6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Lý thuyết đại diện xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của ngƣời chủ và ngƣời làm thuê thông qua các hợp đồng. Lý thuyết này đƣợc xây dựng đầu tiền bởi Ross (1973) tuy nhiên phải đến năm 1976, dƣới kết quả nghiên cứu của Jensen và Merkling (1976) lý thuyết đại diện mới đƣợc quan tâm nhiều. Lý thuyết này cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên đƣợc ủy nhiệm) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Thông thƣờng, bên đƣợc ủy nhiệm (đại diện) mong đợi sẽ đƣợc hành xử theo hƣớng mang lại lợi ích lớn nhất cho bên ủy nhiệm nhƣng bản thân những ngƣời đƣợc ủy nhiệm cũng theo đuổi những lợi ích riêng.
Ngƣời sở hữu (bên ủy nhiệm) vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng chính là lợi ích của bản thân họ), các cổ đông bổ nhiệm các nhà quản trị đại diện họ trực tiếp điều hành công ty với mong muốn các nhà quản trị sẽ làm gia tăng giá trị công ty và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Trong khi nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình (lƣơng, thƣởng, phụ cấp khác dựa trên vị trí công tác), chính điều đó sẽ làm ảnh hƣởng đến mục đích của cổ đông.
Việc không đồng nhất lợi ích giữa các cổ đông (chủ sở hữu) và ngƣời đại diện (Giám đốc) làm phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí đại diện” (agency cost). Chi phí này bằng không khi chủ sở hữu đồng thời là giám đốc của công ty. Cụ thể, khi giám đốc sở hữu toàn bộ vốn của công ty, chi phí đại diện càng lớn khi chủ sở hữu sở hữu ít hoặc không sở hữu cổ phiếu của công ty. Chính vì điều này mà lý thuyết đại diện thƣờng dùng để kiểm định ảnh hƣởng của nhân tố mức độ độc lập của HĐQT hay sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và TGĐ (chẳng hạn Nguyễn Thị Thu Hào, 2015; Nguyễn Trọng Nguyên, 2014).
Rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến CBTT về BCBP trƣớc đây cũng đã vận dụng lý thuyết đại diện (Kevin và Zain, 2001; Shammari và cộng sự, 2008; Alfaraih và Alanezi, 2011; Farías và Rodríguez, 2014; Lê Thị Hà, 2015). Những nghiên cứu này đã lý giải sự ảnh hƣởng của các nhân tố nhƣ quy mô của DN, đòn bẩy tài chính, và khả năng sinh lời.
Ngoài ra, Jensen và Meckling (1976) cũng cho rằng sự can thiệp của kiểm toán làm giảm thiểu xung đột giữa cơ quan quản lý và các cổ đông bên ngoài. Kiểm toán đóng vai trò giám sát cho các cổ đông vì kiểm toán viên sẽ báo cáo phát hiện sai sót trọng yếu trong BCTC. Vì vậy với lý thuyết này ngụ ý rằng các công ty đƣợc kiểm toán bởi công ty kiểm toán thuộc Big 4 thì mức độ CBTT BCTC nói chung và BCBP nói riêng càng cao.