7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu thực tế bằng phân
phân tích hồi quy bội
Ta có phƣơng trình hồi quy tuyến tính sau:
Trong đó: YDi: Ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking SDi : Dễ sử dụng cảm nhận HIi: Hữu ích cảm nhận RRi : Rủi ro cảm nhận TTi: Tin tƣởng cảm nhận TN : Tín nhiệm YDi = β0 + β1 * SDi + β2 * HIi + β3 *RR i + β4 * TTi + β5 * TNi + β6 * TTini + ei
TTini: Tự tin cảm nhận Kết quả mô hình hồi quy nhƣ sau:
Bảng 3.23. Kết quả phân tích hồi quy _ Bảng Model Summary
Model Summaryb Model R R Square Adjusted R
Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 ,727a ,529 ,520 ,49214 1,995
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Ta có R2 = 0,529, điều này có nghĩa các biến SDi, HIi, RRi, TTi, TNi, TTini giải thích đƣợc 52,9% sự biến động của ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng. Vậy 1 – R2
= 0,471 đƣợc giải thích bởi các yếu tố không đƣợc đƣa vào mô hình.
Giá trị Dubin – Watson là 1,995 với n = 331, số biến độc lập là 6, tra bảng Dubin – Watson ta có DL = 1,789 và DU = 1,850 nên 4 – DL = 2,211 và 4 – DU = 2,150.
Vì DU = 1,850 < 1,995 < 4 – DU = 2,150 nên có thể kết luận không có tƣơng quan chuỗi bậc nhất trong mô hình nghiên cứu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Bảng 3.24. Kết quả phân tích hồi quy _ Bảng ANOVA
ANOVAa Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 88,127 6 14,688 60,644 ,000a Residual 78,473 324 0,242 Total 166,600 330 a. Dependent Variable: YD
b. Predictors: (Constant), TT, TTin, RR, SD, HI, TN
Vì F = 60,644 và Sig = 0,000 < 0,05 nên giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc có mối quan hệ.
Bảng 3.25. Kết quả phân tích hồi quy _ Bảng Coefficients
Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics B Std.
Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) -,809 ,243 -3,330 ,001 SD ,181 ,037 ,197 4,881 ,000 ,894 1,118 HI ,350 ,040 ,358 8,738 ,000 ,868 1,152 RR ,168 ,040 ,169 4,164 ,000 ,883 1,133 TT ,182 ,038 ,197 4,744 ,000 ,843 1,187 TN ,098 ,041 ,103 2,422 ,016 ,810 1,234 TTin ,246 ,043 ,232 5,719 ,000 ,882 1,134 a. Dependent Variable: YD
(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS)
Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy cho mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking - Trƣờng hợp ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam nhƣ sau:
Mô hình nghiên cứu có R2 là 52,9. Nghĩa là, 52,9% sự biến thiên của ý định sử dụng (YD) đƣợc giải thích bởi sự biến thiên của các thành phần nhƣ: Dễ sử dụng cảm nhận (SD), Hữu ích cảm nhận (HI), Rủi ro cảm nhận (RR), Tin tƣởng cảm nhận (TT), Tín nhiệm (TN), Tự tin cảm nhận (TTin).
Hệ số phóng đại phƣơng sai VIF từ kết quả hồi quy đều nhỏ (nhỏ hơn 10) cho thấy các biến độc lập này không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên
không có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra. Hay mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hƣởng đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.
Các giá trị Beta đều có các giá trị kiểm định t có ý nghĩa thống kê điều này chứng tỏ các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 và H6 đều đƣợc chấp nhận. Vì vậy, các yếu tố “Dễ sử dụng cảm nhận”, “Hữu ích cảm nhận”, “Rủi ro cảm nhận”, “Tin tƣởng cảm nhận”, “Tín nhiệm” và “Tự tin cảm nhận” đều có tác động thuận chiều đến “Ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking” của khách hàng. Cụ thể:
Hữu ích cảm nhận (β = 0,350) đƣợc nhận định là nhân tố có ảnh hƣởng
mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Khách hàng sẽ có ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking nếu họ cảm nhận đƣợc sự hữu ích mà dịch vụ này mang lại. Sự hữu ích này thể hiện ở sự tiết kiệm về thời gian, chi phí khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng. Khách hàng không phải mất thời gian chờ đợi và di chuyển nhƣ trƣớc đây. Ngoài ra, Internet Banking còn mang lại sự tiện lợi cho khách hàng khi có thể thực hiện giao dịch ở mọi lúc mọi nơi, chỉ cần kết nối Internet. Các giao dịch đƣợc thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, dễ dàng theo dõi hoạt động của tài khoản và kiểm soát tài chính của cá nhân.
