MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CÔNG BỐ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CÔNG BỐ

THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

4.2.1 Hàm ý từ sự ản ƣởng ủ công ty ểm toán

Công ty kiểm toán có ảnh hƣởng đến việc trình bày BCBP, kết quả khảo sát ở chƣơng 3 cho thấy biến công ty kiểm toán (AUDIT) có ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về BCBP trên cả BCTC cuối niên độ và bán niên. Các công ty kiểm toán thuộc Big 4 cần xem xét lại về chất lƣợng kiểm toán khi

kiểm toán BCTC của các công ty khách hàng, đặc biệt là các CTNY trên TTCK nhằm đảm bảo lợi ích cho ngƣời sở hữu công ty, đồng thời nâng cao thƣơng hiệu của chính các công ty kiểm toán.

Các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam khi thực hiện kiểm toán BCTC cho khách hàng đặc biệt là đối với các CTNY cần tăng cƣờng hơn nữa tính độc lập của kiểm toán viên (KTV) đối với khách hàng vì càng độc lập, càng thiên về lợi ích công chúng hơn lợi ích của khách hàng. Do đó, để hoạt động hiệu quả, họ tìm mọi cách giảm chi phí bằng cách giảm nhân sự và thời gian trong quy trình kiểm toán tại công ty khách hàng. Họ chỉ thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán cơ bản còn những trƣờng hợp nhƣ giới hạn phạm vi kiểm toán hoặc do một số lý do khác đáng lẽ họ phải thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế nhƣng vì có thể những thủ tục này phức tạp hoặc tốn kém nhiều thời gian nên có thể họ sẽ không thực hiện và đƣa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Trong những trƣờng hợp này công ty kiểm toán và KTV chƣa thực hiện hết trách nhiệm của mình.

Đối với những công ty kiểm toán thuộc Big 4, xem xét những vụ việc xảy ra trên thế giới ngƣời sử dụng BCTC không nên chỉ nhìn vào danh tiếng của các công ty kiểm toán quy mô lớn thì đồng nghĩa với chất lƣợng kiểm toán cao (chẳng hạn trong bài báo của Gia Hy (2017) có tóm lƣợc vụ việc sai trái trong kiểm toán tài khoản của RSM Tenon – một công ty dịch vụ chuyên nghiệp tƣ vấn về thuế và rủi ro tháng 08 năm 2017). Đặc biệt khi kiểm toán trở thành một yêu cầu bắt buộc, các công ty kiểm toán không cần phấn đấu để đem lại sự tin tƣởng và lợi ích cho nhà đầu tƣ mà vẫn có khách hàng, và họ dần tỏ ra thiếu trách nhiệm. Nếu trƣớc đó, các KTV đƣa ra đánh giá “bảo đảm” báo cáo kiểm toán là chính xác, nay họ chỉ đánh giá đó là “ý kiến” của công ty kiểm toán.

trình độ chuyên môn đạt yêu cầu. Việc kiểm tra năng lực, trình độ chuyên môn KTV phải đƣợc hội nghề nghiệp đánh giá thƣờng xuyên nhằm đảm bảo các KTV tuân thủ đúng quy định, chuẩn mực kế toán, kiểm toán, duy trì đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, KTV còn đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích và thuyết phục BGĐ công ty về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc trình bày BCBP trong trƣờng hợp họ không muốn công bố các thông tin này ra bên ngoài.

