XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Có một vài nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ CBTT về BCBP với các nhân tố nhƣ: tỷ suất sinh lời, mức tăng trƣởng, loại hình sở hữu, chất lƣợng kiểm toán, đòn bẩy, thời gian hoạt động, v.v. Vận dụng những lý thuyết liên quan đã phân tích ở trên cùng với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây, luận văn xây dựng mƣời giả thuyết để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về BCBP.

2.2.1. Công ty ểm toán

Giả thuyết này đƣợc đƣa ra dựa trên lý thuyết đại diện. Sự mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông cần thiết phải có các công ty kiểm toán để kiểm tra độ tin cậy của các BCTC. Mức độ CBTT của một công ty và quy mô của công ty kiểm toán độc lập có quan hệ chặt chẽ (Palmer, 2008). De Angelo (1981) cho rằng những công ty kiểm toán lớn (chẳng hạn Big 4) sẽ có danh tiếng tốt, vì thế danh tiếng công ty sẽ dễ mất nếu đƣa ra báo cáo sai, lỗi hoặc bóp mép sự thật về báo cáo của khách hàng. Alfaraih và Alanezi (2011) tóm lƣợc rằng những công ty kiểm toán nhỏ lại nhạy cảm với nhu cầu của khách hàng hơn vì sẽ dễ gây tổn thất kinh tế nếu để mất khách hàng (Malone, Fries và Jones, 1993) những công ty kiểm toán lớn dƣờng nhƣ ít phụ thuộc hơn vào một hoặc một vài khách hàng (Wallace và Naser,1995) và rõ ràng là

sự thiếu ràng buộc với khách hàng có thể khiến những công ty kiểm toán lớn có nhu cầu CBTT tốt hơn về BCTC của khách hàng (Wallace và cộng sự, 1994).

Mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ CBTT về BCBP và công ty kiểm toán đã đƣợc kiểm định trong một vài nghiên cứu (chẳng hạn Glaum và Street, 2003; Alfaraih và Alanezi, 2011; Nguyễn Thị Kim Nhung, 2013; Trần Thị Thúy An, 2013). Mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ CBTT trên BCTC bán niên với những công ty có BCTC bán niên đƣợc soát xét bởi kiểm toán cũng đƣợc ủng hộ. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cƣờng (2015) chỉ rõ chủ thể kiểm toán càng có uy tín thì mức độ CBTT bắt buộc ở các BCTC bán niên đƣợc soát xét cao hơn các BCTC bán niên đƣợc soát xét bởi các chủ thể khác. Vì vậy, dựa trên cơ sở của lý thuyết đại diện và kế thừa kết quả các nghiên cứu trƣớc, giả thuyết thứ nhất đƣợc đặt ra là:

H1: Mức độ CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các CTNY được kiểm toán (soát xét) bởi những công ty kiểm toán thuộc Big 4.

2.2.2. T ờ g n n êm ết

Thời gian niêm yết của doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến mức độ CBTT của môt doanh nghiệp. Trong các nghiên cứu trƣớc đây, thời gian niêm yết của doanh nghiệp đƣợc tính từ lúc bắt đầu niêm yết trên TTCK đến thời điểm nghiên cứu. Giả thuyết này đƣợc xây dựng dựa trên lý thuyết tín hiệu. Những doanh nghiệp có thời gian niêm yết dài thƣờng có nhiều thành tựu để công bố ra ngoài nhằm gia tăng danh tiếng, ngƣợc lại những doanh nghiệp có thời gian niêm yết ngắn, chƣa có nhiều danh tiếng trên thị trƣờng, nên việc công bố nhiều thông tin có thể ảnh hƣởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh của họ. Glaum và Street (2003) đã tóm lƣợc nghiên cứu của Kuting và Zwirner (2001) và cho rằng so sánh giữa công ty trẻ và công ty lâu năm thì công ty trẻ khi mới bắt đầu kinh doanh có khuynh hƣớng tập trung vào sản phẩm và phát

