THỦ TỤC THÔNG QUAN TỰ ĐỘNG VNACCS/VCIS

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thông quan hàng hóa tự động VNACCS VCIS tại đà nẵng (Trang 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. THỦ TỤC THÔNG QUAN TỰ ĐỘNG VNACCS/VCIS

2.1.1. Tổn qu n về Hệ t ốn thông quan tự độn VNACCS/VCIS

* Một số khái niệm cơ bản liên quan đến lĩnh vực hải quan:

Căn cứ điều 4 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội [22] quy định:

Cơ chế một cửa quốc gia là việc cho phép ngƣời khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nƣớc quyết định cho phép hàng hóa đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp.

Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để bảo đảm sự nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lƣu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phƣơng tiện vận tải đang thuộc đối tƣợng quản lý hải quan.

Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc đƣợc lƣu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.

trình cho cơ quan hải quan theo quy định của Luật này.

Kiểm soát hải quan là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.

Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phƣơng tiện vận tải.

Lãnh thổ hải quan gồm những khu vực trong lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nơi Luật hải quan đƣợc áp dụng.

Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phƣơng tiện vận tải; ngƣời điều khiển phƣơng tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, ngƣời khác đƣợc chủ hàng hóa, chủ phƣơng tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.

Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa đƣợc nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dƣới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.

Thông tin hải quan là những thông tin, dữ liệu về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các thông tin khác liên quan đến hoạt động hải quan.

Thủ tục hải quan là các công việc mà ngƣời khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phƣơng tiện vận tải.

Căn cứ điều 3 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ [26] quy định:

Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông

qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan là hệ thống do Tổng cục Hải quan quản lý cho phép cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kết nối, trao đổi thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ, ngành có liên quan.

Hệ thống khai hải quan điện tử là hệ thống cho phép ngƣời khai hải quan thực hiện việc khai hải quan điện tử, tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

Khách hàng là các cơ quan, doanh nghiệp và ngƣời dân [27] [28]: là đối tƣợng thực hiện thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phƣơng tiện vận tải; có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phƣơng tiện vận tải; Cơ quan khác của Nhà nƣớc trong việc phối hợp quản lý nhà nƣớc về hải quan.

* Khái niệm về Hệ thống VNACCS/VCIS [32]: là hệ thống thông quan điện tử tự động và cơ chế một cửa quốc gia.

Hệ thống VNACCS/VCIS bao gồm các chức năng chính như sau:

- Là hệ thống xử lý tập trung dựa trên nguyên tắc mã hóa các nghiệp vụ, các chỉ tiêu thông tin;

- Tiếp nhận các thông tin khai báo trƣớc của doanh nghiệp: thông tin Manifest, hóa đơn, vận chuyển hàng hóa.

- Chức năng khác của Hệ thống VNACCS là tăng cƣờng kết nối với các Bộ, Ngành bằng cách áp dụng Cơ chế một cửa (Single Window). Cơ quan Hải quan sẽ gửi thông tin liên quan đến việc xin cấp phép của các cơ quan chuyên ngành. Kết quả xử lý cấp phép sẽ đƣợc thực hiện thông qua Hệ thống.

- Áp dụng chữ kí điện tử, hỗ trợ phần mềm thiết bị đầu cuối cho doanh nghiệp - Tự động xác định thuế suất, phân bổ tính toán trị giá, tính thuế;

- Tự động kiểm tra thanh toán thuế, tự động thông quan.

- Thanh toán thuế: Bảo lãnh (chung, riêng); Nộp thuế (hạn mức, tiền mặt, chuyển khoản); Phƣơng thức: Khai trên Vnaccs; Đăng ký thông tin trƣớc.

Dự án VNACCS/VCIS gồm 3 cấu phần chủ yếu:

+ Cấu phần 1 - xây dựng hệ thống phần mềm VNACCS/VCIS;

+ Cấu phần 2 - trang bị phần cứng cho Trung tâm dữ liệu hải quan để vận hành VNACCS/VCIS;

+ Cấu phần 3 - tƣ vấn, hỗ trợ quản lí hải quan.

Hệ thống VNACCS/VCIS gồm 02 hệ thống nhỏ:

- Hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam (gọi tắt là Hệ thống VNACCS là viết tắt của Vietnam Automated Cargo Clearance System). Hệ thống VNACCS sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là VCIS là viết tắt của Vietnam Customs Intelligence Information System) là 1 hệ thống thông tin tình báo Hải quan phục vụ cho công tác quản lý rủi ro và giám sát nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam). VNACCS/VCIS hợp thành 1 hệ thống hải quan điện tử hoàn chỉnh và hiện đại.

