MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay tại thành phố hội an (Trang 45)

7. Tổng quan tài liệu

2.1. MÔ TẢ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1.Tổng qu n về đị bàn nghiên ứu

Thành phố Hội An nằm ở vùng hạ lƣu ngã 3 sông Thu Bồn thuộc vùng đồng bằng ven biển Tỉnh Quảng Nam, cách Thành phố Ðà Nẵng về phía Nam 28 km. Trong quá khứ, Hội An là một thƣơng cảng rất sầm uất bởi nó là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á. Cho đến nay, trải qua bao biến cố thăng trầm, địa danh Hội An không còn là thƣơng cảng nhƣng những di tích lịch sử những giá trị văn hóa của nó vẫn bền vững với thời gian. Chính vì lý do đó, tháng 12/1999, tổ chức UNESCO đã ghi tên đô thị cổ Hội An vào danh mục Di sản văn Hóa Thế giới. Di tích vật thể Hội An bao gồm chùa cầu, nhà cổ, Hội quán, bảo tàng, nhà thờ họ, hầu hết xây dựng vào thế kỷ 19, 20, các làng nghề cổ nhƣ gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế…. Ngoài những di sản vật thể, cộng đồng Hội An còn bảo tồn, lƣu giữ những vốn cổ trong cuộc sống, hoạt động văn hóa, phong tục tập quán, tín ngƣỡng, nghi lễ, ẩm thực.Các hoạt động văn hóa phi vật thể nhƣ Đêm phố cổ, Phố đèn lồng, Phố không tiếng động cơ mang đậm văn hóa địa phƣơng rất đƣợc lòng du khách. Ngoài ra Hội An có 7 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp nhƣ bãi tắm An Bàng, Cửa Đại, thuận lợi cho phát triển du lịch và 01 ngƣ trƣờng khá rộng với nguồn hải sản khá dồi dào, có đảo Cù Lao Chàm là nơi rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái.

Với những thuận lợi trên, Hội An đƣợc rất nhiều du khách trong nƣớc và bạn bè quốc tế yêu mến. Theo Phòng Thƣơng mại - du lịch Hội An, trong năm 2016, tổng lƣợt khách lƣu trú tại Hội An là 1.059.099 lƣợt, tăng hơn 18% so với cùng năm 2015, trong đó khách quốc tế 874.466 lƣợt, khách Việt Nam là 162.399 lƣợt.

Bảng 2.1. Tổng lượt khách lưu trú tại thành phố Hội An theo từng năm.

Đơn vị tính: Lượt

Năm Tổng lƣợt há h lƣu trú tại thành phố Hội An

Quốc tế Nội địa Tổng

2013 606.733 152.845 759.578

2014 636.456 150.487 786.943

2015 733.824 162.399 896.233

2016 874.466 184.633 1.059.099

(Nguồn: Phòng thương mại và du lịch Hội An)

2.1.2. Mô hình homestay ở Hội An

Lƣu trú trong nhà dân hay nhà có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) ở Hội An về cơ bản phải dảm bảo các tiêu chuẩn về homestay của Tổng cục Du lịch ban hành (TCVN 7800: 2009). Để sản phẩm homestay có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, homestay Hội An ngoài chức năng lƣu trú phải đảm bảo nâng tầm sản phẩm lƣu trú thành sản phẩm du lịch văn hóa. “Hồn” của sản phẩm homestay ở Hội An chính là sức hút văn hóa thẩm thấu qua cuộc sống hằng ngày trong nhà dân ở Hội An. Mô hình này phải thực hiện đƣợc việc giới thiệu nét văn hóa bản địa qua sinh hoạt, lao động thƣờng ngày của gia đình. Sức thu hút của sản phẩm phải xuất phát từ giá trị văn hóa mà sản phẩm sẽ mang lại sự trải nghiệm du lịch sống cùng, hòa nhập và luôn giữ ấn tƣợng tốt về ngƣời dân địa phƣơng.