4.2.2. Hàm ý tự sự ản ƣởng của tố độ tăng trƣởng

Theo kết quả đã kiểm chứng ở chƣơng 3 thì tốc độ tăng trƣởng đều có ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về BCBP trên cả ba loại BCTC, cụ thể là tác động ngƣợc chiều đến mức độ CBTT về BCBP trên BCTC cuối niên độ và BCTC quý 2, trên BCTC bán niên nhân tố này lại tác động thuận chiều. Điều này có thể đƣợc hiểu là những công ty có tốc độ tăng trƣởng càng cao, vì một số lý do nào đó họ CBTT về bộ phận càng ở mức thấp, nhất là trên BCTC cuối niên độ và BCTC quý 2. Lý do đƣợc đƣa ra có thể đƣợc lý giải dựa trên lý thuyết chi phí sở hữu, rằng những công ty này muốn tránh bất lợi về cạnh tranh, cố gắng giảm chi phí cạnh tranh tiềm tàng phát sinh từ việc CBTT bộ phận. Ngoài ra, lý do nữa có thể do những số liệu công bố trên BCTC quý 2 chƣa đƣợc soát xét bởi kiểm toán, điều này có thể dẫn đến sự khác biệt này. Vì vậy, kết quả này cần đƣợc lƣu ý đối với các đối tƣợng sử dụng thông tin trên BCTC của các CTNY trên HOSE nhƣ nhà đầu tƣ hay các nhà phân tích. Họ nên thận trọng hơn khi sử dụng những thông tin trên BCTC trƣớc khi đƣa ra các quyết định kinh tế hay những ý kiến tƣ vấn. Khả năng sử dụng các thông tin đƣợc công bố trong BCTC tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều nhà đầu tƣ còn quyết định dựa vào kinh nghiệm và hiệu ứng đám đông hơn là phân tích kỹ lƣỡng các thông tin tài chính. Điều đó dẫn đến các khoản đầu tƣ sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro đồng nghĩa với việc thị trƣờng dễ biến

động khi có tin đồn không chính xác.

4.2.3. Chú trọng đến sự kiêm nhiệm của chủ tịch hộ đồng quản trị và tổng g ám đốc

Theo kết quả kiểm định ở chƣơng 3 thì đối với những CTNY trên HOSE, mức độ CBTT về BCBP trên BCTC cuối niên độ và bán niên sẽ càng thấp đối với những công ty có sự kiêm nhiệm của HĐQT và TGĐ. Nhiệm vụ của chủ tịch HĐQT và TGĐ là khác nhau, thậm chí là đối lập nhau. TGĐ điều hành doanh nghiệp, chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm điều hành HĐQT, mà một trong những nhiệm vụ của HĐQT là giám sát TGĐ. Nếu chủ tịch HĐQT kiêm cả chức danh TGĐ, các thành viên trong HĐQT khó có thể đƣa ra ý kiến khách quan hay phê bình. Dƣới góc độ kiểm soát, nếu TGĐ kiêm chủ tịch HĐQT, ban điều hành (hoặc BGĐ) dễ bị lôi kéo và dễ có khả năng che giấu thông tin. Hơn nữa, BGĐ là ngƣời quyết định các thông tin đƣợc trình bày trong BCBP. BCBP vốn dĩ mang tính chất trình bày chi tiết các thông tin nội bộ của công ty đƣợc công bố công khai ra bên ngoài, việc tách biệt hai chức danh này giúp cho mức độ giám sát của HĐQT tốt hơn, góp phần nâng cao mức độ CBTT về BCBP nói riêng và sự minh bạch các chỉ tiêu tài chính trên BCTC nói chung.

4.2.4. Một số kiến nghị khác

Đố vớ BGĐ công ty

BGĐ cần thấy đƣợc tầm quan trọng của thông tin mà BCBP mang lại, việc công bố đầy đủ thông tin làm cho BCTC của công ty trở nên minh bạch và rõ ràng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc công ty tạo đƣợc niềm tin cho nhà đầu tƣ, ngân hàng và các đối tƣợng sử dụng BCTC khác giúp công ty thuận lợi hơn trong việc huy động vốn và vay vốn ngân hàng để phát triển kinh doanh.

phụ thuộc vào năng lực lập BCTC của công ty, mà quan trọng hơn là ý thức của BGĐ công ty. Năng lực lập BCTC có thể đƣợc nâng cao thông qua công tác đào tạo nhân sự. Để nâng cao chất lƣợng BCBP, điểm quan trọng nhất là BGĐ của công ty cần nhận thức đƣợc yêu cầu và ý nghĩa của việc lập BCBP vì lợi ích, sự phát triển bền vững và an toàn tài chính của chính công ty.

