TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 26)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO

CÁO BỘ PHẬN

1.2.1. Các nghiên cứu ở á nƣớc

Nghiên cứu về BCBP ở các nƣớc phát triển có từ rất sớm, có thể kể đến các nghiên cứu của Street và Nichols (2002). Hai ông đã nghiên cứu thực trạng CBTT về BCBP trƣớc và sau khi ban hành IAS 14 đã sửa đổi, sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 210 công ty cung cấp BCTC bằng chuẩn Tiếng Anh trong hai năm 1998, 1999 và có trụ sở đặt tại Châu Âu (151), Trung Quốc (39), Châu Phi (9) và các khu vực khác (11) để phân tích các BCBP dựa trên LVKD và KVĐL. Nghiên cứu phát hiện ra rằng có đến 33% đã không báo cáo thông tin bộ phận chính yếu và đƣa ra lý do là chỉ có một LVKD, 11% xác định BCBP theo KVĐL và 56% báo cáo theo LVKD. Nghiên cứu cho thấy một số chỉ tiêu đáng chú ý đƣợc các quốc gia công bố cụ thể trong BCBP nhƣ nợ, vốn bổ sung, khấu hao, các khoản chi phí không dùng tiền mặt khác và phƣơng pháp thu thập theo vốn chủ sở hữu.

Ở Ấn Độ, một nghiên cứu quan trọng của Garrod (2007) nghiên cứu về việc có hay không những bất lợi từ việc công bố BCBP đƣợc lấy từ mẫu gồm 135 công ty có quy mô lớn từ sáu nƣớc thuộc Châu Âu bao gồm Anh, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hà Lan. Nghiên cứu này chỉ ra rằng những bất lợi

đƣợc tạo ra là rất hạn chế và chủ yếu là từ CBTT về BCBP theo KVĐL hơn là theo LVKD. Liên quan đến mức độ CBTT về BCBP, nghiên cứu của Hyderabad và Pradeepkumar (2011) về thực trạng lập và trình bày BCBP của 45 CTNY trong lĩnh vực công nghệ thông tin tuân thủ chuẩn mực kế toán Ấn Độ số 17 về BCBP chỉ ra rằng có một khoảng cách lớn giữa quy định theo chuẩn mực và việc thực hiện trong thực tế. Kết quả thống kê cho thấy đa số các công ty trình bày BCBP chính yếu theo LVKD và chỉ trình bày số lƣợng có giới hạn các thông tin mà chuẩn mực bắt buộc trình bày. Chỉ có 13% công ty trong mẫu nghiên cứu trình bày đầy đủ tất cả các thông tin bắt buộc trình bày. Các thông tin bộ phận tự nguyện trình bày sẽ rất hữu ích trong việc duy trì quan hệ với nhà đầu tƣ, nhà cung cấp, ngân hàng, nâng cao giá trị công ty và giá trị thị trƣờng nhƣng lại đƣợc trình bày sơ sài. Nghiên cứu này kết luận rằng các công ty Ấn độ áp dụng chuẩn mực một cách nửa vời và mong đợi rằng với việc áp dụng IFRS 8 sẽ giúp cải thiện chất lƣợng BCBP cũng nhƣ thay đổi quan điểm của nhà quản trị trong việc chia sẻ thông tin với nhà đầu tƣ. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và mặc dù mức CBTT BCBP thấp nhƣ vậy nhƣng nghiên cứu chƣa chỉ ra đƣợc có những nhân tố nào tác động và tác động nhƣ thế nào đến mức độ CBTT của các công ty trong ngành này nhƣ vậy.

Liên quan đến mức độ CBTT về BCBP và các nhân tố ảnh hƣởng có thể kể đến các nghiên cứu của Alfaraih và Alanezi (2011), Pardal và Morais (2012). Alfaraih và Alanezi (2011) sử dụng chỉ số SDI (Segment Disclosure Index) để đo lƣờng mức độ CBTT về BCBP dựa trên những yêu cầu bắt buộc của IAS 14 bằng cách khảo sát 123 CTNY trên thị trƣờng chứng khoán Kuwat (KSE) năm 2008. Nghiên cứu chỉ ra rằng có 56% công ty tuân thủ CBTT về BCBP. Bên cạnh đó, cũng vận dụng những nghiên cứu trƣớc đây, nghiên cứu này cũng sử dụng phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng bé nhất để

kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT BCBP và cho kết quả rằng các công ty có quy mô lớn, hoạt động lâu năm, đòn bầy tài chính cao, khả năng sinh lời lớn và việc kiểm toán đƣợc thực hiện bởi những công ty kiểm toán thuộc nhóm Big 42

thì có mức độ CBTT bộ phận cao hơn các công ty khác. Nghiên cứu này cho kết quả tác động của biến khả năng sinh lời là cùng chiều với mức độ CBTT BCBP, điều này ngƣợc với kết quả của một vài nghiên cứu trƣớc đó (chẳng hạn nhƣ Benjamin và cộng sự, 2010; Pardal và Morais, 2012). Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào xem xét mức độ tuân thủ các chỉ tiêu bắt buộc, những chỉ tiêu tự nguyện hay khuyến khích công bố không đƣợc tính trong chỉ số này.