triển thị trƣờng hơn là tập trung vào kế toán. Hơn nữa, nhà quản lý những công ty này ít có kinh nghiệm điều hành một CTNY. Kết quả là, hệ thống kế toán của những công ty này không đầy đủ, chất lƣợng và mức độ CBTT kế toán thấp dẫn đến mức độ CBTT thấp. Ngƣợc lại, những công ty lâu năm lại có khuynh hƣớng thiết lập hệ thống kế toán tốt cùng với đội ngũ nhà quản lý, nhân viên có kinh nghiệm nên chất lƣợng và mức độ CBTT cao hơn (Kuting và Zwirner, 2001). Hơn nữa, theo lý thuyết chi phí sở hữu thì sự bất lợi về cạnh tranh làm cho những công ty trẻ có khuynh hƣớng giấu thông tin bộ phận về LVKD hoặc KVĐL. Những bất lợi này sẽ gia tăng nếu đối thủ cạnh tranh sử dụng những thông tin bị giấu này để làm hại. Ngƣợc lại, những công ty lâu năm có lẽ ít có động lực che giấu thông tin hơn vì nó dƣờng nhƣ ít gây tổn hại đến việc cạnh tranh (Al-Shammari và cộng sự, 2008; Owusu-Ansah, 1998). Nghiên cứu của Alfaraih và Alanezi (2011) đã chứng minh thực nghiệm rằng mức độ CBTT về BCBP và thời gian hoạt động có mối quan hệ thuận chiều. Vì vậy, dựa trên cơ sở lý thuyết tín hiệu và kế thừa nghiên cứu trƣớc, giả thuyết thứ hai đƣợc đặt ra là:

H2: Mức độ CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các CTNY có thời gian niêm yết càng dài.

2.2.3. Tỷ suất s n lờ

Giả thuyết này đƣợc phát biểu dựa trên lý thuyết tín hiệu và lý thuyết kinh tế thông tin. Theo lý thuyết tín hiệu, khi đạt đƣợc lợi nhuận cao, nhà quản lý thể hiện đƣợc sự thành công của họ thông qua việc trình bày các thông tin tài chính đến công chúng nhằm tạo sự ấn tƣợng cũng nhƣ tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Ngƣợc lại, khi tỷ suất sinh lời thấp, họ có thể CBTT ít hơn nhằm che giấu những lý do dẫn đến tổn thất hoặc lợi nhuận giảm dần. Những tín hiệu tốt thông thƣờng đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao giá trị công ty và ngƣợc lại. Theo lý thuyết kinh tế thông tin, những CTNY có tỷ suất sinh lời

cao thƣờng cung cấp nhiều thông tin hơn để lý giải cho tình hình tài chính của họ. Do vậy, trên cơ sở cân nhắc sự đánh đổi giữa chi phí với lợi ích thì việc các CTNY có tỉ suất sinh lời cao CBTT ở mức độ cao hơn sẽ đem lại cho các công ty này nhiều lợi ích hơn là chi phí.

Mối liên hệ giữa tỷ suất sinh lời và mức độ CBTT về BCBP không đồng nhất giữa các nghiên cứu. Một số nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra mối liên hệ ngƣợc chiều giữa tỷ suất sinh lời với mức độ CBTT về BCBP (chẳng hạn Pardal và Morais, 2010; Nguyễn Thị Kim Nhung, 2013; Trần Thị Thúy An, 2013; Lê Thị Hà, 2015) nhƣng cũng có những nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ thuận chiều (chẳng hạn Alfaraih và Alanezi, 2011). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, dựa trên cơ sở hai lý thuyết là lý thuyết tín hiệu và lý thuyết kinh tế thông tin, đồng thời kế thừa kết quả từ nghiên cứu trƣớc, giả thuyết thứ ba đƣợc đặt ra là:

H3: Mức độ CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các CTNY có tỷ suất sinh lời lớn hơn.

2.2.4. Đòn bẩ tà ín

Có nhiều cách đo lƣờng biến đòn bẩy tài chính của công ty nhƣ: tổng nợ phải trả trên tổng tài sản, tổng nợ vay trên tổng tài sản, tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tổng nợ vay trên vốn chủ sở hữu v.v. Dữ liệu để đo lƣờng các giá trị đó là những thông tin có sẵn trên Bảng cân đối kế toán tại thời điểm nghiên cứu của các CTNY trong mẫu nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, biến đòn bẩy tài chính đƣợc tính bằng cách lấy tổng nợ phải trả trên tổng tài sản (dựa theo cách tính mà Cheung và cộng sự (2005) và nhiều chuyên gia lựa chọn trong nghiên cứu định tính).

Theo lý thuyết đại diện thì CBTT thƣờng đƣợc coi là một công cụ để giảm chi phí giám sát cho các chủ nợ. Do đó, có thể mong đợi một mối liên hệ tích cực giữa mức độ CBTT và nợ của một công ty. Chavent và cộng sự

(2006) đã tóm lƣợc và cho rằng trong trƣờng hợp có đòn bẩy tài chính cao, các chủ nợ sẽ thúc giục công ty công bố thêm thông tin để giúp họ giải quyết rủi ro tín dụng của chính mình (Hossain và cộng sự, 1994).

