8. Tổng quan đề tài nghiên cứu
3.2.4. Các giải pháp bổ sung
Cải thiện chính sách khách hàng nhằm tạo mối quan hệ bền vững, hợp tác hai bên cùng có lợi với khách hàng vay vốn.
Công tác kiểm soát rủi ro luôn phải đồng hành và đi đôi với tăng trƣởng tín dụng. Một trong những nguyên nhân khiến công tác kiểm soát rủi ro của chi nhánh gặp khó khăn là do chi nhánh chƣa thực sự gắn kết với KH. Các KH chƣa nhận thức và nắm rõ hết nghĩa vụ của mình khi vay vốn tại ngân hàng. Thêm vào đó, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng vô hình chung tạo cho các KH vay vốn một vị thế “cửa trên”. Doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi vay vốn, có sự so sánh giữa các ngân hàng và thƣờng cảm thấy “phiền toái” khi NH yêu cầu thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết trong hợp
đồng tín dụng... Một khi mối quan hệ giữa ngân hàng và KH chỉ dừng lại ở mức đối tác “bên cho vay- bên đi vay”, doanh nghiệp sẽ không sẵn sàng cung cấp các thông tin hoạt động của mình cho ngân hàng, ngân hàng vì thế cũng khó có cơ hội giải thích cho KH hiểu tầm quan trọng của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với KH.
Vì thế, để tạo thuận lợi trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng, Vietinbank Đà Nẵng cần phải thiết lập mối quan hệ tốt với các KH vay vốn, đặc biệt là các KHDN vay vốn bảo đảm không bằng tài sản. Chi nhánh cần tạo ra một chính sách KH phù hợp, cụ thể đến từng nhóm đối tƣợng KH. Qua công tác chăm sóc KH, chi nhánh vừa thiết lập đƣợc mối quan hệ tốt để giữ chân KH, tạo ra cơ hội thuận lợi để hợp tác cùng phát triển, qua đó cán bộ quan hệ KH có thể nắm bắt các nhu cầu để có những biện pháp ứng xử phù hợp. Khi mối quan hệ giữa chi nhánh và KH trở nên tốt, cán bộ quan hệ KH từ đó cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc nắm bắt thông tin KH, những thay đổi nếu có trong hoạt động kinh doanh của KH. Từ đó việc tuân thủ công tác kiểm tra kiểm soát trong và sau cho vay cũng trở nên nhẹ nhàng hơn và không còn là “gánh nặng” cho cả đôi bên. Điều này cũng đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhạy của các cán bộ làm công tác quan hệ KH.
Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ làm công tác tín dụng
Một trong những nhân tố quyết định đến thành công của ngân hàng là yếu tố con ngƣời. Mọi sự thay đổi diễn ra có đạt kết quả hay không và đạt ở mức độ nào trƣớc hết phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ của ngân hàng. Vì thế công tác phát triển nguồn nhân lực ở cả chất và lƣợng là điều hết sức cần thiết.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho các CBTD
Lợi thế của Vietinbank Đà Nẵng là đã trang bị cho mình một đội ngũ nhân viên làm công tác tín dụng trẻ, năng động, nhiệt huyết đƣợc trang bị đầy đủ về kiến thức, đáp ứng đƣợc khả năng công tác trong môi trƣờng hoạt động của ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, do đa phần là nhân viên trẻ nên kinh nghiệm công tác còn hạn chế, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề, nhất là các vấn đề về quản trị rủi ro còn thiếu chiều sâu. Trên bình diện tổng quát thì mặt bằng chung về kinh nghiệm và kiến thức, nhất là kiến thức về việc nhận xét, đánh giá KH của đội ngũ nhân viên làm công tác tín dụng chƣa thật đồng đều.
Do vậy, để góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro, Vietinbank Đà Nẵng cũng cần chú trọng đến việc kiện toàn chất lƣợng đội ngũ nhân viên, nhất là đội ngũ làm công tác thẩm định. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dƣỡng kiến thức và phƣơng pháp nhận xét đánh giá KH cho các nhân viên. Hình thành cho đội ngũ nhân viên tín dụng cách nhìn nhận khoa học, toàn diện, khách quan đối với từng KH và đặc trƣng ngành nghề KH hoạt động. Đào tạo cho nhân viên các kỹ năng thu thập và chọn lọc thông tin, kỹ năng đàm phán KH về các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký kết, kỹ năng tổng hợp, phân tích. Từ đó đƣa ra các đề xuất tín dụng đúng đắn nhằm đem lại lợi nhuận cũng nhƣ giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh.
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp và ý thức tuân thủ trong việc thực hiện công tác cho vay
Cần quán triệt tƣ tƣởng tránh buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh nhằm lôi kéo KH để đạt chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao dẫn tới không đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Quán triệt yêu cầu đối với cán bộ làm công tác tín dụng: Chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ trƣớc, trong và sau khi cho vay; không hạ thấp các điều kiện hợp đồng tín dụng gây rủi ro cho chi nhánh.
Nhấn mạnh hơn nữa vai trò của việc nâng cao ý thức tuân thủ của CBTD, đặc biết nhất là khi thực hiện công tác cho vay ngắn hạn doanh nghiệp bảo đảm không bằng tài sản bởi đây hầu hết là các đối tƣợng vay vốn với số tiền lớn nên nếu rủi ro xảy ra,thiệt hại gây ra cho chi nhánh sẽ rất lớn.
Bên cạnh việc khen thƣởng đối với các cán bộ thực hiện tốt, cần đƣa ra các biện pháp xử phạt đối với các cán bộ cố tình không chấp hành đúng quy định, quy trình cho vay và kiểm soát vốn vay gây thiệt hại cho chi nhánh, từ đó tạo tƣ tƣởng và ý thức tuân thủ cho các cán bộ làm công tác tín dụng.