8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
a. Quy mô doanh nghiệp
Dựa trên lý thuyết cân đối vốn, quy mô doanh nghiệp đƣợc xem là có quan hệ ngƣợc chiều với chi phí phá sản; do đó, các doanh nghiệp lớn hơn sẽ tăng lƣợng nợ trong cấu trúc vốn của mình để tối đa hóa lợi ích về thuế. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn có nhiều khả năng thƣơng lƣợng với các chủ nợ và kết quả là hạ thấp đƣợc chi phí vốn vay (Peters, 2004). Các doanh
nghiệp lớn ít có khả năng bị ảnh hƣởng bởi sự bất đối xứng về thông tin hơn so với những doanh nghiệp nhỏ nên có thể dễ dàng huy động vốn với chi phí thấp.
Mặc dù ảnh hƣởng của quy mô doanh nghiệp đến cấu trúc vốn chƣa đƣợc chứng minh cụ thể trong một mô hình lý thuyết tài chính nào nhƣng phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nƣớc đều kết luận một mối tƣơng quan thuận giữa quy mô doanh nghiệp và hệ số nợ bao gồm Titman và Wessels (1988); Harris và Raviv (1991); Rajan và Zingales (1995); Booth và cộng sự (2001); Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006); Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Diaz-Rainey và Gregoriou (2014); Võ Thị Thuý Anh và cộng sự (2014).
b. Khả năng sinh lời
Ảnh hƣởng của khả năng sinh lời đến việc lựa chọn cấu trúc vốn đến nay vẫn còn trái ngƣợc nhau. Trong khi lý thuyết cân đối vốn hàm ý rằng các công ty có lợi nhuận cao thƣờng có xu hƣớng vay nợ nhiều để tận dụng lợi ích từ lá chắn thuế (Jensen, 1986), lý thuyết trật tự phân hạng lại đƣa ra dự đoán về mối quan hệ ngƣợc chiều giữa khả năng sinh lời và hệ số nợ của công ty.
Tuy nhiên, hầu hết các kết quả thực nghiệm ở cả các nƣớc phát triển và đang phát triển đều đi đến kết luận về mối quan hệ ngƣợc chiều giữa đòn bẩy tài chính và khả năng sinh lời của công ty nhƣ Rajan và Zingales (1995), Titman và Wessel (1988), Booth và cộng sự (2001), Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Diaz-Rainey và Gregoriou (2014); Võ Thị Thuý Anh và cộng sự (2014).
c. Cơ cấu tài sản
Theo lý thuyết cân đối vốn, những công ty có tỷ trọng tài sản hữu hình lớn sẽ sử dụng nhiều nợ vay hơn so với các công ty có tỷ trọng tài sản vô hình cao nhờ vào việc sử dụng một phần tài sản cố định hữu hình làm tài sản đảm bảo, do đó giảm đƣợc chi phí khánh tận tài chính. Hơn nữa, mâu thuẫn lợi ích
giữa các cổ đông và các chủ nợ cũng đƣợc giảm bớt nhờ sự đảm bảo của tài sản thế chấp và do đó làm giảm rủi ro gánh chịu chi phí đại diện của nợ của ngƣời cho vay (Jensen và Meckling, 1976; Harris và Raviv, 1991). Do vậy tỷ lệ tài sản hữu hình có quan hệ cùng chiều với hệ số nợ.
Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988); Rajan và Zingales (1995); Myers (1984); Myers (2001); Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Diaz-Rainey và Gregoriou (2014); Võ Thị Thuý Anh và cộng sự (2014) đều kết luận rằng các công ty nắm giữ một lƣợng tài sản cố định hữu hình sẽ có xu hƣớng sử dụng nhiều nợ vay trong tài trợ.
d. Tính thanh khoản
Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các công ty có số lƣợng lớn tiền mặt và tài sản có tính thanh khoản cao sẽ có xu hƣớng tài trợ cho các dự án mới bằng nguồn tài trợ nội bộ do đó khả năng thanh khoản của doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ nghịch với hệ số nợ (Nguyễn Thị Thuỳ Dung, Diaz-Rainey và Gregoriou, 2014). Mặt khác, tính thanh khoản là một chỉ số đo lƣờng khả năng trả nợ của công ty, do đó, tính thanh khoản càng cao sẽ dẫn đến lƣợng vay nợ càng lớn do doanh nghiệp có thể trả các khoản nợ vay khi đến hạn thanh toán và nó cũng phát tín hiệu cho các nhà đầu tƣ bên ngoài về dòng tiền tƣơng lai của công ty (Ross, 1977; Harris và Raviv, 1991).
e. Lợi nhuận trên mỗi cổ phần
Lý thuyết lựa chọn thời điểm thị trƣờng của Baker và Wurgler (2002) lập luận rằng cấu trúc vốn của một doanh nghiệp phản ánh khả năng các doanh nghiệp xác định thời điểm thuận lợi của thị trƣờng để phát hành cổ phiếu. Do đó, ảnh hƣởng của EPS lên đòn bẩy sẽ trở nên rõ rệt hơn khi các nhà quản trị quan tâm đến phần bù cho nhà đầu tƣ trên cơ sở lợi nhuận từ việc nắm giữ cổ phiếu. Graham và Harvey (2001) cho thấy hơn hai phần ba các CFO của các công ty Mỹ đều đồng ý rằng cân nhắc đến việc giảm EPS đóng
vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định phát hành cổ phiếu thƣờng. Chen và Chou (2015) cho thấy hệ số nợ hằng năm của doanh nghiệp có quan hệ ngƣợc chiều với giá trị EPS của kì trƣớc đó.