Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)

Lý thuyết tín hiệu dựa trên cơ sở đóng góp của 2 nghiên cứu của Arrow (1972) và Schipper (1981). Lý thuyết tín hiệu mô tả hành vi của một bên nắm thông tin từ đó phát ra tín hiệu cho thị trƣờng và một bên sử dụng thông tin đó. Akerlof (1970) cho rằng trong hai bên tham gia giao dịch, một bên thƣờng có thông tin nhiều hơn bên kia. Đó là hiện tƣợng thông tin bất đối xứng. Lý thuyết tín hiệu giải quyết vấn đề thông tin bất đối xứng giữa công ty và các nhà đầu tƣ. Spence (1973) cũng chỉ ra giải pháp để khắc phục thông tin bất đối xứng bằng cơ chế phát tín hiệu đó là bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu một cách trung thực và tin cậy đến những bên ít thông tin. Nhƣ vậy, lý thuyết tín hiệu cho rằng các các nhà quản lý gửi đi tín hiệu là các quyết định tài chính cho các nhà đầu tƣ để xem xét những thông tin phản hồi và tín hiệu này là nền tảng cho chính sách truyền thông tài chính.

Lý thuyết tín hiệu giả định rằng các công ty có kết quả hoạt động kinh doanh tốt thƣờng sử dụng thông tin tài chính nhƣ là một công cụ truyền tín hiệu đến thị trƣờng (Ross, 1997). Nhƣ vậy, nhà quản lý có thể CBTT của công ty cho ngƣời sử dụng BCTC để họ có thể đánh giá tình hình hoạt động của công ty một cách phù hợp. Lý thuyết tín hiệu đã góp phần vào việc giải thích rằng những công ty có kết quả kinh doanh tốt (chẳng hạn tỷ suất sinh lời cao) sẽ vận dụng chính sách kế toán để thể hiện ƣu điểm này nhƣ công bố nhiều thông tin nhiều hơn, trong khi những công ty có kết quả kinh doanh xấu hơn sẽ cố gắng che giấu đi những khuyết điểm này nhƣ là hạn chế CBTT ra bên ngoài. Nhƣ vậy khi thông tin trình bày trên BCBP của công ty có ảnh hƣởng đến quyết định của các nhà đầu tƣ, công ty sẽ vận dụng chính sách kế toán để có thể cung cấp thông tin có lợi nhất về công ty của họ cho nhà đầu tƣ.

Ngoài ra, theo lý thuyết này các công ty có đòn bẩy tài chính càng cao (tỷ suất nợ lớn), để tạo uy tín tốt đối với bên cho vay, các công ty sẽ có

khuynh hƣớng công bố thông tin rõ và chi tiết hơn cho các chủ nợ. Lý thuyết cũng có thể giải thích rằng với những công ty có thời gian hoạt động càng dài hoặc thời gian niêm yết càng dài họ muốn tạo dựng uy tín nên sẽ lập và trình bày BCBP trung thực hợp lý hơn để khẳng định uy tín của họ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 36)