Tự tin cảm nhận (β = 0,246) là nhân tố có sự tác động lớn thứ hai đến ý
định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Kết quả này cũng đồng ý kiến với nghiên cứu trƣớc đó của Wang (2003). Nghiên cứu chỉ ra rằng khi khách hàng tự tin vào năng lực của mình thì họ sẽ cảm nhận Internet Banking là dễ sử dụng và việc sử dụng là rất hữu ích, từ đó sẽ thúc đẩy khách hàng có ý định sử dụng Internet Banking nhiều hơn. Điều này là hợp lý vì nếu hệ thống Internet Banking quá khó sử dụng và phức tạp thì khách hàng sẽ cảm thấy việc sử dụng sẽ rất tốn thời gian và không mang lại ích lợi gì cho họ.
Tin tƣởng cảm nhận (β = 0,182) cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến ý định
sử dụng dịch vụ Internet Banking. Kết quả này ủng hộ cho nghiên cứu của Suh & Han (2002). Sự tin tƣởng đƣợc hình thành từ sự nhận thức của khách hàng về kỹ thuật, công nghệ của VietinBank đang sử dụng để phát triển dịch vụ Internet Banking, về tính bảo mật thông tin trong quá trình cung cấp dịch vụ… Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi ngân hàng có một nền tảng công nghệ, kỹ thuật cao, quy trình bảo mật tốt và thông tin cho khách hàng một cách rõ ràng sẽ có những tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng. Điều này cũng mở ra một hƣớng marketing, phát triển mới cho VietinBank trong việc truyền thông, thu hút, gia tăng lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking.
Dễ sử dụng cảm nhận (β = 0,181) cũng là một trong những nhân tố tác
động trực tiếp đến ý định sử dụng Internet Banking tại VietinBank. Dễ sử dụng cảm nhận là một trong những nhân tố cơ bản, đƣợc xem là nền tảng của ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking đƣợc nhiều nghiên cứu đi trƣớc khẳng định. Trong nghiên cứu này, tại trƣờng hợp của ngân hàng Công thƣơng Việt Nam nhân tố này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của mình trong việc tác động đến ý định sử dụng dịch vụ.
Rủi ro cảm nhận (β = 0,168) sau khi đƣợc đƣa vào mô hình khảo sát thì
kết quả thu đƣợc cho thấy nhân tố này có tác động trực tiếp đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Điều này có thể lý giải vì một trong những đặc thù của các hoạt động tài chính là luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là với các giao dịch điện tử, sử dụng công nghệ mà không có sự hỗ trợ của các chuyên gia thì tính rủi ro trong cảm nhận của ngƣời sử dụng càng cao và sẽ tác động tiêu cực đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Hạ thấp tính rủi ro trong nhận thức của khách hàng về dịch vụ Internet Banking chính là thành công trong việc thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ Internet
Banking của VietinBank.
Tín nhiệm (β = 0,098) là nhân tố có tác động yếu nhất trong mô hình
nghiên cứu. So với 5 nhân tố còn lại, tác động của nhân tố Tín nhiệm đƣợc xem là khá yếu và có sự khác biệt rõ ràng về tác động. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta bỏ qua nhân tố này. Ngân hàng và niềm tin ngân hàng tạo dựng cho khách hàng luôn là nhân tố hiện hữu ảnh hƣởng đến ý định sử dụng bất kỳ dịch vụ nào của ngân hàng. Không một khách hàng nào sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng mà mình không có sự tin tƣởng. Vì vậy, các ngân hàng luôn phải cố gắng xây dựng hình ảnh thƣơng hiệu, tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Sự ảnh hƣởng của nhân tố này đến ý định sử dụng và chấp thuận dịch vụ Internet Banking cũng đồng ý kiến với nghiên cứu trƣớc đó của Al-kailan và Kumar (2011).
Phƣơng trình hồi quy biểu thị ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking đƣợc xác định nhƣ sau:
YDi = - 0,809 + 0,181 * SDi + 0,350 * HIi + 0,168 * RRi + 0,182 * TTi
+ 0,098 * TNi + 0,246 * TTini + ei