trong chế độ tư bản và ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống tự do của con người.
Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX và thịnh hành ở phương Tây trong thế kỷ XX trong điều kiện tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Đó là một xã hội giàu có về vật chất lại nghèo nàn về văn hoá, tinh thần; tăng trưởng nhanh về kinh tế lại suy thoái nhanh về văn hóa, đạo đức. Đồng thời với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về môi trường, xã hội, sinh thái, sức khỏe. Với bối cảnh lịch sử, xã hội như vậy, sự duy lý hóa ở phương Tây đã sa vào khủng hoảng, suy đồi khi nó đã phi nhân vị hóa con người, và biến con người
chỉ còn là một lực lượng vật chất đơn thuần. Khi con người đã trở nên bần cùng và kiệt quệ trong bộ máy kỹ trị khổng lồ của xã hội hiện đại, thì sự suy sụp của những cá nhân là điều không thể tránh khỏi. Thân phận con người trong chính xã hội mà con người tạo ra ấy, đã thực sự nuốt chửng con người. Với những gì giành được, không phải giá trị của loài người mà lại phải trả giá bằng sự băng hoại, suy đồi của đạo đức.
Khi tìm hiểu về con người trong nền văn minh kỹ trị, F. Fromm đã có những nhận xét thật độc đáo: Ở thế kỷ XIX sự tàn bạo chống lại con người vì vậy vấn đề của thế kỷ này theo Nietzsche nói là “Chúa đã chết”. Còn ở thế kỷ XX con người đã tha hóa, có tính chất nô lệ để biến con người trong tương lai có nguy cơ trở thành thần kinh phân liệt. Các nhà triết học hiện sinh hoàn toàn có lý khi họ kịch liệt phê phán sự tuyệt đối hoá vai trò của lý trí, của khoa học khi họ vạch rõ sự thiếu hụt tinh thần nhân đạo trong chính nền tảng của văn minh phương Tây. Thêm vào đó, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chạy theo lợi nhuận tối đa cùng với những cuộc chiến tranh thế giới liên miên đã đẩy con người vào tình trạng tha hoá cùng cực, làm cho họ mất niềm tin vào cuộc sống, đồng thời lấy đi của họ cái vị trí làm người đích thực.
Cuộc sống của họ được các nhà hiện sinh miêu tả: sống như cái máy, ở trên bảo sao tôi làm vậy, người ta bảo sao mình làm vậy, thì tôi mới chỉ sống như một sinh vật, chưa sống cái kiếp người của tôi. Cuộc sống ù lì đó, sống chỉ để sinh tồn, sống như cây cỏ đó, Sartre gọi là buồn nôn, Camus cho là phi lý, Heidegger gọi là tầm thường. Con người chưa ý thức về nhân vị và định mệnh của mình cũng không hơn gì so với cỏ cây và thú vật. Đó là những cá vị người, những con số người ta đếm như khi làm sổ thống kê, cả trăm ngàn người cùng giống nhau, không một ai vươn lên tới mức có nhân vị và nhân cách đặc sắc. Heidegger gọi tình trạng đó là “người ta”. Đó không phải là những con người có nhân cách, nhưng toàn là những “người ta” vô danh và vô vị. Chính vì vậy, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, con người muốn vượt khỏi
cuộc sống tầm thường, buồn nôn, phi lý, thì phải vượt lên trên mình, phải sống một cách độc đáo (unique), phải là một chủ thể độc đáo (sujet unique). Độc đáo ở đây không có nghĩa lập dị mà chỉ có nghĩa là tự do chọn lấy một lối sống riêng, không bắt chước người khác và cũng không chịu sự sai bảo, kiềm chế của người khác. Độc đáo là tự xác định nhân vị của mình. Và “Hiện sinh chủ thể là tự nhận mình độc đáo” để vươn lên cái tự do đích thực: dùng tự do để tự đảm nhận con đường đời mà tôi nhận là sẽ phát triển con người của tôi tới cực độ khả năng của tôi. Triết học hiện sinh đề cao tự do tính (tự do là do chính mình). Chính tự do tính giúp ta tự tác thành lấy nhân vị của mình và hoàn thành nó mỗi ngày mỗi thêm phong phú và giá trị.
Do vậy, kế thừa quan điểm này của chủ nghĩa hiện sinh, chúng ta thấy để xây dựng xã hội mới nhằm phát triển sự tự do chân chính của con người.
Trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đang từng bước xây dựng một đất nước phát triển về mọi mặt, đầu tư phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Bên cạnh những yếu tố tích cực từ nền kinh tế thị trường thì một bộ phận của đất nước đang bị những khuyết tật của nền kinh tế ấy đe dọa. Đó là sự chạy theo đồng tiền một cách mù quáng, đó là sự xa rời các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là sự thờ ơ, bàng quan, không mục tiêu, không mục đích của một số bộ phận con người trong xã hội Việt Nam hiện nay, trong đó có giới trẻ.
Như vậy, chúng ta cần phải so sánh được những hạn chế và khuyết tật trong xã hội phương Tây lúc đó, tìm ra những điểm giống và khác biệt trong xã hội Việt Nam hiện nay, và từ đó đề ra biện pháp thiết thực để khắc phục những hạn chế và khuyết tật đó để phát triển con người mới.