Friedrich Wilhelm Nietzsche

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm tự do trong triết học hiện sinh giá trị và hạn chế (Trang 27 - 29)

Friedrich Wilhelm Nietzsche (15 tháng 10, 1844 – 25 tháng 8, 1900) là một nhà triết học người Phổ. Ông bắt đầu sự nghiệp như là một nhà ngữ văn học và viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, các vấn đề văn hóa đương thời, và triết học. Các tác phẩm của Nietzsche nổi bật với phong cách viết của ông, thường mang tính ẩn dụ và nhiều nghịch lý hơn là mức độ thông thường của các bài luận triết học. Nietzsche không được đánh giá cao bởi những người đương thời trong suốt cuộc đời của ông, nhưng đầu thế kỉ 20, ông đã được giới trí thức ở Đức, Pháp và Anh công nhận. Ông bắt đầu bị

mang tiếng xấu tiếng khi Đảng Quốc xã của Đức chọn ông là một tiền bối, mặc dù Nietzsche có quan điểm chống chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa dân tộc Đức. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, triết gia Walter Kaufmann bắt đầu một cố gắng bền bỉ nhằm khôi phục lại danh tiếng của Nietzsche trong các nước nói tiếng Anh, và vào nửa sau của thế kỉ XX Nietzsche đã được xem là một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại.

Nietzsche sống một thành phố nhỏ mang tên Röcken, gần Leipzig, thuộc tỉnh Saxony của nước Phổ. Cha ông, Carl Ludwig (1813–1849), một mục sư Giáo hội Luther và cựu giáo viên. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, ông đã được giáo dục rất kĩ lưỡng.

Tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng bởi Goethe, nhà thơ vĩ đại, Wagner với những điệu nhạc vừa huy hoàng vừa mê ly, Hoelderlin với những “cảnh vật hiên ngang, trẻ trung, siêu thực, đầy huyền nhiệm và cám dỗ”, rồi các tác giả Pháp mà Nietzsche đã ham đọc và hướng ông vào con đường triết học con người như: Rousseau, Pascal, Chamfort, Montaigne, Stendhal. Tuy nhiên, trước và sau, ông thầy thực thụ đã hướng dẫn tư tưởng của Nietzsche chính là Schopenhauer.

Sau tác phẩm đầu tiên: “Sự khai sinh của Tai họa từ Tinh thần của Âm nhạc” (The Birth of Tragedy out of the Spirit of Music) được xuất bản đầu tiên năm 1872 không được đón nhận nhiệt tình, trong giai đoạn 1873 đến 1876, Nietzsche cho xuất bản bốn bài viết dài: “David Strauss: người thú tội và nhà văn”, “Về cách sử dụng và lạm dụng lịch sử cho cuộc sống”, “Schopenhauer như là nhà giáo dục” và “Richard Wagner ở Bayreuth”. (Bốn bài viết này sau này xuất hiện trong một cùng một cuốn sách với tựa đề: Sự suy ngẫm không hợp thời). Bắt đầu vào năm 1873, Nietzsche cũng bắt đầu tích lũy các ghi chép sau này được xuất bản sau khi ông qua đời với tựa đề “Triết lý trong thời đại tai họa của người Hy Lạp”. Năm 1878, ông xuất bản của tác phẩm “Con người”, một cuốn sách với tính cách ngôn trên các chủ đề

từ siêu hình học đến đạo đức và từ tôn giáo đến giới tính, sự xa rời của Nietzsche đối với triết lý của Wagner và Schopenhauer trở nên rõ ràng.

Bắt đầu với tác phẩm “Con người, Tất cả quá con người” vào 1878, Nietzsche bắt đầu xuất bản mỗi năm một cuốn sách (hoặc một phần lớn của một cuốn sách) mỗi năm, như “Khoa học vui” (The Gay Science, 1882);

“Zarathoustra đã nói như thế” (Thus Spoke Zarathustra,1883-1885); “Bên kia thiện ác” (Beyond Good and Evil, 1886); “Phả hệ của luân lý” (On the Genealogy of Morals, 1887); “Hoàng hôn của những thần tượng” (Twilight of the Idols, 1888); “Kẻ chống Kitô” (The Anti Christ, 1888), “Ý chí cường lực” (The Will to Power, 1883-1888).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm tự do trong triết học hiện sinh giá trị và hạn chế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)