Thay vì dùng chỉ số đo lƣờng mức độ CBTT về BCBP (SDI) nhƣ Alfaraih và Alanezi (2011), Pardal và Morais (2012) sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả khảo sát 150 CTNY tại Tây Ban Nha năm 2009 để đo lƣờng mức độ tuân thủ CBTT về BCBP. Ngoài ra nghiên cứu còn sử dụng mô hình hồi quy đa tuyến tính để kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ tuân thủ CBTT về BCBP. Kết quả cho thấy có 79% CTNY ở Tây Ban Nha trình bày BCBP theo LVKD. Một phần nhỏ chiếm 7,6% công ty không trình bày bất kỳ một thông tin nào về BCBP với lý do đƣợc đƣa ra là chỉ có một bộ phận trong công ty. Các biến quy mô công ty tác động thuận chiều, biến tỷ suất sinh lời và tình trạng niêm yết tác động ngƣợc chiều đến mức độ tuân thủ BCBP. Trong khi đó, các biến công ty kiểm toán, đòn bẩy tài chính và đặc điểm công ty theo chỉ số IBEX353

lại không có ý nghĩa thống kê, và biến tình trạng niêm yết không ảnh hƣởng đến mức độ CBTT tự nguyện về BCBP.

2 Big 4 gồm bốn công ty kiểm toán: PricewaterhouseCoopers (PwC), Ernst và Young (EvàY), Klynveld Peat Marwick Geordeler (KPMG), Deloitte Touche Tohmatsu Limited (Deloitte).

3 IBEX 35 là chỉ số thị trƣờng chứng khoán tiêu chuẩn của Sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Tây Ban Nha

Hessling và Jakkola (2008) nghiên cứu các công ty ở Thụy Điển cũng cho kết quả tƣơng tự, kết quả chỉ ra rằng có đến 78% các công ty này chọn LVKD làm BCBP chính yếu và chỉ có 17% công ty lập BCBP chính yếu theo KVĐL. Nghiên cứu của Benjamin và cộng sự (2010) cũng cho kết quả tƣơng tự Pardal và Morais (2012) rằng những công ty có tỷ suất sinh lời cao đều không lập BCBP.

Năm 2009 là năm IFRS 8 bắt đầu đƣợc đƣa vào áp dụng nên có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện lấy mẫu khoảng thời gian này để xem xét ảnh hƣởng của nó. Ngoài nghiên cứu của Pardal và Morais (2012) ở Tây Ban Nha, Pisano và Loris (2012) cũng xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến BCBP của những công ty ở Ý năm 2008 và 2009 sử dụng khuôn khổ lý thuyết chi phí chủ sở hữu. Ngoài ra nghiên cứu cũng điều tra liệu việc áp dụng IFRS 8 có mang đến cho những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ít cạnh tranh một vài cơ hội, giảm mức độ công bố BCBP năm 2009, so sánh với năm trƣớc đó áp dụng IAS 14. Kết quả chỉ ra rằng ngành công nghiệp cạnh tranh càng cao thì mức độ công bố BCBP càng cao. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng so với năm trƣớc đó thì những công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ít cạnh tranh đã giảm các chỉ tiêu công bố trong BCBP khi áp dụng theo IFRS 8. Nghiên cứu của Farías và Rodríguez (2014) cũng xem xét ảnh hƣởng của việc áp dụng IFRS đến những CTNY ở Tây Ban Nha năm 2008, 2009, 2010, kết quả chỉ ra phần lớn các công ty này (35,6%) tiếp tục báo cáo thông tin bộ phận dựa trên cơ sở không phù hợp với cấu trúc tổ chức và một tỷ lệ lớn các công ty này (71,2%) không hoặc cung cấp rất ít thông tin bộ phận theo IFRS 8.

Cũng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT BCBP nhƣng Ibrahim và Jaafar (2013) lại xem xét ở một khía cạnh mới hơn. Nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa cơ chế quản trị công ty nhƣ tính độc lập của HĐQT, quy mô HĐQT, tần suất cuộc họp HĐQT, quy mô ủy ban kiểm toán,

tính độc lập của ủy ban kiểm toán và cuộc họp ủy ban kiểm toán với mức độ tuân thủ tự nguyện theo IFRS 8 của 69 CTNY tại Nigeria năm 2011. Nghiên cứu cũng sử dụng phƣơng pháp đo lƣờng không trọng số để đo lƣờng mức độ tuân thủ BCBP. Chỉ số này xây dựng dựa trên danh sách các chỉ mục yêu cầu bắt buộc của IFRS 8. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ nào giữa ủy ban kiểm toán với các biến liên quan và mức độ tuân thủ tự nguyện. Chỉ một thuộc tính quản trị công ty đó là sự độc lập của HĐQT có ảnh hƣởng đến mức độ công bố tự nguyện theo IFRS 8. Tuy nhiên nghiên cứu này không hỗ trợ cho lập luận rằng cơ chế HĐQT và ban kiểm soát giúp thúc đẩy mức độ CBTT trong bối cảnh Nigeria. Điều đó có thể cản trở việc thực hiện IFRS nói chung và IFRS 8 nói riêng.

1.2.2. Cá ng ên ứu ở V ệt N m

Nhƣ đã đề cập ở mục tổng quan nghiên cứu, những nghiên cứu về BCBP đƣợc thực hiện trên BCTC bán niên và BCTC quý là rất ít. Nguyễn Hữu Cƣờng (2015) đã nghiên cứu về BCBP thực hiện trên cả BCTC bán niên lẫn BCTC quý và có sự so sánh với thực trạng CBTT về BCBP với các nƣớc lân cận nhƣ Malaysia, Philippines. Ông đã chỉ ra rằng đối với chỉ tiêu thông tin doanh thu và kết quả bộ phận theo LVKD và KVĐL thì tỷ lệ không tuân thủ có sự chênh lệch đáng kể giữa BCTC giữa niên độ và BCTC quý 2 công bố từ 100 CTNY có giá trị vốn hóa thị trƣờng lớn nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ lệ không tuân thủ đối với BCTC giữa niên độ của các CTNY ở Việt Nam (52%) không có chênh lệch nhiều so với Malaysia (41%) và Philippines (50%). Sự khác biệt đáng kể về mức độ tuân thủ yêu cầu trình bày thông tin doanh thu và kết quả bộ phận trên BCTC quý 2 và BCTC giữa niên độ phản ánh rõ nét ảnh hƣởng tích cực từ việc soát xét của kiểm toán đối với chất lƣợng BCTC giữa niên độ. Cụ thể là, rất nhiều CTNY trên SGDCK Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh “phải” trình bày thông tin doanh thu và kết quả bộ phận trên BCTC bán niên, trong khi đó chỉ tiêu này lại không đƣợc công bố

trên BCTC quý 2.

Khi đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng, các nghiên cứu hầu nhƣ đều tập trung vào các nhân tố nhƣ thời gian niêm yết, quy mô công ty, tỷ suất sinh lời, công ty kiểm toán, đòn bẩy tài chính (chẳng hạn Nguyễn Thị Phƣơng Thúy, 2011; Nguyễn Thị Kim Nhung, 2013; Trần Thị Thúy An, 2013; Lê Thị Hà, 2015). Phần lớn các nghiên cứu này kiểm định sự tƣơng quan của biến phụ thuộc và biến độc lập thông qua các tham số hồi quy và đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp OLS. Trong đó, nhân tố quy mô công ty, công ty kiểm toán và đòn bẩy tài chính tác động thuận chiều và yếu tố tỷ suất sinh lời tác động ngƣợc chiều đến mức độ CBTT về BCBP (Nguyễn Thị Kim Nhung, 2013; Trần Thị Thúy An, 2013). Tuy vậy, những nghiên cứu này đều chỉ dừng lại ở việc sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, các nhân tố tác động đến mức độ CBTT về BCBP trên BCTC năm.

Về khía cạnh nghiên cứu mức độ CBTT về BCBP, có thể kể đến nghiên cứu của Lê Thị Hà (2015). Nghiên cứu khảo sát mức độ CBTT về BCBP trên BCTC năm của 140 CTNY trên HOSE năm 2013, sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và cho thấy mức độ tuân thủ việc BCBP trung bình là 58,99%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phƣơng pháp OLS để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ tuân thủ này, tuy nhiên khác với kết quả của Nguyễn Thị Kim Nhung (2013),Trần Thị Thúy An (2013), bà cho rằng nhân tố công ty kiểm toán tác động ngƣợc chiều đến mức độ CBTT về BCBP.

Ngoài ra trong lĩnh vực nghiên cứu về BCBP, một số nghiên cứu còn xem xét đến việc thực thi VAS 28 hiện nay, những hạn chế và đƣa ra hƣớng đề xuất nên tiếp cận theo chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 8 (Phạm Thị Thủy, 2013; Trần Thị Thúy An, 2013). Từ nghiên cứu thực trạng, hạn chế đƣợc các nghiên cứu này đƣa ra là giới hạn các bộ phận báo cáo chỉ là theo LVKD hoặc KVĐL đã dẫn tới thực tế có nhiều công ty coi toàn bộ công ty là một bộ phận duy nhất, từ đó không trình bày BCBP trong TM BCTC (Phạm Thị Thủy, 2013).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng này đã giới thiệu một cách khái quát về BCBP từ việc tóm lƣợc quá trình hình thành BCBP trên thế giới, nội dung về BCBP, vai trò quan trọng của BCBP đối với ngƣời sử dụng thông tin trên BCTC, những quy định về việc lập và trình bày BCBP. Bên cạnh đó ở chƣơng này còn đƣa ra đƣợc những so sánh cụ thể giữa VAS 28 và IFRS 8 để từ đó xem xét những bất cập còn tồn tại và tạo tiền đề cho việc đƣa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện BCBP ở chƣơng 4. Chƣơng này cũng tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến BCBP ở cả trên thế giới và Việt Nam liên quan đến mức độ CBTT về BCBP và các nhân tố ảnh hƣởng đến nó. Chƣơng kế tiếp sẽ phân tích các lý thuyết nền tảng để trên cơ sở kết hợp với bằng chứng định lƣợng, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. LÝ THUYẾT KHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN PHẬN

Nhƣ nội dung đã trình bày ở phần trên, có một số công trình trên thế giới nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về BCBP và kết quả của các nghiên cứu đó đã kiểm chứng đƣợc ảnh hƣởng của một số nhân tố đến mức độ CBTT về BCBP. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu lại không giống nhau, có nhân tố trong nghiên cứu này không tác động nhƣng trong nghiên cứu khác lại tác động, thêm vào đó có trƣờng hợp nhân tố tác động thuận chiều đến mức độ CBTT về BCBP ở nghiên cứu này nhƣng lại có tác động ngƣợc chiều ở một nghiên cứu khác. Vì vậy để có cơ sở cho việc phát triển giả thuyết nghiên cứu từ mô hình nghiên cứu trong luận văn, mục này tập trung phân tích các lý thuyết có nền tảng liên quan, bao gồm lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí chính trị, lý thuyết chi phí sở hữu, lý thuyết kinh tế thông tin và lý thuyết chi phí độc quyền.

2.1.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Lý thuyết đại diện xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của ngƣời chủ và ngƣời làm thuê thông qua các hợp đồng. Lý thuyết này đƣợc xây dựng đầu tiền bởi Ross (1973) tuy nhiên phải đến năm 1976, dƣới kết quả nghiên cứu của Jensen và Merkling (1976) lý thuyết đại diện mới đƣợc quan tâm nhiều. Lý thuyết này cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên đƣợc ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Thông thƣờng, bên đƣợc ủy nhiệm (đại diện) mong đợi sẽ đƣợc hành xử theo hƣớng mang lại lợi ích lớn nhất cho bên ủy nhiệm nhƣng bản thân những ngƣời đƣợc ủy nhiệm cũng theo đuổi những lợi ích riêng.

Ngƣời sở hữu (bên ủy nhiệm) vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng chính là lợi ích của bản thân họ), các cổ đông bổ nhiệm các nhà quản trị đại diện họ trực tiếp điều hành công ty với mong muốn các nhà quản trị sẽ làm gia tăng giá trị công ty và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Trong khi nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình (lƣơng, thƣởng, phụ cấp khác dựa trên vị trí công tác), chính điều đó sẽ làm ảnh hƣởng đến mục đích của cổ đông.

Việc không đồng nhất lợi ích giữa các cổ đông (chủ sở hữu) và ngƣời đại diện (Giám đốc) làm phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí đại diện” (agency cost). Chi phí này bằng không khi chủ sở hữu đồng thời là giám đốc của công ty. Cụ thể, khi giám đốc sở hữu toàn bộ vốn của công ty, chi phí đại diện càng lớn khi chủ sở hữu sở hữu ít hoặc không sở hữu cổ phiếu của công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)