Đố vớ ổ đông

Theo lý thuyết đại diện thì sự khác nhau giữa chủ sở hữu và ngƣời điều hành công ty tạo ra chênh lệch thông tin giữa hai đối tƣợng này. Việc yêu cầu BGĐ công ty chọn các công ty kiểm toán uy tín cũng là một trong những cách làm cho các thông tin trong BCTC trở nên minh bạch và đáng tin cậy hơn Bằng kết quả khảo sát ở chƣơng 3 cho thấy tỷ suất sinh lời của công ty chỉ ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về BCBP trên BCTC quý 2. Các cổ đông tại Việt Nam hiện nay vẫn chƣa thể hiện hết vai trò và nghĩa vụ của mình trong việc giám sát các hoạt động của công ty. Các cổ đông nên tìm cách lên tiếng và tạo áp lực đối với quản lý và ban giám đốc để yêu cầu cải thiện đáng kể cả BCTC và phi tài chính, điều này góp phần thu hút đầu tƣ nhiều hơn từ thị trƣờng vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Đố vớ Sở g o ị ứng oán:

Để đảm bảo thống nhất và minh bạch thông tin tài chính giữa CTNY cũng nhƣ yêu cầu phải tuân thủ VAS 28 thì các cơ quan quản lý cần có những văn bản quy định chặt chẽ hơn cũng nhƣ những chế tài nghiêm khắc nhƣ cảnh báo hoặc thậm chí là phạt hành chính, quy định bắt buộc các CTNY phải tuân thủ. Ngoài ra, việc xây dựng chỉ số đánh giá mức độ minh bạch thông tin tài chính sẽ góp phần gia tăng mức độ cũng nhƣ chất lƣợng công bố thông tin tài chính nói chung và thông tin bộ phận nói riêng cũng nhƣ hỗ trợ nhà đầu tƣ đánh giá đúng đắn về thực trạng tại công ty để đƣa ra quyết định phù hợp.

4.3.1 Kết quả đạt đƣợ

Hiện đã có một số nghiên cứu về mức độ CBTT về BCBP và các nhân tố ảnh hƣởng của các CTNY ở Việt Nam, nhƣng chƣa có nghiên cứu nào đi sâu vào mức độ CBTT về BCBP trên cả ba loại BCTC là cuối niên độ, bán niên và quý 2. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ CBTT về BCBP ở mức trung bình, 53,82% đối với BCTC cuối niên độ, 61,29% đối với BCTC bán niên và 48,21% đối với BCTC quý 2, có thể thấy mức độ CBTT về BCBP trên BCTC quý 2 là thấp nhất. Điều này có nghĩa là thông tin bộ phận chƣa đƣợc công bố một cách đầy đủ, đặc biệt là trên BCTC quý 2 nói riêng và BCTC quý nói chung. Từ đó, nhà đầu tƣ có thể bị ảnh hƣởng tiêu cực nếu dựa vào những thông tin này khi đƣa ra quyết định đầu tƣ.

Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra mức độ CBTT về BCBP bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố nhƣ: công ty kiểm toán, tỷ suất sinh lời, đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trƣởng, cơ cấu sở hữu, khả năng thanh toán hiện hành, mức độ độc lập của HĐQT và BGĐ, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và TGĐ, tuy nhiên chiều hƣớng tác động của chúng là không giống nhau trên ba loại BCTC.

4.3.2. Hạn ế ủ ng ên ứu

Nghiên cứu có những hạn chế nhất định về phạm vi và thời gian, sau đây là một số thiếu sót của đề tài, cũng là lỗ hổng nghiên cứu mà những nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét để khắc phục:

Phạm vi nghiên cứu không lớn, chỉ nghiên cứu các CTNY HOSE năm 2015. Các nghiên cứu trong tƣơng lai có thể thực hiện việc đánh giá mức độ CBTT về BCBP và khảo sát ảnh hƣởng của các nhân tố trong nhiều năm hơn để có đƣợc kết quả định lƣợng có mức độ tin cậy cao hơn và có tính đại diện hơn.

