8. Tổng quan đề tài nghiên cứu
1.2.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho
cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp của NHTM
Sau khi thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát RRTD trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp, để đánh giá kết quả công tác này, các ngân hàng thƣờng dựa vào các tiêu chí sau:
a. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN là nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Đây là các khoản nợ có rủi ro cao, KH vay có rất ít khả năng trả nợ, ngân hàng có nguy cơ bị mất vốn.
Tỷ lệ nợ xấu =
Dƣ nợ xấu
x 100% Tổng dƣ nợ
Mức giảm tỷ lệ nợ xấu = Tỷ lệ nợ xấu cuối kỳ - Tỷ lệ nợ xấu đầu kỳ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp càng cao thì chất lƣợng tín dụng càng kém và ngƣợc lại. Vì thế, mức giảm tỷ lệ nợ xấu giúp đánh giá hiệu quả công tác hạn chế RRTD của ngân hàng. Một sự giảm đi về tỷ lệ nợ xấu sẽ phản ánh đƣợc ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến chất lƣợng các khoản vay và công tác hạn chế RRTD trong cho vay ngày càng hiệu quả.
b. Xu hướng biến động cơ cấu nhóm nợ
Biến động trong cơ cấu nhóm nợ của cho vay ngắn hạn doanh nghiệp bảo đảm không bằng tài sản là sự thay đổi tỷ trọng của từng nhóm nợ trong tổng dƣ
nợ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp bảo đảm không bằng tài sản. Nếu tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao hơn (Nợ nhóm 3, 4, 5) giảm đi có nghĩa là sự thay đổi các nhóm nợ xấu theo chiều hƣớng tốt hơn, các khoản nợ chỉ gặp khó khăn tạm thời và có khả năng thu hồi hay nói cách khác công tác hạn chế rủi ro tín dụng có hiệu quả và ngƣợc lại.
c. Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng
Dự phòng là khoản mà ngân hàng đã trích lập từ thu nhập hiện tại để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra khi KH không thực hiện đƣợc nghiã vụ theo cam kết, nó phản ánh mức độ RRTD chung của một ngân hàng.
Tỷ lệ trích lập dự
phòng RRTD =
Dự phòng RRTD đã đƣợc trích lập
x 100% Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ này càng giảm cho thấy chất lƣợng nợ đƣợc nâng cao và khả năng gánh chịu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra giảm xuống.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp của NHTM
a. Nhân tố bên ngoài
Nhóm nhân tố từ phía môi trƣờng
- Môi trường kinh tế: có ảnh hƣởng đến sức mạnh tài chính của ngƣời đi vay. Khi nền kinh tế hƣng thịnh, ngƣời vay hoạt động tốt do lợi nhuận thu đƣợc tƣơng đối cao, nhƣng trong giai đoạn khủng hoảng khả năng hoàn trả của ngƣời đi vay bị giảm sút do lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ.
- Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước: Cùng với môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng pháp lý tạo nên môi trƣờng cho vay của các NHTM. Các yếu tố pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực thi và sự chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh. Môi
trƣờng cho vay có thể ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực, hạn chế hay làm tăng thêm nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM.
- Môi trường thông tin: môi trƣờng thông tin rõ ràng, kịp thời và đáng tin cậy là cơ sở để đƣa ra những quyết định tín dụng chính xác và ngƣợc lại.
- Cạnh tranh giữa các ngân hàng: trong thời buổi cạnh tranh diễn ra gay gắt, để thu hút KH các ngân hàng có thể nới lỏng chính sách tín dụng. Thậm chí nhiều ngân hàng liều lĩnh chấp nhận rủi ro nhằm đạt đƣợc mức lợi nhuận cao, bất chấp những hợp đồng tín dụng không lành mạnh, thiếu an toàn.
