Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh sê kong, nước CHDCND lào (Trang 39 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên

Hoạt động xuất nhập khẩu thƣơng mại là sự mở rộng của các quan hệ mua bán trong nƣớc và ngoài nƣớc. Trƣớc đây, khi chƣa có quan hệ trao đổi hàng hoá, cá nhân mỗi con ngƣời cũng nhƣ mỗi quốc gia đều tự thoả mãn lấy các nhu cầu của mình, lúc đó mọi nhu cầu của con ngƣời cũng nhƣ của quốc gia bị hạn chế. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá xuất hiện khi có sự ra đời cuả quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá, sở hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tác động của những quy luật kinh tế khách quan, phạm vi chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội ngày càng rộng, nó vƣợt ra khỏi một nƣớc và hình thành nên các mối quan hệ giao dịch quốc tế. Chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế càng sâu sắc, các mối quan hệ quốc tế càng đƣợc mở rộng, các nƣớc càng có sự phụ thuộc lẫn nhau và hình thành các mối quan hệ buôn bán với nhau. [7].

Xuất nhập khẩu thƣơng mại là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nƣớc thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những ngƣời sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện

31

cho các nƣớc tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nƣớc. [7].

Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc, xuất nhập khẩu thƣơng mại đƣợc xem nhƣ là một điều kiện tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Thực tế cho thấy, không một quốc gia nào có thể tồn tại chứ chƣa nói gì đến phát triển nếu tự cô lập mình không quan hệ kinh tế với thế giới. Xuất nhập khẩu thƣơng mại đã trở thành vấn đề sống còn vì nó cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao mức tiêu dùng cuả dân cƣ một quốc gia. Bí quyết thành công trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của nhiều nƣớc là mở rộng thị trƣờng quốc tế và tăng nhanh xuất khẩu sản phẩm hàng hoá qua chế biến có hàm lƣợng kỹ thuật cao. [7].

Sự ra đời và phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu thƣơng mại gắn liền với quá trình phân công lao động quốc tế. Xã hội càng phát triển, phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc. Điều đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng lên. Xuất nhập khẩu thƣơng mại cũng vì thế mà ngày càng mở rộng và phức tạp. [7].

Hoạt động xuất nhập khẩu thƣơng mại xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và xã hội giữa các quốc gia. Chính sự khác nhau đó nên đều có lợi là mỗi nƣớc chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng cụ thể phù hợp với điều kiện sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hoá của mình để xuất nhập khẩu những hàng hoá cần thiết khác. Điều quan trọng là mỗi nƣớc phải xác định cho đƣợc những mặt hàng nào mà nƣớc mình có lợi nhất trên thị trƣờng cạnh tranh quốc tế. Sự gia tăng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xét về kim ngạch cũng nhƣ chủng loại hàng hoá đã làm cho vấn đề lợi ích của mỗi quốc gia đƣợc xem xét một cách đặc biệt chú trọng hơn. [7].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh sê kong, nước CHDCND lào (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)