cực trong xã hội, nhất là cường điệu hóa tình trạng tha hóa của con người, đã không tránh khỏi gây ra tình trạng bi quan trong xã hội và nhất là trong thế hệ trẻ.
M. Heidegger cho rằng, con người phải vượt lên trên cuộc sống thường ngày để cảm nhận được “nỗi lo sợ” hiện sinh; và để thoát khỏi lĩnh vực đời thường, hướng tới cái đích thực của bản thân mình, con người phải nhìn thẳng vào cái chết. Trong trạng thái này, con người sẽ ý thức được hiện sinh của mình, cảm nhận được nỗi sợ hiện sinh. Theo Heidegger, con người lúc nào cũng phải sống trong tâm trạng lo âu, bất ổn khi bị ném vào trong một thế giới xa lạ, hiểm nguy, thiếu sự an toàn bởi họ luôn phải đối mặt với cái chết. Cái chết không chừa bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào. Tôi sẽ có bản tính chân thực của chính mình nếu như, dưới tiếng gọi của lương tâm, tôi quăng mình về phía cái chết, với sự quyết tâm và quyết đoán, như là về phía chính khả năng đặc biệt của tôi. Vào lúc này, tôi tự thể hiện bản thân mình với chính mình trong sự chân thực, và tôi cùng vực những người khác dậy, hướng về tính chân thực với tôi. Con người luôn phải sống trong tâm trạng kinh hoàng, lo âu, sợ hãi là vì lúc nào họ cũng phải đối mặt với cái chết, dù cho họ cố tìm
đủ mọi cách trốn chạy để xa lánh cái chết. Cái chết có thể đến với con người ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ lúc nào. Nhưng chính do cái chết là một khả năng hiện hữu luôn đe dọa con người, nên con người càng thấy trách nhiệm nặng nề, lớn lao của mình trong lúc sống. Và, cũng vì để sống, tức là đang đi về với cái chết, mà theo cách nói của Heidegger là “đi trước vào trong cái chết”, nên con người càng phải nhận thức rõ cảnh ngộ đó của mình để có những sự lựa chọn đúng đắn và có ý nghĩa cho những hành động ở đời.
Heidegger muốn con người trải nghiệm cái chết không phải như một khả năng khách quan được đoán trước hay một sự thật không thể tránh khỏi. Thay vào đó, ông muốn con người nhận thức về cái chết như một khả năng, vì nó khiến cho con người hiểu rõ về tính hữu hạn của mình, khiến cho sự lựa chọn của con người trở nên quan trọng hơn. Theo ông, trong khi những người khác có thể thay thế cho nhiều vai trò xã hội của một người, ví dụ như nhiệm vụ chuyên nghiệp, vai trò trong gia đình, tình bạn bè và vai trò xã hội của một người..., nhưng không ai có thể thay thế họ đối diện với cái chết của chính mình. Bởi lẽ, cái chết của một người có liên quan đến chính bản thân họ, trong khi những người khác không thể giúp họ đối diện với nó, hay từ chối nó. Khả năng xảy ra cái chết nhắc nhở mọi người phải quyết định cuộc sống của chính mình. Do đó, hướng về cái chết là cá nhân hóa, nó thúc đẩy con người đến với các lựa chọn đích thực của mình.
Cũng mang cái nhìn bi quan về cuộc sống, J. P. Sartre cho rằng: tôi chỉ hiện hữu khi tôi sẽ không hiện hữu nữa, con người luôn phải đối diện với cái chết, cũng như con người từ hư vô trở về với hư vô, nên cuộc đời con người như một đường hầm không lối thoát. Vì ý thức được điều đó cũng như nhận ra con người là một tồn tại cô đơn, nên con người lo âu, lo âu vì phải mang trách nhiệm với bản thân. Cuộc sinh tồn là quá trình làm nên mình, nên lo âu là bạn đồng hành của con người. Và, khi lo âu kéo dài không có đường giải thoát thì con người rơi vào tuyệt vọng, vì con đường trước mắt là hư vô. Tuy
nhiên, tuyệt vọng không phải là buông xuôi, khuất phục mà con người bắt buộc phải nhập cuộc. Chính vì con người bị sinh ra để đi đến cõi chết và trong cuộc hành trình về với hư vô lại quá trĩu nặng trách nhiệm cũng như sợ hãi, nên cuộc đời thật phi lý biết bao. Song, trong cái vòng bắt buộc của thân phận con người, ta có quyền lựa chọn để làm nên ta. Do vậy, cuộc đời là những lựa chọn, những lựa chọn giúp ta trở thành con người. Với quan niệm này, Sartre cho rằng, tồn tại người là một thảm kịch, là phi lý, là hư vô; con người luôn cô đơn và cái chết luôn hiện diện.