Nhóm nhân tố từ phía khách hàng
- Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng đi vay: Quan hệ tín dụng đƣợc thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối giữa ngân hàng và KH. Uy tín và sự trung thực của KH ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là trong cho vay bảo đảm không bằng tài sản. Nếu các doanh nghiệp vay vốn không cung cấp các số liệu trung thực thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ việc quản lý vốn vay của KH để qua đó có thể đƣa ra quyết định cho vay đúng đắn. Ngoài ra, nếu KH sử dụng vốn vay không đúng đối tƣợng, không đúng với phƣơng án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả đƣợc nợ đúng hạn.
- Năng lực của khách hàng: là nhân tố quyết định việc KH sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của KH yếu kém, không dự đoán đƣợc những biến động của nhu cầu thị trƣờng; không hiểu biết nhiều trong sản xuất, phân phối và khuyếch trƣơng sản phẩm thì sẽ dễ dàng gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hƣởng. Và ngƣợc lại năng lực của KH càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng càng lớn, vốn vay càng đƣợc sử dụng có hiệu quả.
- Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dƣới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo
dõi đƣợc dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.
b. Nhân tố bên trong
- Chính sách tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều KH, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro.
- Quy trình tín dụng và tổ chức thực hiện quy trình: Hoạt động cho vay có đạt hiệu quả cao, rủi ro tín dụng có đƣợc hạn chế hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy, quy trình nghiệp vụ. Quy trình tín dụng chƣa chặt chẽ hoặc quá cụ thể, quá linh hoạt điều có thể là nhân tố gây ra rủi ro tín dụng. Một quy trình tín dụng đƣợc bố trí khoa học, rõ ràng sẽ góp phần quan trọng làm nâng cao chất lƣợng của thông tin tới cấp ra quyết định cho vay, giảm các yếu tố sai lệch thông tin và là cơ sở để nâng cao chất lƣợng tín dụng, từ đó góp phần hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay.
- Trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ tín dụng: Chất lƣợng đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sỡ dĩ nhƣ vậy là vì CBTD là ngƣời tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng. Vì vậy trình độ chuyên môn và đạo đức của CBTD là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay.
- Năng lực quản trị điều hành: Ngân hàng có bộ máy quản lý điều hành tốt sẽ đƣa ra những quyết định tín dụng đúng đắn, phù hợp và ngƣợc lại.
- Công nghệ ngân hàng: công nghệ có tác động lớn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Công nghệ cung cấp cho ngƣời làm công tác quản lý có những công cụ hữu hiệu để giúp ngân hàng nhanh chóng phát hiện sớm các rủi ro tín dụng trong cho vay. Hệ thống thông tin hiện đại sẽ đảm bảo cho ngân hàng có thể thu thập, phân tích và xử lý những thông tin liên quan đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là trong việc đánh giá rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, nội dung chính của Chƣơng 1 bao gồm các vấn đề sau:
Khái quát nội dung hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại, trong đó nêu rõ khái niệm và đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại.
Trình bày các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại nhƣ khái niệm, đặc điểm, phân loại và tác động của rủi ro tín dụng, từ đó nêu lên các đặc điểm của rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại.
Nội dung về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp, các yêu cầu, các tiêu chí đánh giá kết quả của công tác này và các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại.
Những nghiên cứu mang tính lý luận đƣợc trình bày ở chƣơng 1 sẽ là cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn bảo đảm không bằng tài sản đối với doanh nghiệp tại Vietinbank Đà Nẵng ở chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN BẢO ĐẢM KHÔNG
BẰNG TÀI SẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI VIETINBANK ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.1. Lịch sử hình thành
Tháng 11/1988, theo Nghị Định 53/HĐBT về chuyển đổi hệ thống ngân hàng – ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Công Thƣơng đƣợc thành lập cùng với những chi nhánh phụ thuộc. Năm 1991, theo luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam đổi tên thành Ngân hàng Công Thƣơng Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ngày 01/01/1997, sau sự kiện chia tách tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành hai chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam là Chi nhánh Đà Nẵng và Chi nhánh Quảng Nam.
Ngày 03/07/2009, NHNN ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, do vậy chi nhánh Ngân hàng Công Thƣơng Đà Nẵng đƣợc đổi thành Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.
