7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.5. Nâng cao trình độ thâm canh trong nông nghiệp
Thâm canh nông nghiệp là tất yếu khách quan khi đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhu cầu nông nghiệp ngày càng tăng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển nhờ áp dụng các tiến bộ KHCN vào SXNN nhƣ:
- Thuỷ lợi hoá giúp ngƣời canh tác kiểm soát chế độ canh tác cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản với nhiều hình thức tƣới tiêu nhằm kiểm soát đƣợc mùa vụ và nâng cao năng suất canh tác;
- Cơ giới hoá giúp tiết kiệm lao động không những khâu làm đất gieo trồng mà tất cả các khâu nhƣ phun thuốc, thu hoạch, vận chuyển, sấy … đều có thể cơ giới hoá đƣợc;
- Hoá học hoá giúp kiểm soát sâu bệnh, cỏ dại, phân vi lƣợng và phân hoá học nhằm đem lại năng suất cao trong canh tác cây trồng;
- Điện khí hoá giúp giải quyết vấn đề động lực trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao chất lƣợng cuộc sống tại nông thôn;
- Tự động hoá giúp việc canh tác và chăn nuôi kiểm soát đƣợc mọi khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp không cần sự tham gia trực tiếp của lao động nông nghiệp;
- Sinh học hoá giúp tạo ra giống cây con có năng suất chất lƣợng cao. Ngoài ra còn áp dụng nhiều phƣơng pháp canh tác tiên tiến nhƣ trồng cây trong nhà kính, chăn nuôi công nghiệp [20].
* Các chỉ tiêu thể hiện trình độ thâm canh trong nông nghiệp gồm:
- Mức đầu tƣ trên một đơn vị diện tích và trên lao động nông nghiệp. - Diện tích đất trồng trọt đƣợc tƣới, tiêu bằng hệ thống thuỷ lợi.
- Số lƣợng máy kéo, các hồ chứa, các đập ngăn mặn, các trạm bơm. - Diện tích nhà lƣới, sân phơi, kho tàng, kho bảo quản giống,…. - Tỷ lệ điện khí hoá, thông tin liên lạc, kết nối internet.
- Năng suất cây trồng, năng suất lao động, dung lƣợng vốn cố định và chi phí vật chất trên 100 đồng giá trị sản xuất.