Quan niệm và mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 30)

8. Tổng quan đề tài nghiên cứu

1.2.1. Quan niệm và mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng

a. Quan niệm về kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc ngân hàng sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và những quá trình nhằm chủ động điều khiển, biến đổi rủi ro tín dụng bằng cách kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro và tổn thất trong giới hạn tự định. Hay nói một cách đơn giản, kiểm soát rủi ro tín dụng là những hoạt động nhằm hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận đƣợc trƣớc khi rủi ro xảy ra, hoạt động này đƣợc thực hiện xuyên suốt trƣớc, trong và sau khi cho vay.

b. Mục tiêu của kiểm soát rủi ro tín dụng

Mục tiêu của kiểm soát rủi ro tín dụng là nhằm phòng ngừa rủi ro xảy ra với mức xác suất rủi ro thấp nhất trong giới hạn cho phép, và hạn chế tối đa tổn thất. Vì vậy, việc kiểm soát rui ro tín dụng phải đáp ứng các yêu cầu:

- Tạo lập đƣợc một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời, ít rủi ro và khi cần thiết có thể chứng khoán hóa để hỗ trợ thanh khoản.

- Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác nghiệp nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro.

- Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các bƣớc công việc trong quá trình cho vay, có các quy định hợp lý về cơ cấu, tỷ lệ.

- Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lƣợng danh mục tín dụng, trích đủ dự phòng để bù đắp những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

- Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh đối với danh mục tín dụng.

c. Yêu cầu của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp

Cho vay bảo đảm không bằng tài sản là hình thức cho vay dựa trên uy tín và năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn. Ở loại hình cho vay này không có tài sản bảo đảm làm nguồn thu nợ dự phòng, do đó trong quá trình cho vay không phải tiến hành đánh giá, thẩm định, theo dõi tài sản bảo đảm. Cũng chính vì vậy mà một khoản cho vay bảo đảm không bằng tài sản luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Không bị ràng buộc trách nhiệm bởi tài sản bảo đảm, nỗ lực của ngƣời vay khi sử dụng vốn có thể vì thế mà giảm sút. Hơn nữa, khi KH không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ không đủ cơ sở pháp lý để thu hồi tiền cho vay. Chính vì sự bất lợi đó mà ở loại hình cho vay này, những đòi hỏi của ngân hàng đề ra phải chặt chẽ hơn và thông thƣờng ngân hàng cho vay cũng phải tuân thủ nhiều ràng buộc trong các quy định của pháp luật.

Vì những lý do trên, trong phƣơng thức cho vay bảo đảm không bằng tài sản, ngân hàng phải tăng cƣờng sử dụng các công cụ và biện pháp để bảo đảm khả năng thu hồi nợ, bao gồm:

- Các công cụ nhằm hạn chế rủi ro đạo đức từ phía khách hàng vay: Rủi ro tín dụng xét về góc độ ngƣời vay xuất phát từ 2 nhân tố cơ bản: Khả năng trả các khoản nợ đến hạn, tức khả năng tạo ra dòng tiền với quy mô phù hợp ở thời điểm thanh toán; và ý muốn trả nợ của ngƣời vay, ý muốn này lại phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan của ngƣời vay nhƣ: đạo đức, tƣ cách, uy tín của KH.

Tài sản bảo đảm đƣợc xem nhƣ một công cụ để phòng ngừa rủi ro đạo đức, tăng cƣờng ý thức trả nợ của ngƣời đi vay. Do đó trong cho vay bảo đảm không bằng tài sản, “uy tín” của KH đƣợc xem nhƣ một điều kiện cần để xem xét cho vay. Vì vậy, ngân hàng đặc biệt chú trọng đến khâu thẩm định tƣ cách KH vay vốn. Chỉ có những KH nào đƣợc ngân hàng đánh giá là cực kỳ uy tín mới đƣợc xem xét cho vay bảo đảm không bằng tài sản.

Bên cạnh đó, kiểm soát dòng tiền từ phƣơng án kinh doanh của KH cũng là một vấn đề cần đƣợc chú trọng. KH đƣợc xem xét cho vay bảo đảm không bằng tài sản đều là các doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt, phƣơng án kinh doanh hiệu quả, đủ khả năng tạo ra dòng tiền phù hợp tại thời điểm thanh toán. Điều cần quan tâm ở đây là ngân hàng phải có công cụ nhằm kiểm soát đƣợc dòng tiền của KH để có cơ sở chắc chắn thu hồi nợ. Theo dõi giám sát tốt dòng tiền của KH vừa đảm bảo khả năng thu nợ cho ngân hàng, đảm bảo KH sử dụng vốn đúng mục đích từ đó hạn chế rủi ro đạo đức, đồng thời ngân hàng cũng có cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của phƣơng án sản xuất kinh doanh của KH để có các biện pháp xử lý kịp thời.

- Các công cụ nhằm hạn chế sự bất đối xứng thông tin: Tài sản bảo đảm cũng đƣợc xem nhƣ một công cụ để hạn chế hậu quả của tình trạng thông tin bất đối xứng. Ở các nƣớc phát triển, 80% các khoản tín dụng là tín chấp do tình trạng thông tin rất rõ ràng và minh bạch, năng lực tài chính của KH có thể đƣợc xác định một cách chính xác thông qua phân tích các thông tin thị trƣờng cũng nhƣ từ báo cáo tài chính mà KH cung cấp. Trong khi đó tại các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tình trạng thông tin vẫn còn thiếu sự minh bạch, tính tin cậy từ các báo cáo tài chính là rất thấp, ngân hàng khó đánh giá và kiểm chứng đƣợc tình hình tài chính của KH.

Do đó, thông thƣờng trong cho vay bảo đảm không bằng tài sản, để hạn chế rủi ro từ tình trạng bất đối xứng thông tin, các ngân hàng đòi hỏi các KH phải có tình hình tài chính minh bạch, thể hiện ở báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán để có cơ sở tin cậy trong việc xác định năng lực tài chính của KH.

Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn thông tin khách quan nhằm đánh giá KH một cách chính xác, ngân hàng cũng chú trọng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chặt chẽ, tổng hợp đƣợc đầy đủ thông tin và đảm bảo tính khách quan trong việc đƣa ra kết quả đánh giá và phân loại KH. Hệ thống thông tin

tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc tổ chức tốt là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế các hậu quả của tình trạng bất đối xứng thông tin.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)