Đi kèm với số lƣợng khách du lịch ngày một tăng thì số lƣợng cơ sở homestay cũng tăng theo rất nhanh. Cụ thể năm 2013 chỉ có 58 cơ sở với 233 phòng , năm 2014 tăng lên 110 cơ sở với 448 phòng. Đến hết năm 2016 thì số đã tăng lên tới 203 cơ sở và 857 phòng. Tổng lƣợt khách lƣu trú tại các cơ sở homestay trong năm 2013 là 10,222 lƣợt, đến năm 2014 là 43,804 lƣợt, năm 2015 là 63,902 lƣợt và năm 2016 là 86,254 lƣợt . Bình quân ngày khách lƣu

trú trong năm 2013 là 1.93 ngày, tăng nhẹ lên 2.2 ngày trong năm 2014 và 2015, đến năm 2016 thì bình quân ngày khách lƣu trú giảm xuống còn 2,11 ngày. Công suất sử dụng phòng tăng mạnh từ 28.87% trong năm 2013 lên 40.7% trong năm 2014, hai năm tiếp theo có dấu hiệu chững lại, dao động trong khoảng 40%.

Có thể thấy số cơ sở homestay và số phòng tăng lên khá nhanh, tuy nhiên công suất sử dụng phòng lại không tăng.

Bảng 2.2. Số liệu về cơ sở lưu trú homestay tại thành phố Hội An qua các năm Năm 2013 2014 2015 2016 Số cơ sở homestay 58 110 150 203 Số phòng 233 448 628 857 Tổng lƣợt khách lƣu trú (lƣợt) 10,222 43,804 63,902 86,254 Quốc tế 7,203 35,366 53,623 73,041 Nội địa 2,819 8,438 10,279 13,213 Tổng ngày khách lƣu trú (ngày) 19,373 96,553 142,936 182,065 Quốc tế 15,269 84,938 127,794 162,060 Nội địa 4,104 11,615 15,142 20,005

Bình quân ngày khách lƣu trú

(ngày) 1.93 2.2 2.2 2.11

Công suất sử dụng phòng (%) 28.87 40.7 39.62 40.71

Tổng doanh thu ( triệu đồng ) 4,022.33 18,757.81 24,496.00 32,905.88

(Nguồn: Phòng thương mại và du lịch Hội An)

Việc phát triển loại hình homestay ở các địa phƣơng đã giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho lao động, đồng thời cung cấp một loại hình du lịch mới, đó là cùng ăn cùng ở cùng làm cho du khách. Tuy nhiên, số cơ sở homestay

mở ra cũng chỉ tập trung chủ yếu ở các phƣờng trung tâm, vùng cận thị, còn ở vùng ngoại ô, các địa bàn xa xôi vẫn còn quá ít.

Tính đến cuối năm 2016 thì Hội An có 203 cơ sở homestay đƣợc phân bố theo các phƣờng xã nhƣ sau:

Bảng 2.3. Số homesay trên địa bàn thành phố Hội An

STT Phƣờng, xã Số Homestay 1 Phƣờng Cẩm Nam 12 2 Phƣờng Sơn Phong 13 3 Phƣờng Tân An 29 4 Phƣờng Cẩm An 29 5 Phƣờng Cẩm Phô 15 6 Phƣờng Cẩm Châu 55 7 Phƣờng Minh An 7 8 Phƣờng Cửa Đại 7 9 Phƣờng Thanh Hà 5 10 Xã Cẩm Thanh 22 11 Xã Cẩm Hà 9 Tổng 203

(Nguồn:Phòng Thương mại - du lịch Hội An)

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An thì tốc độ homestay tăng nhanh nhƣng hiệu quả hoạt động vẫn thấp, không đúng định hƣớng quy định của thành phố, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Thực trạng này khiến ngày 22.10.2015, UBND thành phố đã thông báo ngừng tiếp nhận hồ sơ xin tổ chức kinh doanh dịch vụ lƣu trú theo mô hình homestay trên địa bàn thành phố để đánh giá rút kinh nghiệm và chấn chỉnh lại những bất cập trong hoạt động (Quốc Hải, 2016) .Vì vậy, việc đo lƣờng sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay tại Hội An là cấp thiết, thông qua đó để biết

đƣợc chất lƣợng phục vụ của các cơ sở này có đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng hay không. Từ đó tiến hành điều chỉnh cho phù hợp, hƣớng các cơ sở này hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho các hộ dân có thể tiếp tục tham gia đầu tƣ vào loại hình này.

