5. Ý nghĩa của đề tài
1.2.5. Hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
a. Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) TP.HCM vào ngày 20/7/2000 và SGDCK Hà Nội vào ngày 8/3/2005 (trƣớc đó các SGDCK hoạt động với mô hình là các Trung tâm Giao dịch chứng khoán và tổ chức dƣới hình thức đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc).
Giai đoạn 2000 - 2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam. Năm 2000, với 02 công ty niêm yết khi đƣa SGDCK TP.HCM vào hoạt động, TTCK đã có mức tăng trƣởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trƣờng đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trƣớc khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Năm 2005, sau khi SGDCK Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả hai thị trƣờng là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4,94 nghìn tỷ đồng.
Kể từ năm 2006 đến 2009, TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bƣớc tăng trƣởng mạnh mẽ cả về số lƣợng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cả hai SGDCK và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị niêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005. Thị trƣờng chứng khoán đã có sự tăng trƣởng không chỉ về quy mô niêm yết mà
cả về tính thanh khoản của thị trƣờng. Giai đoạn 2006 - 2009 cũng chứng kiến những kỷ lục của TTCKVN. TTCKVN trong năm 2006 có mức tăng trƣởng cao nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng với 145% , thậm chí đứng trên TTCK Thƣợng Hải với mức tăng 130%. Đầu năm 2007 thị trƣờng này vẫn đang tăng tới 46% - cao nhất trên thế giới. Tháng 3/2007, các chỉ số chứng khoán đạt đƣợc mức cao nhất. VNIndex đạt mức 1,170.67 điểm và HASTC- Index đạt 459.36 điểm. Trong khi đó, xét về khối lƣợng giao dịch, tháng 5/2009 là tháng có khối lƣợng giao dịch lớn nhất, bình quân có 77 triệu cổ phiếu đƣợc giao dịch mỗi phiên, với giá trị đạt 2.270,57 tỷ đồng.
TTCK Việt Nam từ năm 2010 đến 2013 khá trầm lắng. Sang năm 2014 đã có diễn biến rất khả quan xét về phƣơng diện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, khối lƣợng giao dịch và phản ánh khá rõ nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Nếu nhƣ trong năm 2013, chỉ số VN-Index và chỉ số HNX- Index có diễn biến khác biệt và lệch nhau thì trong năm 2014, hai chỉ số này dao động tƣơng quan với nhau. Thị trƣờng có chiều hƣớng đi lên dù xen kẽ trong đó là những khoảng điều chỉnh giảm do tác động của vấn đề Biển Đông vào tháng 5/2014 và giá dầu quốc tế giảm mạnh vào tháng 11/2014. Chỉ số VN-Index đã lập đỉnh tại mức điểm 640,75 (ngày 3/9/2014) sau gần 6 năm đạt đƣợc, trong khi chỉ số HNX-Index cũng đã lập đỉnh tại mức điểm 92,99 (ngày 24/3/2014) sau đúng 3 năm.
Tính đến thời điểm 31/12/2015, toàn thị trƣờng đã có 934 mã cổ phiếu, trong đó HOSE có 314 mã cổ phiếu, HNX có 385 mã Cổ phiếu và thị trƣờng giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chƣa niêm yết (UPCoM) 267 mã cổ phiếu.
TTCK ngày càng phát triển và hoàn thiện. Số lƣợng các nhà đầu tƣ tham gia TTCK ngày càng đông đảo. Số lƣợng nhà đầu tƣ cá nhân và tổ chức, trong nƣớc và nƣớc ngoài đã gia tăng đáng kể. Từ khoảng gần 3000 tài khoản nhà
đầu tƣ tham gia khi mới mở cửa thị trƣờng vào năm 2000, tính đến nay đã có trên 90.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tƣ tổ chức trong nƣớc là 2.662, số nhà đầu tƣ cá nhân trong nƣớc là 807.558, số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là hơn 13.000 nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, hệ thống nhà đầu tƣ của chúng ta chƣa đa dạng, cấu trúc đầu tƣ hiện tại chƣa bảo đảm sự tăng trƣởng một cách bền vững. Hệ thống nhà đầu tƣ tổ chức chƣa phát triển làm hạn chế sự phát triển của TTCK mà đặc biệt là thị trƣờng TPCP. Thị trƣờng cũng đã có bƣớc tiến lớn trong việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trƣờng; các tổ chức kinh doanh chứng khoán (KDCK), cơ sở nhà đầu tƣ hoạt động và tái cấu trúc hiệu quả. Các mục tiêu cơ bản của tái cấu trúc tổ chức KDCK đã đạt đƣợc, từng bƣớc thu hẹp số lƣợng, nâng cao chất lƣợng hoạt động qua việc tăng cƣờng năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro; củng cố hoạt động; cơ cấu lại tổ chức, nhân sự...
b. Cơ sở tạo ra hành vi đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bên cạnh những nguồn gốc chung tạo ra hành vi đám đông trên thị trƣờng nhƣ đã đề cập ở phần trƣớc. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có những đặc điểm góp phần tạo ra hành vi đám đông trên thị trƣờng:
Môi trường pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu hiệu lực
Một đặc điểm nổi bật phải đề cập đầu tiên đó là môi trƣờng luật pháp chƣa hoàn chỉnh. Sự không đầy đủ và hiệu lực thấp của các điều luật đã khiến cho thị trƣờng dễ bị tác động bởi những hành động bất lợi nhƣ tin đồn và hành vi thao túng thị trƣờng. Kết quả là điều này dẫn đến sự minh bạch của môi trƣờng thông tin tác động, do đó tạo điều kiện cho sự phát triển của các xu hƣớng giao dịch đám đông xuất hiện trong các nhà đầu tƣ.
