6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Mục đích chính của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố tạo nên những thành phần chất lƣợng dịch vụ thông quan hàng hóa VNACCS/VCIS và tác động của các thành phần này đến sự hài lòng của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ VNACCS/VCIS.
Thang đo thành phần chất lƣợng dịch vụ thủ tục VNACCS/VCIS và thang đo sự hài lòng của doanh nghiệp tại Cục HQ TP Đà Nẵng đƣợc xây dựng dựa trên lý thuyết về dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ công, thang đo SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1985, 1988) [48] [49], Mohammed và cộng sự (2010) [47] , Lê Dân (2011) [4] và nghiên cứu định tính: bằng kỹ thuật thảo luận nhóm và khảo sát thử. Kết quả nghiên cứu định tính thang đo thành phần chất lƣợng dịch vụ thủ tục VNACCS/VCIS bao gồm 7 thành phần: hệ thống, tin cậy, đáp ứng, an toàn, cảm thông, thủ tục và quy trình, cơ chế giám sát và góp ý với 33 biến quan sát và thang đo thành phần hài lòng bao gồm 4 biến quan sát (trình bày ở chƣơng 2).
Kết quả kiểm định thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) còn lại 7 thành phần chất lƣợng dịch vụ thủ tục VNACCS/VCIS với số biến quan sát giảm từ 33 xuống 31 và thành phần hài lòng gồm 4 biến quan sát không thay đổi. Kết quả kiểm định thang đo bằng CFA, hệ số tin cậy tổng hợp và phƣơng sai trích, các thang đo đều đạt yêu cầu. Sau quá trình kiểm định mô hình nghiên cứu (SEM) và giả
thuyết, chất lƣợng dịch vụ chỉ còn lại 4 thành phần đó là: Khả năng đáp ứng, Cơ chế giám sát và góp ý, Hệ thống VNACCS/VCIS, Sự cảm thông ảnh hƣởng cùng chiều đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Trong đó, thành phần quan trọng nhất, ảnh hƣởng mạnh nhất đến sự hài lòng của doanh nghiệp là thành phần Cơ chế giám sát và góp ý tác động đến sự hài lòng mạnh nhất (trọng số hồi quy đã chuẩn hóa β =,343), tiếp theo là Khả năng đáp ứng (β=,318), Sự cảm thông (β =,188) và Hệ thống VNACCS/VCIS (β=,155). Vì vậy, có thể kết luận rằng khi tăng giá trị của bất kỳ thành phần nào trong 4 thành phần này đều làm tăng mức độ hài lòng của doanh nghiệp. Kết quả này có ý nghĩa thiết thực cho Cục Hải quan TP Đà Nẵng nói riêng và ngành Hải quan nói chung.
Dựa vào kết quả nghiên cứu đã đƣợc phân tích ở chƣơng 3 và tình hình thực tế hiện nay để biết đƣợc thành phần chất lƣợng dịch vụ VNACCS/VCIS tác động dƣơng đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Việc nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ VNACCS/VCIS cần thực hiện theo thứ tự ƣu tiên theo mức độ tác động từ cao đến thấp của các thành phần trong mô hình kết quả nghiên cứu dựa vào hệ số β chuẩn hóa.
Kết quả nghiên cứu sự hài lòng của doanh nghiệp tại Cục HQ TP.ĐN cho thấy mức độ hài lòng của doanh nghiệp đạt ở mức trung nào. Từ đó, để nâng cao sự hài lòng của doanh nghiệp, cần phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp với những giải pháp thiết thực, đồng bộ, nhằm giảm thời gian thông quan và chi phí cho doanh nghiệp. Việc xây dựng và thực hiện các giải pháp là nhằm những mục đích sau đây:
- Không ngừng nâng cấp phần mềm hệ thống VNACCS/VCIS và rút ngắn quy trình thông quan hàng hóa, khắc phục những hạn chế, vƣớng mắc còn tồn tại, tạo mọi điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.
thủ tục HQ thủ công cho phù hợp với tiến trình hội nhập và các chuẩn mực quốc tế.
- Lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, coi doanh nghiệp là đối tác hợp tác; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh về cải cách hành chính của TP.ĐN.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hải quan chính quy, hiện đại, trong sạch vững mạnh, có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt, chống hiện tƣợng tiêu cực, quan liêu, sách nhiễu; đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực hải quan- lĩnh vực khá nhạy cảm và đáp ứng với yêu cầu hiện đại hóa ngành hải quan, hội nhập với hải quan trong khu vực và quốc tế.
- Ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin, trang thiết bị, máy móc, chƣơng trình, phần mềm, hệ thống camera giám sát nhằm xử lý nhanh, chính xác công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
Vì vậy hàm ý chính sách của nghiên cứu này tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau: