Đối với các cơ quan ban ngành có liên quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 104 - 109)

8. Tổng quan đề tài nghiên cứu

3.3.3.Đối với các cơ quan ban ngành có liên quan

- Hoàn chỉnh hệ thống kế toán theo chuẩn mực quốc tế,đảm bảo các BCTC phản ánh đúng, đủ, kịp thời và minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó tạo lòng tin cho các ngân hàng đối với doanh nghiệp khi cho vay bảo đảm không bằng tài sản. Trƣớc mắt, khi môi trƣờng chế độ kế toán đang trong giai đoạn hoàn thiện, nếu cần thiết nên quy đinh cụ thể một số doanh nghiệp vừa hoặc lớn phải thực hiện kiểm toán BCTC. Có nhƣ vậy ngân hàng mới có đƣợc những thông tin trung thực cho việc thẩm định, phòng ngừa rủi ro. Điều này sẽ giúp các ngân hàng mạnh dạn hơn trong việc cho vay bảo đảm không bằng tài sản.

- Tham khảo các quốc gia phát triển để có kế hoạch thực hiện, tiến tới tổ chức một môi trƣờng thông tin minh bạch, hiệu quả phục vụ cho công tác vấn

tin và tham khảo thông tin. Quy định các doanh nghiệp, ít nhất là các doanh nghiệp lớn phải lập và cung cấp BCTC quý kịp thời để đảm bảo các ngân hàng cho vay có thể cập nhật đƣợc sớm nhất tình hình tài chính của đơn vị, phát hiện các biến động (nếu có) để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Nâng cao trách nhiệm,vai trò và đạo đức nghề nghiệp của bộ phận kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật để đƣa ra các báo cáo kiểm toán chuẩn xác, phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Đối với các cơ quan hữu quan nhƣ hải quan,thuế, công an, ban quản lý khu kinh tế, báo chí...cần phối hợp để thông báo kịp thời và rộng rãi những trƣờng hợp sai phạm của các doanh nghiệp trên báo đài để các ngân hàng có sự phòng ngừa kịp thời.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng lớn lên từng ngày. Quy mô của doanh nghiệp tăng lên, phạm vi hoạt động rộng hơn. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp bắt buộc phải huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó có vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có tài sản đủ lớn, đủ nhiều để thế chấp, cầm cố cho ngân hàng, vì vậy, nhu cầu vay vốn bảo đảm không bằng tài sản đang là một trong những vấn đề khá nhức nhối hiện nay.

Hoạt động cho vay bảo đảm không bằng tài sản ở nƣớc ta trong những năm qua vẫn còn rụt rè và chƣa đƣợc đẩy mạnh. Song, với định hƣớng từ chính phủ và ngân hàng nhà nƣớc, cộng với việc minh bạch thông tin dần đƣợc hoàn thiện và sự cạnh tranh từ các ngân hàng, trong thời gian tới, cho vay bảo đảm không bằng tài sản đối với khách hàng doanh nghiệp sẽ đƣợc thực hiện nhiều hơn.

Tại Vietinbank Đà Nẵng, nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp vay vốn bảo đảm không bằng tài sản chiếm tỷ trọng tƣơng đối trong tổng dƣ nợ. Do đó, việc nâng cao chất lƣợng tín dụng và kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản cũng là một trong những vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay.

Với mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với khách hàng doanh nghiệp, luận văn đã có những đóng góp sau:

 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại.

 Luận văn nêu rõ quy trình, quy định của Vietinbank về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp và việc áp dụng thực tiễn tại chi nhánh.

 Đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu đƣợc đặt ra trong chƣơng 1 phần cơ sở lý luận của luận văn, đồng thời lồng ghép việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng nhằm làm cơ sở phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp.

 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp tại chi nhánh dựa trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, các nguyên nhân và định hƣớng của chi nhánh trong thời gian đến.

 Đề xuất các kiến nghị đối với trụ sở chính, cơ quan chức năng hỗ trợ đối với các giải pháp mà luận văn đƣa ra khi vƣợt thẩm quyền của chi nhánh.

Trên đây là những đóng góp của luận văn đối với việc xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng - Chi nhánh Đà Nẵng. Vì thời gian có hạn nên đề tài còn tồn tại những hạn chế, vì vậy tác giả rất mong nhận đƣợc sự quan tâm chỉ bảo của quý thầy cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Võ Thị Thúy Anh (Chủ biên) - ThS. Lê Phƣơng Dung, Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Tài Chính, 2008.

[2] TS.Hồ Diệu (2010), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê. [3] PGS.TS. Lâm Chí Dũng, Th.S Võ Hoàng Diễm Trinh (2010), Bài giảng

quản trị ngân hàng 2, Đà Nẵng.

[4]Nguyễn Hiệp (2007), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[5] Hà Đức Hùng (2012), Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi Lăng – TP Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[6] TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, Hồ Chí Minh.

[7] Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010. [8] Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014.

[9] Peter.S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[10] Sổ tay tín dụng, quy chế cho vay, hƣớng dẫn kiểm tra giám sát tín dụng, quy định về phân cấp thẩm quyền trong hệ thống Vietinbank

[11] Đào Thị Thanh Thủy (2013), Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Bắc Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[12] Trần Anh Thƣ (2013), Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiêp & Phát triển nông thôn Việt Nam – CN Hải Châu, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[13] Lƣơng Khắc Trung (2012), Giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng,

luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[14] Vietinbank Đà Nẵng (2013-2015), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2013, 2014, 2015. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Website:

[15] www.sbv.gov.vn; [16] www.mof.gov.vn;

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp tại NHTMCP công thương chi nhánh đà nẵng (Trang 104 - 109)