7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4. MẪU NGHIÊN CỨU
2.4.1. Kích thƣớc mẫu
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phƣơng pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố cần có mẫu ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hatcher (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & cộng sự, 1998). Với 26 biến quan sát đƣợc đƣa vào thì cỡ mẫu ít nhất phải bằng 26x5 = 130 mẫu. Qua quá trình tham khảo tài liệu và các nghiên cứu trƣớc đó thì số lƣợng mẫu trong nghiên cứu tối thiểu là 200 mẫu. Do đó với số mẫu 300 sẽ đảm bảo đủ điều kiện để tiến hành phân tích.
2.4.2. Chọn mẫu
Bản câu hỏi khảo sát đƣợc phát ra và thu về trong thời gian từ tháng 4/2017 đến 5/2017. Để tiết kiệm thời gian và chi phí nhƣng vẫn đảm bảo số lƣợng bản khảo sát thu về, đáp ứng yêu cầu cho quá trình phân tích và xử lý số liệu, ngƣời nghiên cứu đã sử dụng hai hình thức khảo sát là khảo sát trực tiếp và khảo sát online. Đối với hình thức khảo sát trực tiếp, ngƣời nghiên cứu sẽ trực tiếp phỏng vấn và phát phiếu điều tra cho các đối tƣợng. Đối với hình thức khảo sát online, ngƣời nghiên cứu đã sử dụng công cụ Google Docs tạo form khảo sát trực tuyến, sau đó các phiếu này sẽ đƣợc gởi cho ngƣời tham gia khảo sát mà ở đây chủ yếu là bạn bè và ngƣời quen của ngƣời nghiên cứu. Tổng số lƣợng bản câu hỏi phát ra cho cả hai hình thức là 345 phiếu. Sau khi thu về sẽ tiến hành xem xét, loại bỏ các phiếu không hợp lệ.
2.5. THIẾT KẾ BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT
Trong nghiên cứu này, bản câu hỏi khảo sát với các câu hỏi đã đƣợc tiêu chuẩn hóa và đƣa ra các phƣơng án trả lời cho ngƣời đƣợc điều tra. Các đối tƣợng này sẽ trả lời cho những câu hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking.
Bản câu hỏi khảo sát sẽ bao gồm 2 phần:
Phần I: Phần này sẽ trình bày về các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking với 26 câu hỏi
Phần II: Phần này liên quan đến thông tin các nhân của ngƣời đƣợc hỏi nhƣ giới tính, độ tuổi, nơi sinh sống , nghề nghiệp, mức thu nhập.
Thang đo Likert (từ 1 đến 5) sẽ đƣợc dùng trong phần I của Bản câu hỏi. Điểm từ 1 đến 5 sẽ mang các ý nghĩa sau:
1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Không ý kiến 4: Đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý 2.6. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU Dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Các bƣớc phân tích chính nhƣ sau: -Thống kê mô tả:
Tổng hợp các bản câu hỏi thu thập đƣợc, xem xét những bản câu hỏi hợp lệ và loại bỏ bản câu hỏi không hợp lệ. Mã hóa và làm sạch dữ liệu, sau đó sử dụng SPSS để biết đƣợc các thông số của mẫu về tần suất theo độ tuổi, giới tính, nơi sinh sống, nghề nghiệp và thu nhập.
-Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha:
Các thang đo đo lƣờng phải đƣợc kiểm tra độ tin cậy trƣớc khi kiểm định và thực chất của việc kiểm định độ tin cậy thang đo là việc kiểm ta xem biến quan sát nào đóng góp vào việc đo lƣờng khái niệm nghiên cứu, biến nào không. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tƣơng quan với nhau. Tuy nhiên, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến có liên kết với nhau hay
không, nhƣng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tƣơng quan biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả các khái niệm cần đo lƣờng (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
-Phân tích nhân tố khám phá EFA:
Là kỹ thuật phân tích nhằm rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp các biến (nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhƣng vẫn chứa đựng hầu hết các thông tin của tập biến ban đầu (Hair & cộng sự, 1998). EFA dùng để kiểm tra xem có xảy ra trƣờng hợp biến quan sát của thang đo này có mối quan hệ với thang đo khác hay không. Nếu có trƣờng hợp này xảy ra, biến quan sát có thể bị loại nhằm đảm bảo các thang đo đạt đƣợc độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt.
-Phân tích hồi quy:
Phân tích hồi qui bội tuyến tính là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập.
