Bốn là, một số nhà triết học hiện sinh như Jean Paul Sartre, Simone de Beauvoir đã gắn tự do với trách nhiệm và sự tham gia (dấn thân) của cá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm tự do trong triết học hiện sinh giá trị và hạn chế (Trang 76 - 78)

de Beauvoir đã gắn tự do với trách nhiệm và sự tham gia (dấn thân) của cá nhân vào các hoạt động xã hội.

Lên tiếng chống lại chủ nghĩa cá nhân, J.P.Sartre đã đưa ra lập luận: "Khi nói con người tự lựa chọn bản thân mình, chúng tôi hàm ý nói rằng, mỗi người trong chúng ta đều lựa chọn bản thân mình. Nhưng qua đó, chúng tôi cũng muốn nói rằng, khi lựa chọn bản thân mình, chúng ta lựa chọn tất cả mọi người". Với nghĩa đó, mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về mọi người, đều phải lựa chọn "con người nói chung", lựa chọn "mô hình con người". Triết học hiện sinh của J.P.Sartre khẳng định cho tới lúc chết, thậm chí cả khi đang hấp hối, con người vẫn là người tự do và có trách nhiệm trong việc tạo dựng và thực hiện giá trị.

Hay đối với Jaspers, bằng việc chỉ ra cho con người nhận thức sâu sắc về khả năng bản thân mình thông qua tự do, Jaspers cũng đánh động chính bản thân con người chúng ta khi ý thức được tình trạng bi đát của tự do bị giới hạn mà đồng nghĩa với nó là sự cầm tù theo mọi ý nghĩa của thân phận con người, làm người mà không ý thức được mình là người. Tự do luôn mang trong mình nó là sự tự kiêu của con người, vì tự do là ý nghĩa đích thực cuối cùng của hiện sinh. Nhờ tự do đã đưa con người vươn lên trên cái tôi sinh vật, cầm thú của bản thân để tiến lên làm người và là người, để thông qua đó với những ý nghĩa trần tục của hiện sinh con người lại qua những ưu tư, dự phóng, tự do tính, thông giao để trở thành con người của tự do đích thực. Nhưng cũng chính lúc này, khi đón nhận tự do đích thực con người chúng ta lại như phải đối mặt với một mối lo ngại vô cùng của một nhân vị tự ý thức, tức là đón nhận được sự tự do đích thực là vô cùng khó của thân phận con người thông qua hiện sinh thì việc sống, có trách nhiệm với nhân vị

tự do ấy cũng không phải là điều gì dễ ràng trong cuộc sống; bởi theo Jaspers nếu “lơ là” với nhân vị tự do mà mình có được bằng cách sống vô lối, vô tổ chức, sống phi lý, sống vô nhân đạo, không đúng với ý nghĩa nhân sinh của cuộc đời thì cũng đồng nghĩa với một điều rằng đó là sự Sụp đổ của hiện sinh và hiện sinh như vậy không còn là hiện sinh trung thực, đáng tin cậy nữa; lúc đó con người như đi xuống hố của hư vô và phi lý, tự do phi lý, cũng có nghĩa là con người luôn đối mặt với cái chết mà không phải là chết làm người. K.Jaspers đã khắng định: “Cái cần phải được chỉ ra trong hình ảnh về hiện tại không bao giờ hoàn toàn là hiện tại ấy. Mọi người đều phải sống trong thế giới của những khả năng chưa được ý thức”. Với quan niệm này, ông cho rằng, “chỉ có trách nhiệm đối với hiện tại mới cho phép con người nhận thấy trách nhiệm đối với tương lai”.

Khi gắn tự do với trách nhiệm và sự tham gia của cá nhân vào các hoạt động xã hội, các nhà hiện sinh đã ít nhiều gắn tự do của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng, với xã hội. Như vậy, bên cạnh việc bảo vệ tự do, tự mình chịu trách nhiệm đối với nó, cần loại bỏ chủ nghĩa cá nhân cuộc đời để sống trong cộng đồng, vì kẻ cô đơn không thể trở thành người tự do. Nếu trong thời kỳ kháng chiến trước đây, quan niệm về tự do gắn với trách nhiệm và sự “dấn thân” của chủ nghĩa hiện sinh đã có những đóng góp tích cực nhất định, thì trong điều kiện hiện nay, giáo dục ý thức tự do gắn với trách nhiệm và sự tham gia tích cực của cá nhân vào hoạt động xã hội lại rất quan trọng và cần thiết.

Bản thân mỗi cá nhân đều phải sống trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Mỗi cá nhân không thể vì cái tôi của mình, vì lợi ích, tự do của bản thân mà quên đi trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Tự do cá nhân này, phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Mỗi một hành động của bản thân, chúng ta có thể tự do lựa chọn. Nhưng, chúng ta cũng phải biết chịu trách nhiệm cho

những hành vi lựa chọn đó, đồng thời, những hành vi đó lại gắn chặt với nghĩa vụ của mỗi công dân sống trong xã hội hiện nay.Đặc biệt, trong thời đại chuyên môn hóa hiện nay, tự do của mỗi cá nhân lại càng phải gắn với trách nhiệm cộng đồng, xã hội, bởi, họ chỉ là một mắt xích trong một dây chuyền nhỏ tạo nên xã hội. Có những vấn đề, tự do cá nhân sẽ ảnh hưởng tới toàn cộng đồng như các vấn đề về: môi trường, dịch bệnh, khủng bố,… thì lại càng phải giáo dục ý thức tự do cá nhân với trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

3.2. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM VỀ TỰ DO CỦA TRIẾT HỌC HIỆN SINH TRIẾT HỌC HIỆN SINH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quan điểm tự do trong triết học hiện sinh giá trị và hạn chế (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)