2.2. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. 2.3. 2.4.

Hình 2.1. Tiến trình nghiên cứu

ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH, THANG ĐO

- Loại bỏ các biến không phù hợp

- Thêm các biến đƣợc đề xuất vào ( nếu có )

XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ THANG ĐO CHÍNH THỨC THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài

- Các nghiên cứu thực tế

ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH, THANG ĐO

- Loại bỏ các biến không phù hợp

- Thêm các biến đƣợc đề xuất vào ( nếu có )

XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ THANG ĐO CHÍNH THỨC THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI Bao gồm

- Thông tin cá nhân

- Các câu hỏi đƣợc thiết kế đo lƣờng theo thang đo likert 5 mức độ - NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC THANG ĐO HIỆU CHỈNH CRONBACH’S ALPHA PHÂN TÍCH EFA KẾT LUẬN MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VÀ THANG ĐO XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC PHỎNG VẤN THỬ BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC THU THẬP DỮ LIỆU XỬ LÝ DỮ LIỆU PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH HÀM Ý CHÍNH SÁCH

- Loại các biến có tƣơng quan với biến tổng < 0.3

- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha>=0.6

- Loại các biến có hệ số tải nhân tố Factor loading <0.55 - Kiểm tra số nhân tố trích đƣợc - Kiểm tra tổng phƣơng sai trích

đƣợc (≥50%)

- Kiểm tra hệ số 0.5≤KMO≤1, Barlett có sig<0.05

- Kiểm tra Eigenvalue (≥1)

2.3.NGHIÊN CỨU SƠ BỘ

2.3.1. Xây ựng mô hình nghiên ứu sơ bộ

Mô hình năm thành phần của thang đo chất lƣợng dịch vụ (SERVQUAL) của Parasuraman và cộng sự đã đƣợc các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực dịch vụ lƣu trú có thể kể đến các nghiên cứu của Nguyễn Huệ Minh và cộng sự. (2015), nghiên cứu của Umesh Gunarathne (2014) đã chỉ ra chất lƣợng dịch vụ ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách. Từ việc tham khảo các nghiên cứu đi trƣớc, tác giả đã lựa chọn ra các nhân tố phù hợp với nghiên cứu của mình.

Bảng 2.4. Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu

TT NHÂN TỐ TÁC GIẢ

1 Sự bảo đảm

Parasuraman, Zeihaml & Berry (1988); Hà Nam Khánh Giao và Lê Thái Sơn (2013), Nguyễn Huệ Minh và cộng sự (2015), Umesh Gunarathne (2014), Karunaratne and Jayawardena (2010)

2 Sự tin tƣởng

Parasuraman, Zeihaml & Berry (1988); Hà Nam Khánh Giao và Lê Thái Sơn (2013), Nguyễn Huệ Minh và cộng sự (2015), Umesh Gunarathne (2014), Karunaratne and Jayawardena (2010)

3 Sự đồng cảm

Parasuraman, Zeihaml & Berry (1988); Hà Nam Khánh Giao và Lê Thái Sơn (2013), Nguyễn Huệ Minh và cộng sự (2015), Umesh Gunarathne (2014), Karunaratne and Jayawardena (2010)

4 Sự đáp ứng

Parasuraman, Zeihaml & Berry (1988); Hà Nam Khánh Giao và Lê Thái Sơn (2013), Nguyễn Huệ Minh và cộng sự (2015), Umesh Gunarathne (2014), Karunaratne and Jayawardena (2010)

