chọn hình thức thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê. DN trong nước được lựa chọn hình thức giao đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.

- Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài được nhà nước cho thuê đất đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong quá trình sử dụng đất.

- Về ưu đãi đầu tư: Các dự án đầu tư được hưởng mức ưu đãi giống nhau nếu dự án đầu tư được thực hiện trên cùng địa bàn ưu đãi đầu tư hoặc có cùng lĩnh vực ưu đãi đầu tư.

Về chính sách thuế và thu khác

Về thuế thu nhập DN (TNDN): Trong từng giai đoạn phát triển, Luật Thuế TNDN đã góp phần tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát huy tốt vai trò định hướng thu hút đầu tư, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Về thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ra đời đã tạo lập khuôn khổ pháp lý trong việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần tạo nên một môi trường đầu tư chung và thuận lợi cho cả các DN trong và ngoài nước. Một trong các yếu tố góp phần vào việc gia tăng liên tục của khu vực công nghiệp và xuất khẩu của các DN có vốn ĐTNN là chính sách ưu đãi được quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật ĐTNN, và các văn bản hướng dẫn thi hành

Về cơ chế chính sách đối với lĩnh vực tài chính khác

Những năm đầu đổi mới để thu hút các nhà ĐTNN vào Lào tham gia thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, pháp luật về đầu tư, về thuế và tài chính khác có quy định chính sách ưu đãi riêng biệt đối với từng khu vực có vốn ĐTNN và khu vực có vốn đầu tư trong nước.

Tóm lại, để đảm bảo chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư hiệu quả đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đặt ra, việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần

được xem xét trong bối cảnh phát triển kinh tế tổng thể của cả nước. Việc ban hành chính sách mới, trong đó có chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, các cam kết mà Lào đã cam kết thực hiện với các tổ chức quốc tế, theo đó mặc dù cần trao đổi và tìm kiếm giải pháp để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ĐTNN, tuy nhiên việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần đảm bảo đúng mục tiêu công bằng và không có sự phân biệt đối xử với các DN có vốn đầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh savannakhet nước CHDCND lào (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)