Theo lý thuyết tín hiệu những công ty có đòn bẩy tài chính cao sẽ có xu hƣớng trình bày nhiều thông tin hơn để đáp ứng yêu cầu thông tin của chủ nợ, đồng thời sẽ càng đảm bảo duy trì các khoản nợ trong dài hạn và ít bị chủ nợ áp dụng những điều kiện bất lợi cho những khoản vay của công ty (Alfaraih và Alanezi, 2011). Alfaraih và Alanezi (2011) đã tóm lƣợc rằng lý thuyết đại diện đƣợc sử dụng để giải thích cho việc thúc đẩy nhà quản lý của các công ty có đòn bẩy cao hơn sẽ CBTT nhiều hơn (Morris, 1987). Ngoài ra, những công ty có mức nợ trong cơ cấu vốn cao hơn có xu hƣớng phải chịu chi phí đại diện lớn hơn, do đó họ sẽ cố gắng giảm chi phí này xuống bằng cách gia tăng việc CBTT (Alsaeed, 2006; Al Shammari và cộng sự, 2008). Đã có những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra mối liên hệ cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và mức độ CBTT về BCBP (chẳng hạn Lê Thị Hà, 2015; Nguyễn Thị Kim Nhung, 2013; Trần Thị Thúy An, 2013; Alsaeed, 2006; Chavent và cộng sự, 2006). Vì vậy, dựa trên cơ sở lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu và kế thừa kết quả các nghiên cứu trƣớc, giả thuyết thứ tƣ đƣợc đặt ra là:

H4: Mức độ CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các CTNY có đòn bẩy tài chính lớn hơn.

2.2.5. Tố độ tăng trƣởng

Giả thuyết này đƣợc xây dựng dựa trên lý thuyết chi phí sở hữu. Theo lý thuyết này, Glaum và Street (2003) lập luận rằng những công ty có tốc độ tăng trƣởng cao, đặc biệt là tăng trƣởng do việc thực hiện sáp nhập và mua lại, có thể đặt ra những thách thức cho việc quản lý con ngƣời và các vấn đề về chức năng kế toán dẫn tới tình trạng giảm mức độ tuân thủ về CBTT.

CBTT, Chavent và cộng sự (2006) cho rằng các công ty đang phát triển có khả năng che giấu những thông tin nhạy cảm để tránh bất lợi cạnh tranh. Chi phí cạnh tranh tiềm tàng phát sinh từ việc CBTT bộ phận có xu hƣớng cao hơn ở những công ty đang phát triển, vì đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng thông tin này gây hại cho việc phát triển công ty (Prencipe, 2004). Trên cơ sở lý thuyết chi phí sở hữu, giả thuyết thứ năm đƣợc đặt ra là:

H5: Mức độ CBTT về BCBP sẽ thấp hơn đối với các CTNY có tốc độ tăng trưởng càng cao.

2.2.6. Cơ ấu sở u

Theo Lê Thị Hà (2015) tóm lƣợc, sở hữu Nhà nƣớc nhƣ một cơ chế kiểm soát, các công ty có sở hữu Nhà nƣớc có tính tuân thủ chuẩn mực tốt hơn các công ty khác (Ahmad, 2008). Theo lý giải của lý thuyết chi phí chính trị, thì những công ty có sở hữu vốn Nhà nƣớc, có sự giám sát chặt chẽ của Nhà nƣớc nên có xu hƣớng CBTT đầy đủ và chi tiết hơn, tuân thủ các quy định hiện hành hơn. Lý thuyết tín hiệu cũng giải thích rằng những công ty này để nâng cao thƣơng hiệu và tránh các tai tiếng liên quan cũng tích cực gia tăng việc CBTT, thu hút đầu tƣ từ bên ngoài và nâng cao giá trị công ty. Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016) đã tóm lƣợc một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan chỉ ra mối liên hệ không đồng nhất giữa chất lƣợng BCTC của các CTNY có hay không vốn sở hữu Nhà nƣớc, có thể là ảnh hƣởng cùng chiều (Hassan, 2013; Klai, 2011; Aygun và các cộng sự, 2014; Houqe và các cộng sự 2010), hoặc ngƣợc chiều (Roodposthi và Chashmi, 2011), hoặc không tác động (Habbash, 2010; Gonza´lez và Meca, 2014). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chỉ ra là các công ty có vốn sở hữu Nhà nƣớc có ảnh hƣởng cùng chiều đến chất lƣợng, cũng nhƣ mức độ CBTT trong BCTC, cùng với sự lý giải của lý thuyết chi phí chính trị và lý thuyết tín hiệu, giả thuyết thứ sáu đƣợc đặt ra là:

H6: Mức độ CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các CTNY có vốn sở hữu của Nhà nước.