TT NHÂN TỐ TÁC GIẢ

5 Sự hữu hình

Parasuraman, Zeihaml & Berry (1988); Hà Nam Khánh Giao và Lê Thái Sơn (2013), Nguyễn Huệ Minh và cộng sự (2015), Umesh Gunarathne (2014), Karunaratne and Jayawardena (2010)

6 Sự hài lòng

Hà Nam Khánh Giao và Lê Thái Sơn (2013);Nguyễn Huệ Minh và cộng sự (2015), Umesh Gunarathne, Lê Văn Huy (2012) và Nguyễn Duy Quang (2012), Karunaratne and Jayawardena (2010)

Trong đó:

Sự tin tưởng: Đây chính là lòng tin mà cơ sở homestay tạo cho khách

hàng khi họ tiêu dùng dịch vụ của cơ sở. Là cách thức cơ sở homestay đang thực hiện và hoàn thành các dịch vụ của họ nhƣ đã hứa một cách đáng tin cậy và chính xác.

Sự đáp ứng:Thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng của nhân viên phục

vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.

Sự đảm bảo: Thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ

lịch sự, niềm nở với khách hàng.

Sự cảm thông: Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân,

khách hàng , bao gồm khả năng tiếp cận và nỗ lực tìm hiểu khách hàng.

Sự hữu hình: Sự hữu hình là vẻ ngoài của cơ sở vật chất, trang thiết bị

của cơ sở homestay và đội ngũ nhân viên trong cách đi lại và ứng xử.

Sự hài lòng: Là cảm giác thoải mái khi khách hàng đƣợc đáp ứng nhƣ

Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu sơ bộ

2.3.2. Giả thuyết nghiên ứu

- Giả thuyết H1: Sự tin tƣởng có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của du khách.

- Giả thuyết H2: Sự đáp ứng có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của du khách.

- Giả thuyết H3: Sự đảm bảo có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của du khách.

- Giả thuyết H4: Sự cảm thông có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của du khách.

- Giả thuyết H5: Sự hữu hình có tác động thuận chiều đến sự hài lòng của du khách.

2.3.3. Thiết ế th ng đo sơ bộ

Trên cơ sở điều chỉnh thang đo SERVQUAL cho phù hợp với mục đích nghiên cứu , đồng thời tham khảo những nghiên cứu đi trƣớc trƣớc, tác giả đã hệ thống lại, kết hợp với việc tìm hiểu về dịch vụ homestay tại thành phố Hội An để đƣa ra thang đo nhƣ sau:

Sự tin tƣởng Sự đáp ứng Sự đảm bảo Sự cảm thông Sự hữu hình Sự hài lòng của du khách

a. Thang đo sự tin tưởng

Đây chính là lòng tin mà cơ sở homestay tạo cho khách hàng khi họ tiêu dùng dịch vụ của cơ sở. Là cách thức cơ sở homestay đang thực hiện và hoàn thành các dịch vụ của họ nhƣ đã hứa một cách đáng tin cậy và chính xác.

Thang đo sự tin tƣởng gồm 5 biến quan sát và đƣợc mã hóa là TT

Bảng 2.5. Thang đo sơ bộ nhân tố sự tin tưởng

HÓA BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

TT1 Cơ sở homestay thực hiện đúng với lời hứa của mình

Parasuraman et al., 1988 TT2 Khi khách gặp trở ngại, homestay

chứng tỏ mối quan tâm thực sự muốn giải quyết trở ngại đó

Parasuraman et al., 1988

TT3 Cơ sở homestay thực hiện dịch vụ đúng và chính xác

Parasuraman et al., 1988 TT4 Cơ sở homestay cung cấp dịch vụ đúng

nhƣ thời điểm họ cam kết

Parasuraman et al., 1988 TT5 Cơ sở homestay không để xảy ra sai sót

nào trong quá trình thực hiện dịch vụ

Parasuraman et al., 1988

b. Thang đo sự đáp ứng

Sự đáp ứng chính là việc cơ sở homestay sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng. Trong lĩnh vực dịch vụ lƣu trú nói riêng và homestay nói chung thì hệ thống đặt phòng đóng vài trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ lƣu trú của du khách. Vì vậy tác giả đã thêm biến quan sát “Hệ thống đặt phòng dễ tiếp cận” của tác giả Umesh Gunarathne (2014) vào trong thang đo này.

