Đối với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 102 - 103)

8. Tổng quan đề tài nghiên cứu

3.3.1.Đối với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank)

(Vietinbank)

- Cần có những văn bản hƣớng dẫn cũng nhƣ tổ chức các khóa đào tạo tập trung để tập huấn cho các chi nhánh cách đánh giá chấm điểm KH, đặc biệt là các chỉ tiêu phi tài chính 1 cách khách quan. Hoàn thiện hệ thông chấm điểm, tự động cập nhật 1 số chỉ tiêu phi tài chính liên quan đến nhóm ngành hoạt động, lịch sử quan hệ với ngân hàng...(nếu có thể) để giảm bớt tính chủ quan của cán bộ tín dụng khi thực hiện chấm điểm. Cần nghiện cứu các bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng chi tiết, cụ thể, phù hợp với các đối tƣợng KH thuộc các nhóm ngành khác nhau, đảm bảo phản ánh đúng với thực tế hoạt động của KH và hỗ trợ đắc lực cho các chi nhánh trong việc phân loại KH.

- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro độc lập và tập trung. Cho phép các chi nhánh bổ sung thêm nhân sự để tạo điều kiện thành lập tách bạch bộ phận thẩm định và quan hệ KH. Ngoài ra, việc giao chỉ tiêu kế hoạch cho bộ phận thẩm định gắn với bộ phận KH vô hình chung tạo ra sự phụ thuộc giữa bộ phận thẩm định với bộ phận quan hệ KH nên việc thẩm định không thể hoàn toàn khách quan. Cần nghiên cứu để tăng tính độc lập cho bộ phận

thẩm định bằng cách không tính lƣơng dựa trên các chỉ tiêu kế hoạch doanh số, mà đánh giá dựa trên mức độ tuân thủ các điều kiện, quy trình của NH Công thƣơng Việt Nam khi thực hiện thẩm định.

- Hoàn thiện quy trình cho vay, rút ngắn và đơn giản hóa các thủ tục không cần thiết để giảm bớt khối lƣợng công việc cho các cán bộ quan hệ KH, giúp họ có nhiều thời gian hơn cho công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro để đƣa ra các cảnh báo đối với các KH có xuất hiện bất thƣờng nhƣ dòng tiền về tài khoản ít hơn so với các kỳ trƣớc, doanh thu lợi nhuận giảm mạnh, thƣờng xuyên chậm trả lãi/gốc, giải ngân thu nợ trong thời gian ngắn... để hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ, thƣờng xuyên đào tạo các cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ giúp họ nâng cao nghiệp vụ, tính nhanh nhạy trong việc phát hiện ra các sai phạm của chi nhánh. Tổ chức các chuyên đề kiểm tra kiểm soát đối với cho vay KHDN bảo đảm không bằng tài sản để kiểm soát rủi ro tín dụng tốt hơn. Quán triệt với các cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ là công việc của họ nhằm hỗ trợ cho các chi nhánh thực hiện đúng đắn các quy trình, quy định chứ không phải hạch sách, làm khó chi nhánh. Có nhƣ vậy mới tạo mối quan hệ hợp tác hai bên cùng hỗ trợ, phục vụ đắc lực cho công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 102 - 103)