7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.1. Kinh nghiệm của huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình
Ở huyện Lệ Thủy, những mô hình chăn nuôi tổng hợp, VAC-R có sự đầu tƣ cao về vốn và khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế. Tiêu biểu nhƣ mô hình nuôi hƣơu ở xã Mỹ Thủy, nuôi ong lấy mật ở xã Trƣờng Thủy và xã Văn Thủy, trồng rừng kinh tế ở xã Mai Thủy… Những mô hình kinh tế này đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Từ đầu năm 2014 đến nay, Hội Nông dân Lệ Thủy đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức gần 120 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật nuôi ong lấy mật, công tác khuyến nông; hội thảo phân bón, giống cây trồng, vật nuôi cho gần 7.100 hội viên nông dân tham gia. Thông qua phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, Hội
đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân toàn huyện tham gia đóng góp tiền và ngày công xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, các cấp Hội Nông dân trong huyện đã tích cực vận động xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đến nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện Lệ Thủy có trên 8 tỷ đồng, trong đó nguồn Trung ƣơng ủy thác 1,6 tỷ đồng. Hội đã luân phiên cho các hội viên nghèo có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất. Các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã trực tiếp giúp đỡ từ 1 đến 2 hộ nghèo về vốn, giống cây con, vật tƣ, kinh nghiệm để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống. Nhờ vậy, 185 hội viên nông dân đƣợc thoát nghèo [35].