Phƣơng trình hồi qui bội tuyến tính có dạng:
Yi= β0 + β1X1i +β2 X2i+... +βp Xpi +ei
Các tham số quan trọng trong phân tích hồi qui bội tuyến tính bao gồm: Hệ số góc βi: là hệ số đo lƣờng sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xi thay đổi một đơn vị, trong khi mọi yếu tố khác không đổi.
Hệ số xác định R2: là hệ số xác định tỷ lệ biến thiên của biến phụ thuộc đƣợc giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi qui. R2
càng lớn thì mô hình hồi qui tuyến tính đã xây dựng đƣợc xem là càng thích hợp và càng có ý nghĩa trong việc giải thích sự biến thiên.
Hệ số R2
điều chỉnh: là chỉ tiêu để quyết định có nên thêm biến độc lập mới vào mô hình hồi qui không.
trị này nhỏ hơn 0,05 thì có thể kết luận tồn tại mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.
Giá trị Sig của kiểm định t. Giá trị này nhỏ hơn 0,05 thì hệ số hồi qui có ý nghĩa thống kê.
Hệ số Durbin - Watson dùng để kiểm tra hiện tƣợng tự tƣơng quan của mô hình.
Hệ số phóng đại phƣơng sai VIF (Variance inslation factor) dùng để kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến. Hệ số VIF của các biến số nhỏ hơn 10 thì mô hình không có hiện tƣợng đa cộng tuyến.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng này, dựa trên hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và chính thức tác giả đã đƣa ra đƣợc phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu. Dựa trên yêu cầu kích thƣớc mẫu nghiên cứu của Hair & cộng sự (1998) và tham khảo các mô hình nghiên cứu đi trƣớc; tác giả chọn đƣợc kích thƣớc mẫu cho nghiên cứu là 300 mẫu. Đồng thời đƣa ra phƣơng pháp phân tích dữ liệu thu thập đƣợc. Kết quả của nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ
3.1.1. Mô tả mẫu
Bảng 3.1. Kết quả thu thập thông tin theo bản câu hỏi
Phát ra Số bản câu hỏi thu về đạt yêu cầu
345 331
Nghiên cứu đƣợc thực hiện điều tra đối với những khách hàng cá nhân của VietinBank có sử dụng Internet Banking. Thu thập mẫu đƣợc thực hiện thông qua điều tra online và khảo sát trực tiếp: Đối với hình thức khảo sát trực tiếp, nhóm nghiên cứu phỏng vấn thông qua bản câu hỏi giấy. Số bản câu hỏi phát ra là 100 và số bản câu hỏi thu về hợp lệ là 86. Đối với hình thức khảo sát online, bản câu hỏi đƣợc tạo trên công cụ Google Docs, sau đó đƣợc đăng lên facebook và gởi đƣờng link đến các đáp viên. Số phiếu khảo sát đƣợc trả lời thông qua hình thức online là 245. Tổng số câu hỏi trả lời hợp lệ và đƣa vào phân tích là 331.
Bảng 3.2. Mô tả mẫu theo giới tính, nơi sinh sống, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 159 48,0 Nữ 172 52,0 Tổng 331 100 Nơi sinh sống Miền Bắc 67 20,3 Miền Trung 113 34,1 Miền Nam 151 45,6 Tổng 331 100
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Độ tuổi Từ 18 – 30 tuổi 149 45,0 Từ 31 – 45 tuổi 158 47,7 Trên 45 tuổi 24 7,3 Tổng 331 100 Nghề nghiệp Sinh viên 34 10,3 Cán bộ công chức nhà nƣớc 63 19,0
Buôn bán, kinh doanh 64 19,3
Làm trong khu vực tƣ nhân 170 51,4
Tổng 331 100 Thu nhập Dƣới 5 triệu 55 16,6 Từ 5 đến 7 triệu 164 49,6 Trên 7 đến 10 triệu 61 18,4 Trên 10 triệu 51 15,4 Tổng 331 100
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Kết quả từ Bảng 3.2 cho thấy nghiên cứu có số quan sát là 331. Trong đó, khi xem xét theo từng biến thì kết quả nhƣ sau:
- Giới tính:
Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ giới tính giữa nam và nữ là tƣơng đối đồng đều, chênh lệch không đáng kể. Tỷ lệ nam giới đƣợc khảo sát là 48% trong khi tỷ lệ nữ giới là 52%.