Bảng 2.6. Thang đo sơ bộ nhân tố sự đáp ứng

HÓA BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

DU1 Nhân viên homestay cho khách biết khi nào thực hiện dịch vụ

Parasuraman et al., 1988

DU2 Nhân viên homestay nhanh chóng thực hiện dịch vụ cho khách

Parasuraman et al., 1988

DU3 Nhân viên homestay luôn sẵn sàng giúp đỡ khách

Parasuraman et al., 1988

DU4 Nhân viên homestay không bao giờ quá bận đến nỗi không đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách

Parasuraman et al., 1988

DU5 Hệ thống đặt phòng dễ tiếp cận Umesh Gunarathne (2014)

c. Thang đo sự đảm bảo

Sự đảm bảo thể hiện qua kiến thức của nhân viên có thể trả lời đƣợc các câu hỏi của khách, đó có thể là kiến thức về các dịch vụ, trang thiết bị trong homestay, các thông tin bổ trợ cho khách về đặc thù của địa phƣơng, những địa điểm tham quan trong thành phố. Sự đảm bảo còn đƣợc thể hiện qua thái độ nhã nhặn của nhân viên khi giao tiếp và khả năng khơi gợi đƣợc niềm tin cho khách.

Thang đo sự đảm bảo gồm 4 biến quan sát và đƣợc mã hóa là DB

Bảng 2.7. Thang đo sơ bộ nhân tố sự đảm bảo

HÓA BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

DB1 Cách cƣ xử của nhân viên homestay tạo

đƣợc niềm tin cho khách

Parasuraman et al., 1988

DB2 Khách hàng cảm thấy an toàn khi sử

dụng các dịch vụ của homestay

Parasuraman et al., 1988

DB3 Nhân viên homestay lịch thiệp và nhã

nhặn khi giao tiếp với khách

Parasuraman et al., 1988 DB4 Nhân viên homestay đủ hiểu biết để trả

lời câu hỏi của khách

d. Thang đo sự cảm thông

Sự cảm thông chính là thái độ quan tâm của chủ cơ sở và nhân viên homestay đến khách hàng, làm cho khách hàng cảm thấy mình đƣợc đối đãi đặc biệt. Nếu cơ sở homestay có thể làm đƣợc điều này thì họ đã tạo ra đƣợc cơ hội rất lớn cho việc khách hàng sẽ ghé thăm và sử dụng lại dịch vụ của mình trong tƣơng lai.

Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Huệ Minh và cộng sự (2015) đã sử dụng 2 biến quan sát “Nhân viên có thái độ tích cực khi nhận đƣợc phản hồi” và “Cung cấp thực đơn tốt cho sức khỏe” để đo lƣờng cho nhân tố sự cảm thông, đồng thời trong nghiên cứu của Lê Văn Huy và Nguyễn Duy Quang (2012) cũng có sử dụng biến quan sát “Khách sạn cung cấp thực đơn đảm bảo sức khỏe”. Nhận thấy những biến quan sát này phù hợp với hƣớng nghiên cứu của đề tài nên tác giả thêm 2 biến quan sát “ Nhân viên có thái độ tích cực khi nhận đƣợc phản hồi” và “Cung cấp thực đơn tốt cho sức khỏe” vào nhân tố sự cảm thông.

Thang đo sự cảm thông gồm 7 biến quan sát đƣợc mã hóa là CT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ homestay tại thành phố hội an (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)