Với mục tiêu phục vụ công tác quản lí và thông quan hàng hóa tự động nên VNACCS/VCIS đƣợc thiết kế nhiều phần mềm để đáp ứng yêu cầu công tác nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam.

Các quy trình quản lý, nghiệp vụ sẽ đƣợc xây dựng phần mềm ứng dụng chi tiết nhƣ Hình 2.1.1 (Phụ lục 3) bao gồm:

- Phần mềm về khai báo điện tử (e-Declaration); - Lƣợc khai hàng hóa điện tử (e-Manifest); - Hóa đơn điện tử (e-Invoice);

- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử (e-C/O); - Packing List (phiếu đóng gói hàng) điện tử (e-P/L); - Phân luồng (Selectivity);

- Quản lí hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro; - Quản lí DN XNK;

- Thông quan và giải phóng hàng; - Giám sát và kiểm soát;

- Kiểm tra vận hành hệ thống, đào tạo ngƣời sử dụng hệ thống, hỗ trợ kĩ thuật và bảo trì hệ thống.

Khi triển khai Hệ thống VNACCS sẽ bao phủ 133 quy trình nghiệp vụ hải quan bằng hình thức trực tuyến và 6 quy trình nghiệp vụ Batch (thực hiện theo gói tin). Tuy nhiên, việc ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ trong VNACCS không có nghĩa là triệt tiêu các hệ thống IT (công nghệ thông tin) hiện có của Hải quan Việt Nam, mà sẽ có cơ chế để kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa VNACCS và các hệ thống này. Ví dụ nhƣ cơ chế kết nối giữa VNACCS với phần mềm thống kê hải quan; hệ thống thanh toán thuế KTT559; trao đổi thông tin hóa đơn tự in trực tuyến; hệ thống thông tin tình báo… Đặc biệt, với mục tiêu thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia nên VNACCS sẽ cho phép kết nối với các đơn vị bên ngoài ngành Hải quan nhƣ DN XNK; đại lí thủ tục hải quan; công ty về logictics; các bộ, ngành liên quan; các hãng vận tải; hệ thống ngân hàng.

Về VCIS, mục đích nhằm phục vụ thông quan hàng hóa, quản lí rủi ro hải quan. VCIS gồm 15 quy trình nghiệp vụ trực tuyến và 9 quy trình nghiệp vụ Batch. VCIS cũng có cơ chế kết nối với các hệ thống công nghệ thông tin hiện có của Hải quan Việt Nam. Tuy nhiên, VCIS sẽ không thực hiện kết nối với các cơ quan ngoài ngành Hải quan.

2.1.2. Sự á b ệt ủ Hệ t ốn VNACCS/VCIS so vớ Hệ t ốn Hả qu n đ ện tử tr ớ đây

So với hệ thống hiện hành, Hệ thống VNACCS có điểm mới là tập trung cả 03 khâu: Khâu trƣớc, trong và sau thông quan. Hệ thống hiện tại chỉ tập trung khâu trong và sau thông quan. Toàn bộ khâu trƣớc thông quan hiện nay mới chỉ đƣợc thực hiện thí điểm trong khuôn khổ Dự án E-manifest, theo đó, hãng tàu phải gửi trƣớc toàn bộ thông tin manifest về hàng hóa trên tàu cho cơ quan Hải quan.

Hệ thống VNACCS mở rộng thêm các chức năng, thủ tục mới, đó là thủ tục đăng ký danh mục miễn thuế, thủ tục áp dụng chung cả hàng mậu dịch và phi mậu dịch, thủ tục đơn giản đối với hàng trị giá thấp, quản lý hàng hóa tạm nhập - tái xuất.

Tiếp nhận và xử lý phân luồng tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp. Hạn chế sử dụng hồ sơ giấy thông qua việc áp dụng chữ ký điện tử. Thời gian xử lý đối với hàng luồng xanh là 1 - 3 giây. Thời gian xử lý đối với luồng vàng và luồng đỏ phụ thuộc vào thời gian kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Hệ thống VNACCS kết nối với nhiều hệ thống công nghệ thông tin của các bên liên quan nhƣ: doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, dịch vụ, giao nhận, vận chuyển, ngân hàng, các Bộ, Ngành liên quan.

Về khai báo và xử lý thông tin khai báo trƣớc thông quan: trƣớc thông quan, hệ thống VNACCS hỗ trợ tập trung xử lý thông tin trƣớc khi hàng đến/khai báo để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại các khâu khai báo.

Một trong những nội dung thay đổi tƣơng đối lớn của Hệ thống VNACCS liên quan đến thanh khoản hàng gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất.