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ giới tính (%)
- Nơi sinh sống:
Về nơi sinh sống, các đối tƣợng đƣợc khảo sát chủ yếu sinh sống ở miền Trung và miền Nam. Trong đó cao nhất là miền Nam với 45,6%; số ngƣời khảo sát ở Miền Bắc là ít nhất, chỉ chiếm 20,3%.
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nơi sinh sống (%)
- Độ tuổi:
tuổi. Ngƣời đƣợc khảo sát tập trung cao nhất ở nhóm từ 31 đến 45 tuổi, chiếm 47,7% và thấp nhất là nhóm ngƣời trên 45 tuổi, chiếm 7,3%.
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ độ tuổi (%)
- Thu nhập:
Xét theo yếu tố thu nhập thì nhóm ngƣời tham gia khảo sát có thu nhập từ 5 đến 7 triệu chiếm tỷ trọng lớn nhất 49,6%, tiếp theo lần lƣợt là nhóm trên 7 triệu đến 10 triệu 18,4%, dƣới 5 triệu chiếm 16,6% và nhóm trên 10 triệu chiếm 15,4%.
- Nghề nghiệp:
Về nghề nghiệp, ngƣời đƣợc khảo sát chủ yếu làm việc trong khu vực tƣ nhân, chiếm 51,4%, tiếp đến là nhóm buôn bán kinh doanh chiếm 19,3%, nhóm cán bộ công chức nhà nƣớc chiếm 19,0%, và còn lại là nhóm sinh viên chiếm 10,3%.
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nghề nghiệp (%)
3.1.2. Mô tả dữ liệu theo thang đo
Đề tài đƣa ra 23 biến quan sát cho toàn bộ nghiên cứu về những nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking tại ngân hàng VietinBank.
a. Thang đo Dễ sử dụng cảm nhận
Bảng 3.3. Mô tả mức độ Dễ sử dụng cảm nhận
TB đánh giá
Tôi dễ dàng học cách sử dụng Internet Banking. 3,52 Sử dụng Internet Banking giúp tôi thực hiện giao dịch
theo nhu cầu dễ dàng. 3,54
Tôi có thể dễ dàng sử dụng hệ thống Internet Banking
một cách thuần thục. 3,55
Việc thực hiện giao dịch trên Internet Banking là đơn giản
Thông qua bảng 3.3 mức độ về Dễ sử dụng cảm nhận, ta thấy các biến quan sát thuộc nhân tố này có giá trị trung bình mức độ đồng ý lần lƣợt là “Tôi dễ dàng học cách sử dụng Internet Banking” đạt 3,52; “Sử dụng Internet Banking giúp tôi thực hiện giao dịch theo nhu cầu dễ dàng” đạt 3,54; “Tôi có thể dễ dàng sử dụng hệ thống Internet Banking một cách thuần thục” đạt 3,55 và “Việc thực hiện giao dịch trên Internet Banking là đơn giản và dễ hiểu” đạt 3,58. Đây cũng là nhóm nhân tố có mức độ trung bình đánh giá thấp nhất trong các nhóm.
b. Thang đo Hữu ích cảm nhận
Bảng 3.4. Mô tả mức độ Hữu ích cảm nhận
TB đánh giá
Sử dụng Internet Banking giúp tôi thực hiện các giao
dịch dễ dàng và nhanh chóng. 3,88
Internet Banking giúp tôi kiểm soát tài chính hiệu quả
hơn. 3,91
Internet Banking giúp tôi tiết kiệm chi phí và thời gian đi
lại để thực hiện giao dịch. 3,92
Sử dụng Internet Banking giúp tôi nâng cao hiệu quả
công việc. 3,86
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Thông qua bảng 3.4 mức độ Hữu ích cảm nhận, ta thấy các biến quan sát thuộc nhân tố này đều có giá trị trung bình mức độ đồng ý khá cao, nằm trong khoảng từ 3,86 đến 3,92. Cụ thể: mức độ đồng ý trung bình của biến “Sử dụng Internet Banking giúp tôi nâng cao hiệu quả công việc” đạt 3,86; “Sử dụng Internet Banking giúp tôi thực hiện các giao dịch dễ dàng và nhanh chóng” đạt 3,88; “Internet Banking giúp tôi kiểm soát tài chính hiệu quả hơn” đạt 3,91 và “Internet Banking giúp tôi tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại để
thực hiện giao dịch” đạt 3,92.
c. Thang đo Rủi ro cảm nhận
Bảng 3.5. Mô tả mức độ Rủi ro cảm nhận
TB đánh giá
Tôi cảm thấy an toàn khi cung cấp những thông tin riêng
tƣ khi sử dụng dịch vụ Internet Banking. 3,66 Tôi không sợ rằng việc chuyển tiền bằng Internet
Banking có thể làm mất tiền do điền sai số tài khoản hoặc số tiền cần chuyển.