Luận văn mới chỉ tiến hành phân tích, thống kê trên 10 biến độc lập có khả năng ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về BCBP dựa trên các nghiên cứu

trƣớc, đặc biệt chƣa có nhiều biến liên quan đến quản trị công ty. Với kết quả mô hình nghiên cứu, hệ số xác định điều chỉnh R2

đối với cả ba mô hình là chƣa cao (đều dƣới 30%), điều này có nghĩa là còn nhiều nhân tố có thể giải thích tốt mức độ CBTT về BCBP mà trong nghiên cứu này chƣa đƣợc đƣa vào. Vì vậy, đối với các nghiên cứu sau này, có thể xem xét để nghiên cứu thêm sự ảnh hƣởng của những biến khác đối với mức độ CBTT về BCBP.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Nhƣ vậy, dựa vào kết quả nghiên cứu ở chƣơng 3, chƣơng 4 đã đƣa ra những kiến nghị để nâng cao mức độ CBTT về. Đồng thời, chƣơng 4 cũng tóm tắt những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, thiếu sót của luận văn để làm hƣớng nghiên cứu cho các nghiên cứu sau (nếu có).

KẾT LUẬN

Thông tin trên BCBC của công ty, đặc biệt là các CTNY trên thị trƣờng chứng khoán nói chung và các CTNY trên HOSE nói riêng đƣợc rất nhiều đối tƣợng sử dụng để đƣa ra các quyết định kinh tế và phục vụ các công việc khác của các đối tƣợng có liên quan. Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy, mức độ CBTT về BCBP trên cả ba loại BCTC cuối niên độ, bán niên và quý 2 của các CTNY trên HOSE năm 2015 chỉ ở mức trung bình và đặc biệt là thấp ở BCTC quý 2. Vì vậy cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao mức độ CBTT BCBP hiện nay của các công ty này. Điều này đòi hỏi cả sự nỗ lực của cả phía cơ quan quản lý, ban hành và phía công ty.

Ngoài ra, một trong những nội dung khá quan trọng thực hiện mục tiêu chính của luận văn là kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT BCBP của các CTNY trên HOSE. Kết quả của luận văn cho thấy rằng, có mƣời nhân tố đƣợc đƣa vào mô hình thì có tám nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về BCBP, tuy nhiên chiều hƣớng ảnh hƣởng là khác nhau ở từng loại BCTC. Vì vậy theo tác giả, kết quả nghiên cứu của luận văn này và một số ý kiến đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học khá hữu ích cho các đối tƣợng quan tâm nhƣ các nhà quản trị công ty, KTV, các nhà đầu tƣ, Ủy ban chứng khoán Nhà Nƣớc, cơ quan ban hành chính sách v.v, tham khảo để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin cũng nhƣ mức độ CBTT về BCBP đồng thời cũng dựa trên kết quả này, các đối tƣợng sử dụng thông tin bộ phận cũng sẽ đƣa ra các quyết định có liên quan một cách hiệu quả nhất.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO T ếng V ệt

[1]Bộ Tài chính (2005). Chuẩn mực số 28 Báo cáo Bộ phận, ban hành theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005.

[2]Bộ Tài chính (2006). Thông tư 20/2006/TT-BTC Hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán, ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005.

[3]Bộ Tài chính (2015). Thông tư số 155/2015/TT-BTC Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2015.

[4]Gia Hy (2017). PwC bị phạt kỷ lục 6,6 triệu USD ở Anh. <http://www.sggp.org.vn/pwc-bi-phat-ky-luc-66-trieu-usd-o-anh-

462081.html>

[5]Lê Thị Hà (2015). Báo cáo bộ phận của các công bố thông tin trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trƣờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

[6]Nguyễn Hữu Cƣờng (2015). Công bố thông tin trong báo cáo tài chính giữa niên độ của các công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Tồn tại và giải pháp. Tạp chí kinh tế và phát triển số 221 tháng 11/2015.

[7]Nguyễn Hữu Cƣờng (2017). Lý thuyết khung áp dụng trong các nghiên cứu công bố thông tin trong báo cáo tài chính. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán số 4, tháng 4/2017, 22-25.

[8] Nguyễn Thị Kim Nhung (2013). Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế Trƣờng

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[9] Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[10]Nguyễn Thị Phƣơng Thúy (2011). Hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế,

Luận văn thạc sĩ kinh tế Trƣờng Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[11]Nguyễn Thị Thanh Phƣơng & Nguyễn Công Phƣơng (2014). Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính của doanh nghiệp niêm yết, Tạp chí phát triển kinh tế, số 287, 15-33

[12]Nguyễn Thị Thu Hào (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Kinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 91)