Trong giai đoạn đầu phát triển của thị trƣờng (ở Việt Nam lúc này mới có TTCK tự do, phi tập trung, TTCK trao tay), chƣa có nhiều chuyên gia giỏi
về chứng khoán, ngƣời dân Việt Nam lúc đó cũng rất ít hiểu về TTCK, Quốc hội cũng chƣa có cơ sở để thông qua Luật Chứng khoán. Do vậy, văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trực tiếp, tổng thể về TTCK trong thời kỳ đầu đƣợc ban hành dƣới dạng Nghị định. Lúc này Nghị định số 48/1998/NĐ-CP là văn bản pháp luật cao nhất cho hoạt động của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, nhƣng đã bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy đã có những Luật và Nghị định sửa đổi nhằm cải tiến môi trƣờng pháp luật trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, Nghị định số 60/2015/NĐ-CP là Nghị định mới nhất và đang đƣợc áp dụng. Mặc dù Nghị định này đã giải quyết các vấn đề tồn tại nhƣ thúc đẩy các cổ phiếu có các yếu tố cơ bản tốt; tăng thanh khoản trên thị trƣờng, làm tăng số lƣợng doanh nghiệp niêm yết trên TTCK; thu hút dòng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam;…. Nhƣng không loại trừ khả năng xuất hiện những hiện tƣợng tiêu cực nhƣ làm giá, đẩy giá trong bối cảnh thông tin trên thị trƣờng chƣa rõ ràng…. (theo “Nghị định số 60/2015/NĐ-CP và tác động đến thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” - Trung tâm TT&DVTC)
Quy mô thị trường nhỏ, tạo điều kiện của hành vi thao túng thị trường
Với quy mô giao dịch nhỏ nhƣ thế này, đây là điều kiện thuận lợi cho hành vi thao túng thị trƣờng của các nhà làm giá, một cơ sở cho sự hình thành hành vi đám đông trên thị trƣờng. Quy mô thị trƣờng càng nhỏ thì các nhà đàu tƣ cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính vào loại khá có thể thực hiện hành vi làm giá.
Đối với TTCK mới nổi, pháp luật điều chỉnh thị trƣờng còn lỏng lẻo, chƣa hoàn thiện. Các hiện tƣợng tiêu cực dễ nảy sinh trên TTCK nhƣ mua bán nội gián, hành vi lũng đoạn thị trƣờng, thao túng giá chứng khoán, thông tin sai sự thật, có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ, không đảm bảo đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia TTCK. Trong phiên họp sáng ngày
16-9-2015, báo cáo trƣớc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền nhấn mạnh, hiện nay có không ít các hành vi thao túng thị trƣờng, kiếm lời bất chính, gây ảnh hƣởng xấu đến lợi ích của các nhà đầu tƣ và sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán nhƣng chƣa đƣợc xử lý nghiêm khắc.
Năng lực nhà đầu tư còn hạn chế
Xét ở khía cạnh nhà đầu tƣ, năng lực, kiến thức tài chính của những ngƣời tham gia thị trƣờng cũng là nhân tố góp phần tạo ra hành vi đám đông trên thị trƣờng. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có một lịch sử hình thành và phát triển chỉ mới đƣợc gần 15 năm, mặc dù trình độ của những nhà đầu tƣ trên thị trƣờng đã có nhiều cải thiện khi các kiến thức tài chính trở nên phổ biến hơn thông qua các phƣơng tiện truyền thông, các khóa đào tạo kiến thức chứng khoán của các trƣờng, các trung tâm. Nhƣng nhìn chung trình độ, kiến thức tài chính của đa phần những ngƣời tham gia thị trƣờng chứng khoán Việt Nam còn hạn chế. Số ngƣời có trình độ chuyên môn tài chính, chứng khoán chỉ chiếm một lƣợng nhỏ trong tổng số những ngƣời tham gia thị trƣờng. Trong khi đó, một lƣợng lớn những ngƣời tham gia thị trƣờng thiếu hiểu biết về chứng khoán - tài chính, họ tham gia vào thị trƣờng chứng khoán nhƣ một trào lƣu. Hoạt động chứng khoán còn mang nặng tính đầu cơ ngắn hạn, thiếu tính phân tích và dự đoán. Có rất ít những nhà đầu tƣ chuyên nghiệp đầu tƣ theo phƣơng pháp phân tích các chỉ số, số liệu của công ty.
Biên độ giao dịch
Biên độ giao dịch và chính sách cấm bán khống là những chính sách góp phần tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho tâm lý đám đông. Việc thiếu vắng những chính sách này khiến thị trƣờng chứng khoán chậm điều chỉnh về mức giá hợp lý, là nguyên nhân chính làm nảy sinh tình trạng chứng khoán có một chuỗi dài tăng (giảm) điểm kịch trần (sàn). Sự kéo dài chuỗi tăng (giảm) điểm
kịch trần (sàn) này thu hút một sự chú ý của đám đồng thị trƣờng và khả năng sự tăng (giảm) điểm sau một thời gian là do quán tính bất hợp lý của đám đông gây ra, mà không phải là quá trình điều chỉnh giá hợp lý.
Từ những phân tích trên, có thể thấy thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là thị trƣờng mới nổi, còn non trẻ nên ngoài những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi đám đông trên thị trƣờng chứng khoán nhƣ thông tin, danh tiếng và thù lao thì tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam còn có những điều kiện để hành vi đám đông phát triển nhƣ môi trƣờng pháp luật chƣa hoàn chình, thiếu hiệu lực; quy mô thị trƣờng nhỏ, tạo điều kiện cho hành vi thao túng thị trƣờng; năng lực nhà đầu tƣ còn hạn chế; biên độ giao dịch.