2.2.7. Lĩn vự oạt động ông ng ệp

Theo lý thuyết chi phí độc quyền các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có rào cản gia nhập ngành lớn (Verrecchia, 1983). Các công ty mới để gia nhập phải cạnh tranh với các đối thủ hiện tại trong ngành đặc biệt là các công ty lớn sản xuất hàng loạt với nhiều sản phẩm khác nhau và có quy trình sản xuất phức tạp. Để quản lý đƣợc các công ty này đòi hỏi hệ thống kế toán phải đƣợc xây dựng chi tiết và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành, ra quyết định của nhà quản lý. Mặt khác, do tính chất phức tạp của quá trình sản xuất và với quy mô lớn đòi hỏi nhân sự có trình độ chuyên môn cao. Do đó, hệ thống kế toán trong lĩnh vực này có khả năng cung cấp nhiều thông tin hơn trong BCBP. Vì vậy dựa trên cơ sở lý thuyết chi phí độc quyền, giả thuyết thứ bảy đƣợc đặt ra là:

H7: Mức độ CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.

2.2.8. K ả năng t n toán

Khả năng thanh toán đƣợc chọn là khả năng thanh toán hiện hành bằng cách lấy tổng tài sản ngắn hạn trên tổng nợ ngắn hạn. Cách tính này đƣợc sử dụng trong những nghiên cứu trƣớc đây về CBTT, chẳng hạn nhƣ Singhvi và Desai, 1971; Nguyễn Thị Thủy Hƣởng, 2014; Nguyễn Thị Phƣơng Hồng, 2016. Theo lý thuyết tín hiệu, những công ty có khả năng thanh toán cao, chứng tỏ hoạt động kinh doanh tốt, vì thế họ sẽ muốn CBTT càng nhiều nhằm gia tăng uy tín, hình ảnh công ty và tăng giá trị của mình. Đồng thời, việc CBTT đầy đủ và minh bạch nhƣ vậy sẽ thu hút nhà đầu tƣ, các đối tƣợng sử dụng thông tin. Vì vậy, khả năng thanh toán càng cao, DN càng tích cực CBTT để chứng minh tình trạng hoạt động tốt của DN mình. Nghiên cứu của

Singhvi và Desai (1971), Nguyễn Thị Thủy Hƣởng (2014) đã kiểm chứng đƣợc kết quả trên. Ngƣợc lại, cũng có ý kiến cho rằng các DN có khả năng thanh toán thấp có thể cố gắng CBTT nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu thông tin của chủ nợ và cổ đông (Wallace và Naser, 1995).

Tuy nhiên căn cứ vào những tài liệu mà tác giả tiếp cận đƣợc thì đến nay vẫn chƣa có nghiên cứu nào kiểm chứng ảnh hƣởng của nhân tố khả năng thanh toán ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về BCBP, nhƣng vận dụng lý thuyết tín hiệu cũng nhƣ đa số các nghiên cứu trƣớc đây về ảnh hƣởng của nhân tố này đến mức độ CBTT trong BCTC, giả thuyết đƣợc đặt ra là khả năng thanh toán có quan hệ cùng chiều với mức độ CBTT về BCBP. Do vậy, giả thuyết thứ tám đƣợc đặt ra là:

H8: Mức độ CBTT về BCBP sẽ cao hơn đối với những CTNY có khả năng thanh toán nhanh hơn.

2.2.9. Mứ độ độ lập ủa ộ đồng quản trị và b n g ám đố

Giả thuyết này đƣợc đặt ra chủ yếu dựa trên lý thuyết đại diện. Ibrahim và Jaafar (2013) đã tóm lƣợc các nghiên cứu và cho rằng khả năng hoạt động của HĐQT đƣợc xem là hiệu quả phụ thuộc vào mức độ độc lập với BGĐ (Kent and Stewart, 2008), HĐQT với đa số là thành viên độc lập sẽ giúp giảm thiểu chi phí đại diện (Cerbioni và Parbonnetti, 2007). Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016) đã tóm lƣợc các nghiên cứu và cho rằng thành viên HĐQT, đặc biệt là các thành viên độc lập giúp nâng cao vai trò giám sát của HĐQT, tỷ lệ các thành viên độc lập cao hơn đã thúc đẩy sự kiểm soát các quyết định quản lý tốt hơn (Fama và Jensen, 1983; Agrawal và Knoeber, 1996), họ có thể giúp giảm thiểu cơ hội che dấu thông tin của những nhà quản lý (Kelton và Yang, 2008). Mặt khác, Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2016) tóm lƣợc rằng với tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT càng cao thì mức độ công bố các thông tin tự nguyện cũng nhƣ các thông tin phi tài chính càng nhiều, cụ thể là lớn hơn

50% thì mức độ công bố tự nguyện cao hơn những công ty không có thành viên HĐQT độc lập (Akhtaruddin và các cộng sự, 2009; Cheng và Courtenay, 2006; Ali, 2009; Zaluki, 2009; Ienciu, 2012). Ở Hoa Kỳ và Hồng Kông, Ajinkya và cộng sự (2005) cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa mức độ CBTT và tỷ lệ các thành viên độc lập trong HĐQT trong các báo cáo khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)