Về giám sát, quản lý hải quan đối với một số loại hình: khi áp dụng Hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ đƣợc thực hiện theo hƣớng đơn giản hóa, gom các quy trình thủ tục theo hƣớng chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, quá cảnh,…về loại hình là hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của hải quan vì bản chất là việc chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác, chịu sự giám sát của hải quan.

Về chế độ quản lý của hải quan: Theo quy định hiện tại, hiện có khoảng trên 200 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Để đảm bảo và tạo thuận lợi cho việc quản lý hải quan, thống kê và trên cơ sở khuyến nghị của Công ƣớc Kyoto sửa đổi, Hệ thống VNACCS thực hiện chuẩn hóa các chế độ quản lý hải quan với khoảng 30 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu.

2 1 3 Cá ôn v ệ ần t ự ện t ự ện Hệ t ốn VNACCS/VCIS

1. Cài đặt phần mềm thiết bị đầu cuối;

2. Đăng ký chữ ký số, đăng ký ngƣời sử dụng (hƣớng dẫn trên Website Hải quan);

3. Thực hiện các thủ tục xin cấp bảo lãnh thuế và hạn mức ngân hàng trả thuế thay;

4. Khai trƣớc thông tin hóa đơn (không bắt buộc): nghiệp vụ IVA; 5. Khai vận chuyển đối với hàng chuyển cảng, chuyển cửa khẩu; 6. Khai thông tin nhập khẩu (khai tạm): nghiệp vụ IDA/EDA;

7. Kiểm tra thông tin đăng ký tờ khai do hệ thống phản hồi, chịu trách nhiệm về nội dung khai báo; gửi để đăng ký tờ khai;

8. Xuất trình hồ sơ/hàng hóa theo thông báo của cơ quan hải quan; 9. Nộp thuế trực tiếp (trƣờng hợp không sử dụng hạn mức ngân hàng trả thuế thay hoặc bảo lãnh).

2 1 4 Quy trìn t ủ tụ t ôn qu n àn óa VNACCS/VCIS

Thủ tục/quy trình là cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay quá trình (TCVN ISO/IEC 9000:2007).

Theo Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ có nêu: "Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. “Trình tự thực hiện” là thứ tự các bƣớc tiến hành của đối tƣợng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.

Quy trình thủ tục thông quan hàng hóa VNACCS/VCIS đƣợc thực hiện theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2015 [29] bao gồm 05 bƣớc sau:

ớ 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai

ớ 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan

ớ 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa

ớ 3: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí

ớ 5: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ

2 1 5 Cá yếu tố ản ởn đến quy trìn t ôn qu n àn hóa.

a. Yếu tố cơ sở pháp lý, quy trình thủ tục hải quan

Cụ thể là Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.; Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2015 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

hoàn thiện, thiếu đồng bộ hoặc còn chồng chéo. Sự phối hợp giữa các bộ ngành, giữa các địa phƣơng với HQ, giữa ngành HQ với các đơn vị khác chƣa thật tốt. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho việc triển khai thủ tục VNACCS/VCIS trong thời gian qua.

b. Yếu tố công nghệ

Công nghệ có ảnh hƣởng rất lớn đến thủ tục VNACCS/VCIS vì thủ tục VNACCS/VCIS đƣợc xây dựng dựa trên công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ đơn giản, hài hòa, thống nhất và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Để đảm bảo thực hiện đồng bộ với Hệ thống VNACCS/VCIS, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với nhà thầu tiến hành nâng cấp các Hệ thống công nghệ thông tin vệ tinh theo mô hình xử lý tập trung tại Tổng cục (gồm: Hệ thống thông quan điện tử E-customs, Hệ thống giá tính thuế, Hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Hệ thống thông tin quản lý rủi ro).

Về trang thiết bị, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với nhà thầu và các bên liên quan tiếp nhận và lắp đặt trang thiết bị phần cứng, máy chủ phục vụ cho triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS. Môi trƣờng bên trong Trung tâm dữ liệu cũng đã đƣợc thiết lập và hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu chạy chính thức hệ thống. Đƣờng truyền phục vụ triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS cũng đƣợc đảm bảo.

c. Yếu tố kinh tế, xã hội

Cần có sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp đã đăng ký và đƣợc cấp giấy công nhận tham gia thủ tục VNACCS/VCIS. Đây cũng là một trong những đối tƣợng có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào sự thành công chung của thủ tục VNACCS/VCIS. Chính sự tham gia thƣờng xuyên và tích cực của các doanh nghiệp này đã làm cho thủ tục thông quan điện tử thêm sinh động và có tầm ảnh hƣởng sâu rộng về mặt kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thông quan hàng hóa tự động VNACCS VCIS tại đà nẵng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)