Với tư tưởng bi quan của các nhà hiện sinh như vậy, thì tự do cá nhân không thể phát triển một cách đúng hướng được. Chính vì tư tưởng bi quan về xã hội và cuộc sống, chủ nghĩa hiện sinh thường coi hành động tự do của cá nhân là “phi lý”, là “nổi loạn”.
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, cũng có những yếu tố tiêu cực của xã hội tác động đến tư tưởng của con người: nạn tham nhũng, con người mất lòng tin vào một số lãnh đạo mà đã thoái hóa biến chất; các vấn đề về ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên ngày càng diễn ra trầm trọng; các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, tình trạng bệnh tật ngày càng gia tăng, đặc biệt là tỷ lệ bệnh ung thư ngày càng tăng cao; trên thế giới thì con người lo lắng các vấn đề về khủng bố, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hủy diệt,…ở một số quốc gia,…Tuy nhiên, bên cạnh những vấn đề tiêu cực ấy còn có rất nhiều các yếu tố tích cực: Các phát minh tiến bộ của khoa học nhằm cải thiện tự nhiên, xã hội ngày càng phát triển; hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia và trên thế giới ngày càng hoàn thiện và tiến bộ để hạn chế những yếu tố tiêu cực do con người tạo ra. Dựa vào thực tiễn, chúng ta đưa ra những chính sách, pháp luật đúng đắn, giáo dục cho con người ý thức về đạo đức, ý thức pháp luật. Xã hội sẽ phát triển cao hơn nếu mỗi cá nhân có ý thức sống tốt hơn, vươn tới Chân, Thiện, Mỹ. Do vậy, gắn liền việc giáo dục ý thức tự do cho thế hệ trẻ hiện nay, chúng ta cần giáo dục ý thức lạc quan, yêu đời, tin tưởng
vào tương lai tốt đẹp của con người và loài người. Khi cá nhân có tư tưởng lạc quan thì mới có quan niệm tự do đúng đắn.
- Thứ hai, quan điểm tự do của chủ nghĩa hiện sinh ít nhiều mang tính cực đoan, tách rời giữa tự do với tất yếu.
Như J. P. Sartre, ông cho rằng: con người có tự do tuyệt đối, nghĩa là muốn làm gì thì làm, không phải chịu trách nhiệm trước một Thiên Chúa nào hết. Không có Thiện - Ác. Không có thưởng phạt. Ông cho rằng, sở dĩ có thiện ác cũng như có thưởng phạt là vì con người đã tự đặt ra một Thượng Đế, để rồi gán cho thượng đế cái quyền đó và tự lệ thuộc Ngài. Sartre mỉa mai những con người có lối suy nghĩ kiểu ấy. Và ông giải thích rằng: con người tự mình tạo ra điều ác, cũng như tự mình làm nên điều thiện. Thiện và ác là do con người tự do chọn lựa, chứ không do một Thượng Đế nào cả. Vì vậy, hoặc là chấp nhận có Thượng Đế, hoặc là phủ nhận quyền tự do của chính mình, nghĩa là phủ nhận chính con người của mình. Nói chung, những hiện tượng ấy như thưởng và phạt, tốt và xấu, công và tội, thiện và ác: tất cả đều là những sản phẩm của tự do con người. Con người chính là tác giả của những cái đó. Con người là thẩm phán đầu tiên cũng như cuối cùng trong việc ấn định công tội, tốt xấu cho riêng mình.
Chủ nghĩa hiện sinh đòi hỏi “tự do tuyệt đối” của cá nhân là vấn đề không thể có được, vì cá nhân bao giờ cũng sống trong một xã hội nhất định, chịu sự chi phối bởi những cái tất yếu của xã hội và những quy định của cộng đồng và nhà nước. Ph. Ăngghen đã từng phê phán quan niệm cho tự do là sự lựa chọn tùy ý, tùy thích:
“Như vậy, tự do của ý chí không phải là cái gì khác hơn là cái năng lực quyết định một cách hiểu biết công việc. Do đó, sự phán đoán của một người về một vấn đề nhất định, càng tự do bao nhiêu thì nội dung của sự phán đoán đó sẽ được quyết định với một tính tất yếu
ra, thì có vẻ là chọn lựa một cách tùy tiện trong nhiều khả năng quyết định khác nhau và trái ngược nhau, song chính do đó mà chứng tỏ rằng nó không có tự do, nó bị chi phối bởi đối tượng mà lẽ ra nó phải chi phối” [32, t.20, tr.164]