2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sau những năm đổi mới NH TMCP Công Thƣơng VN – Chi nhánh Đà Nẵng cũng có những bƣớc phát triển lớn mạnh cả về hoạt động kinh doanh cũng nhƣ bộ máy tổ chức. Một khi bộ máy tổ chức quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi nhánh ngày càng hoàn thiện theo hƣớng chuyên môn hóa nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn. Hiện nay chi nhánh có các phòng ban đƣợc lắp đặt theo sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý nhƣ sau:
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
a. Nguyên tắc tổ chức: các bộ phận trong Chi nhánh là những đơn vị
chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc. Mối quan hệ tại mỗi đơn vị đƣợc thực hiện theo mô hình trực tuyến, tuân thủ quy tắc một lãnh đạo trực tiếp.
b. Mạng lưới hoạt động:
- Hội sở chính tại 172 Nguyễn Văn Linh quận Thanh Khê - Đà Nẵng gồm các phòng nghiệp vụ: Phòng KHDN, Phòng Bán Lẻ, Phòng Kế Toán, Phòng Tiền Tệ Kho Quỹ, Phòng TCHC, Phòng Tổng Hợp.
- Phòng giao dịch: P. KẾ TOÁN GIAO DỊCH P. TIỀN TỆ KHO QUỸ P. KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CÁC P. GIAO DICH LOẠI II CÁC P. GIAO DICH LOẠI I P. TỔNG HỢP P. BÁN LẺ BAN GIÁM ĐỐC
+ Phòng giao dịch loại 1: PGD Hải Châu, PGD Hùng Vƣơng 1, PGD Hùng Vƣơng 3, PGD Điện Biên Phủ, PGD Phan Châu Trinh.
+ Phòng giao dịch loại 2: PGD Núi Thành, PGD Lê Duẩn, PGD Cẩm Lệ, PGD Siêu Thị, PGD Đống Đa, PGD Sơn Trà.
c. Chức năng và nhiệm vụ:
- Giám đốc: là ngƣời lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của Chi nhánh theo quy định trong điều lệ của Vietinbank và trƣớc pháp luật.
- Phó Giám đốc: là ngƣời hỗ trợ Giám đốc Chi nhánh trong việc triển khai và thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ cấp trên giao phó, chịu trách nhiệm đôn đốc và giám sát công việc của các phòng ban.
- Phòng kế toán: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý các giao dịch.
- Phòng KHDN: thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ hiện hành và hƣớng dẫn của Vietinbank.
- Phòng Bán lẻ: thực hiện nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ hiện hành và hƣớng dẫn của Vietinbank.
- Phòng tiền tệ kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và Vietinbank, cất giữ tài sản, ứng và thu tiền cho Phòng giao dịch, thực hiện thu chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ; thực hiện thu chi tiền mặt đối với các đơn vị, cá nhân mở tài khoản giao dịch tại phòng Kế toán.
- Phòng Tổng hợp: tham mƣu cho Ban Giám đốc trong các nghiệp vụ kế hoạch, dự báo kế hoạch kinh doanh. Thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh, cân đối vốn kinh doanh, báo cáo thống kê, công tác tổng hợp, phát triển sản phẩm.
- Phòng Tổ chức hành chính: thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc và quy định của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng, phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh .
- Phòng giao dịch loại 1: thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội dƣới mọi hình thức và các loại hình dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.
- Phòng giao dịch loại 2: thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội dƣới mọi hình thức. Là đầu mối khai thác, tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của các cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
a. Tình hình huy động vốn
Đối với ngân hàng, nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng cần có một nguồn vốn tốt, giá rẻ để mở rộng hoạt động tín dụng nói chung cũng nhƣ cho vay nói riêng. Nguồn vốn càng lớn, giá huy động càng thấp thì khả năng cung ứng vốn cho vay ra nền kinh tế càng cao, NH dễ tính toán các kế hoạch tín dụng cũng nhƣ giá cả tín dụng cho phù hợp và có tính cạnh tranh cao so với đối thủ cạnh tranh của mình.