Các giải pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 95 - 98)

8. Tổng quan đề tài nghiên cứu

3.2.2.Các giải pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro

Tăng cƣờng kiểm soát dòng tiền từ phƣơng án kinh doanh của KH.

Để đảm bảo khả năng thu nợ, Chi nhánh cần có động thái theo dõi và kiểm soát nguồn thu của KH từ việc thực hiện phƣơng án SXKD. Tại Vietinbank Đà Nẵng, nội dung về kiểm soát dòng tiền đã đƣợc đƣa vào hợp

đồng tin dụng, tuy nhiên việc tổ chức kiểm tra thực hiện vẫn còn hạn chế. Vietinbank Đà Nẵng có thể kiểm soát dòng tiền bằng các biện pháp sau:

- In sao kê tài khoản, đối chiếu số dư định kỳ hàng tháng: Hàng tháng, CBTD cần in sao kê dòng tiền về tài khoản của KH, so sánh dòng tiền thực tế với dòng tiền kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện của KH nhằm kịp thời có biện pháp ứng xử phù hợp. Bên cạnh đó, lấy số liệu doanh thu tháng của KH qua việc thu thập tờ khai thuế, cũng nhƣ thông tin về dƣ nợ của KH tại các tổ chức tín dụng, từ đó tính toán tỷ lệ dòng tiền về tài khoản KH tại Vietinbank/doanh thu KH trong tháng và so sánh với tỷ lệ tài trợ tín dụng của Vietinbank/tổng dƣ nợ tại các tổ chức tín dụng. Nếu dòng tiền của KH về tài khoản chƣa tƣơng xứng với tỷ lệ, làm việc yêu cầu KH tăng cƣờng chuyển nguồn thu về tài khoản Vietinbank.

Bằng việc thƣờng xuyên theo dõi dòng tiền về tài khoản KH, CBTD cũng có thể nắm bắt đƣợc tình hình và tiến độ thực hiện phƣơng án SXKD của KH. Trong trƣờng hợp nguồn thu của KH về sớm và lớn hơn mức dự kiến, chi nhánh có thể thỏa thuận với KH điều chỉnh kỳ hạn và số tiền trả nợ để tránh trƣờng hợp khi có nguồn thu KH vẫn chƣa đến hạn trả nợ nên dòng tiền tiếp tục đƣợc quay vòng, sử dụng sang mục đích khác.

- Yêu cầu khách hàng có kế hoạch cụ thể trong việc vay vốn và quản lý dòng tiền: Đối với KH vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng, thuyết phục KH có kế hoạch cụ thể trong việc xác định đầu vào, đầu ra, quy định hợp đồng kinh tế có điều khoản tiền về tại NH nào thì thực hiện vay vốn tại NH đó. Điều này vừa tạo điều kiện cho KH tổ chức kế hoạch kinh doanh cụ thể, rõ ràng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho NH trong việc kiểm soát dòng tiền của KH.

- Các chương trình ưu đãi lãi suất nên gắn với điều kiện về dòng tiền về tài khoản: Tại Vietinbank, các KHDN vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đều đƣợc hƣởng lãi suất cho vay ƣu đãi. Vì vậy, chi nhánh có thể tăng

cƣờng dòng tiền của KH về tài khoản bằng việc ràng buộc điều kiện khi áp dụng lãi suất ƣu đãi cho KH, chẳng hạn để đƣợc hƣởng mức lãi suất ƣu đãi KH cần cam kết chuyển tiền về tài khoản với tỷ lệ tƣơng ứng với bao nhiêu phần trăm doanh thu của KH trong tháng. Tỷ lệ này sẽ do chi nhánh tính toán căn cứ trên tỷ lệ tài trợ vốn sao cho hợp lý và hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng

- Kiểm tra trong khi cho vay: Nhìn chung tại Vietinbank Đà Nẵng công tác giải ngân đƣợc thực hiện khá tốt, đầy đủ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng thƣơng mại. Đối tƣợng giải ngân, đơn vị thụ hƣởng, số tiền giải ngân phù hợp với nội dung thẩm định đã đƣợc phê duyệt. Tuy nhiên, chi nhánh cần tăng cƣờng chú ý các nội dung sau để công tác kiểm soát rủi ro trong khi giải ngân đƣợc thực hiện một cách tốt nhất:

Trƣớc khi giải ngân, chi nhánh cần bảo đảm đánh giá tính chân thực và tiến độ thực hiện hợp đồng kinh tế của KH, chất lƣợng công việc triển khai. Đối với giải ngân ứng trƣớc tiền hàng lớn, thời gian giao hàng chậm/kéo dài, tƣ vấn cho KH yêu cầu ngƣời bán hàng/cung cấp dịch vụ phải có thƣ bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc/Bảo lãnh thực hiện hợp đồng để bảo đảm an toàn vốn.

- Tăng cường kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay:

+ Việc kiểm tra sử dụng vốn vay cần thực hiện đầy đủ theo đúng quy định để phản ánh tình hình sử dụng vốn vay thực tế của KH, hiện trạng tài sản hình thành từ vốn vay.

+ Trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của từng nhóm KH, các biện pháp thực hiện kiểm tra kiểm soát cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp. Nhƣ đối với các ngành hàng hạn chế sắt thép, xây dựng cần phải tăng cƣờng kiểm tra kỹ và tần suất nhiều hơn, hay đối với các KH kinh doanh lĩnh vực xăng dầu, lúc kiểm tra cần đƣa thêm nội dung về công tác thực hiện an toàn phòng cháy chữa cháy...

+ Việc kiểm tra cần kết hợp giữa sổ sách với thực tế, chẳng hạn sau khi KH cung cấp số liệu hàng tồn kho cần kiểm tra thực tế kho hàng, đối chiếu số liệu với ghi chép xuất nhập kho của bộ phận thủ kho...Cán bộ tín dụng cần phải bố trí thời gian hợp lý để đi thực tế KH theo định kỳ kiểm tra cũng nhƣ đột xuất, đồng thời phát huy các kỹ năng quan sát, đo lƣờng nhằm năm bắt tình hình hoạt động ngoài mục đích kiểm tra sử dụng vốn vay. Đối với các khoản vay phức tạp, KH có trụ sở cách xa chi nhánh, phải đảm bảo bố trí các cán bộ quản lý KH có kinh nghiệm và năng lực quản lý giám sát KH, không để KH lợi dụng việc kiểm tra, giám sát khó khăn mà sử dụng vốn vào mục đích khác.

+ Định kỳ 6 tháng chi nhánh phải thực hiện cập nhật các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, phân tích những số liệu nếu có biến động mạnh để nhận định cơ hội/rủi ro từ việc cấp tín dụng đối với KH so với thời điểm quyết định cấp tín dụng, việc thực hiện các cam kết của KH với ngân hàng. Trong trƣờng hợp các thông tin cập nhật có yếu tố bất lợi, yêu cầu KH có giải pháp khắc phục, bổ sung tài sản thế chấp hoặc chi nhánh chủ động giảm số tiền cho vay hoặc thu nợ nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro tiền ẩn, nâng cao an toàn vốn vay cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 95 - 98)