3,65 Tôi không lo lắng về việc ngƣời khác có thể truy cập vào
tài khoản Internet Banking của tôi. 3,78
Khả năng dịch vụ Internet Banking bị gián đoạn khi tốc độ đƣờng truyền kém, máy chủ có vấn đề hoặc do website đang bảo trì là thấp.
3,58
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Qua bảng 3.5 mức độ Rủi ro cảm nhận, ta thấy các biến quan sát thuộc nhân tố này đều có giá trị trung bình mức độ đồng ý nằm trong khoảng từ 3,58 đến 3,78. Trong đó mức độ đồng ý trung bình cao nhất là biến “Tôi không lo lắng về việc ngƣời khác có thể truy cập vào tài khoản Internet Banking của tôi” đạt 3,78 và mức độ đồng ý trung bình thấp nhất là biến “Khả năng dịch vụ Internet Banking bị gián đoạn khi tốc độ đƣờng truyền kém, máy chủ có vấn đề hoặc do website đang bảo trì là thấp”, biến “Tôi cảm thấy an toàn khi cung cấp những thông tin riêng tƣ của tôi khi sử dụng dịch vụ Internet Banking” và biến “Tôi không sợ rằng việc chuyển tiền bằng Internet Banking có thể làm mất tiền do điền sai số tài khoản hoặc số tiền cần chuyển” có giá trị trung bình lần lƣợt là 3,65 và 3,66.
d. Thang đo Tin tưởng cảm nhận
Bảng 3.6. Mô tả mức độ Tin tưởng cảm nhận
TB đánh giá
Tôi tin tƣởng vào công nghệ Internet Banking. 3,59 Tôi tin tƣởng vào khả năng của Internet Banking trong
việc bảo mật thông tin khách hàng. 3,67
Tôi không lo lắng về vấn đề bảo mật của Internet Banking. 3,61 Tôi tin tƣởng về sự an toàn của ngân hàng VietinBank. 3,61
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Qua bảng 3.6 mức độ Tin tƣởng cảm nhận, ta thấy 4 biến quan sát thuộc nhân tố này đều có giá trị trung bình xấp xỉ nhau ở khoảng 3,61. Cụ thể theo thứ tự giá trị trung bình tăng dần ta có biến “Tôi tin tƣởng vào công nghệ Internet Banking” đạt 3,59; biến “Tôi không lo lắng về vấn đề bảo mật của Internet Banking” và biến “Tôi tin tƣởng về sự an toàn của ngân hàng VietinBank” cùng đạt 3,61; biến “Tôi tin tƣởng vào khả năng của Internet Banking trong việc bảo mật thông tin khách hàng” đạt giá trị trung bình cao nhất là 3,67.
e. Thang đo Tín nhiệm
Bảng 3.7. Mô tả mức độ Tín nhiệm
TB đánh giá
Ngân hàng VietinBank luôn giữ đúng lời hứa. 3,65 Ngân hàng VietinBank luôn cung cấp cho tôi tất cả sự hỗ
trợ khi tôi cần. 3,69
Ngân hàng VietinBank hiếm khi nào mắc sai sót trong
các giao dịch của tôi. 3,73
Tôi có mối quan hệ thân thiết với nhân viên ngân hàng
VietinBank. 3,69
Thông qua bảng 3.7 Tín nhiệm, ta thấy các biến quan sát thuộc nhân tố này có giá trị trung bình mức độ đồng ý khoảng 3,7. Trong đó mức độ đồng ý trung bình thấp nhất là biến “Ngân hàng VietinBank luôn giữ đúng lời hứa” đạt 3,65 và cao nhất là biến “Ngân hàng VietinBank hiếm khi nào mắc sai sót trong các giao dịch của tôi” đạt 3,73. Hai biến còn lại thuộc nhân tố này là biến “Ngân hàng VietinBank luôn cung cấp cho tôi tất cả sự hỗ trợ khi tôi cần” và biến “Tôi có mối quan hệ thân thiết với nhân viên ngân hàng VietinBank” đều đạt giá trị trung bình mức độ đồng ý là 3,69.
f. Thang đo Tự tin cảm nhận
Bảng 3.8. Mô tả mức độ Tự tin cảm nhận
TB đánh giá
Tôi tự tin có thể thực hiện giao dịch trên Internet Banking