Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện EA KAR tỉnh đăk lăk (Trang 37 - 42)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lí

Huyện Ea Kar nằm về phía Đông- Nam của Tỉnh Đắk Lắk. cách thành phố Buôn Ma Thuột 52 km, có tổng diện tích tự nhiên là 1.037,47 km2, bao gồm 2 thị trấn: Ea Kar, Ea Knốp và 14 đơn vị hành chính xã: Xuân Phú, Cƣ Huê, Ea Đar, Ea Kmút, Cƣ Ni, Ea Týh, Ea Păl, Cƣ Jang, Ea Ô, Ea Sô, Ea Sar, Cƣ Bông, Cƣ Elang và Cƣ Prông.

- Phía Đông giáp huyện M’Đăk, tỉnh Đắk Lắk;

- Phía Tây giáp huyện Krông Pắc - Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk; - Phía Nam giáp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk;

- Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, và tỉnh Gia Lai.

Huyện Ea Kar nằm trên trục QL26, là cửa ngõ phía Đông nối tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Phú Yên và Khánh Hoà, có vị trí chiến lƣợc an ninh quốc phòng quan trọng, đồng thời có nhiều thuận lợi để thu hút đầu tƣ hình thành một khu vực phát triển.

b. Địa hình

Huyện Ea Kar nằm trên cao nguyên Đắk Lắk nên có kiểu địa hình đặc trƣng của cao nguyên, bao gồm chủ yếu là các dãy đồi có đỉnh bằng, sƣờn thoải lƣợn sóng, mức độ chia cắt nhỏ, hƣớng dốc chính từ Bắc và phía Nam về QL 26.

- Khu vực địa hình có độ cao trung bình từ 700- 800m. Khu vực này có diện tích khoảng 15.071 ha, chiếm 15% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở phía Bắc xã Ea Sô, Ea Sar.

- Khu vực địa hình có độ cao phổ biến từ 600- 700m, diện tích khoảng 11.846 ha, chiếm 12% diện tích tự nhiên, phân bổ tập trung ở phía Đông- Nam huyện, bao gồm các xã Cƣ Yang, Ea Păl và phía Nam xã Ea Ô. Hiện trạng chủ yếu là rừng và đất đồi núi mới sử dụng ít.

- Khu vực địa hình có độ cao phổ biến từ 400- 500m, có diện tích 74.975 ha, chiếm 73% diện tích tự nhiên, phân bổ tập trung ở hai bên QL26; đây là khu vực đất màu mỡ, có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện.

c. Khí hậu, thời tiết

Huyện Ea Kar chịu ảnh hƣởng hai loại khí hậu: Nhiệt đới gió mùa và cao nguyên mát dịu nhiệt độ cao đều quanh năm, trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa và mùa khô, do ảnh hƣởng của khí hậu duyên hải Trung bộ nên mùa mƣa trong vùng thƣờng đến sớm (giữa tháng 4) và kết thúc muộn (cuối tháng 11).

* Chế độ nhiệt:

- Nhiệt độ bình quân năm 23,70C;

- Nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm 27-290C; - Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm 17,60C;

- Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất 26,30C (tháng 4,5); - Tháng có nhiệt độ bình quân thấp nhất 21 0C(tháng 1,12); - Bình quân giờ nắng chiếu sáng/năm 2.250 -2.700.

* Chế độ ẩm:

- Lƣợng mƣa bình quân hàng năm 1.500 - 1.800mm;

- Lƣợng mƣa cao nhất 3.000 mm;

- Độ bốc hơi mùa khô 1,04 - 2,98 mm/ngày;

- Độ bốc hơi mùa mƣa 1,53 - 3,31 mm/ngày;

* Chế độ gió: Mùa khô có gió mùa Đông Bắc thổi mạnh, vận tốc có thể đạt 15- 16m/s, mùa mƣa chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam. Tốc độ gió từ 3,5 - 4,5m/s.

Với các chỉ số trên cho thấy khí hậu tƣơng đối mát dịu, biên độ nhiệt ngày đêm vào mùa khô chênh lệch trên 100C, là những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển trồng trọt và chăn nuôi, trồng các loại cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, ca cao, điều, thuốc lá, bông, mía đƣờng.vv..

c. Tài nguyên thiên nhiên.

* Tài nguyên đất: Đất đai huyện Ea Kar tƣơng đối đa dạng, theo kết quả điều tra đất, trên địa bàn huyện có thể chia thành 06 nhóm đất chính nhƣ sau:

(1). Nhóm đất đỏ vàng (F): Nhóm này có diện tích 61.640 ha (chiếm 59,41% DTTN), đƣợc phân bổ ở hầu hết các xã trong huyện; đây là loại đất đƣợc hình thành trên đá Macma axit, đá Macma bazơ và trung tính, đá phiến sét và biến chất.

- Đất đỏ vàng trên đá Macma axit (Fa): Diện tích 36.698 ha, Ðơn vị đất này phù hợp nhiều loại cây nhƣ chè, ngô, khoai, sắn,.. và trồng rừng; cần thực hiện tốt các biện pháp chống xói mòn và các mô hình nông lâm kết hợp.

- Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính (Fk): Diện tích khoảng 7.975 ha (chiếm 12,94 % diện tích nhóm đất). Đơn vị đất này thích hợp cho nhiều loại cây nhƣ cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, cam, mía...

- Đất nâu vàng trên đá Mácma bazơ và trung tính (Fu): Diện tích khoảng 344 ha (chiếm 0,56% diện tích nhóm đất), nằm xen lẫn trong vùng đất nâu đỏ. Ðất này thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn nhƣ ngô, các loại đỗ, khoai lang, sắn, lúa nƣơng, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp;

- Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Diện tích 16.623 ha (chiếm 26,97% diện tích nhóm đất), đất này phân bố chủ yếu trên địa hình dốc, thành

phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, nghèo dinh dƣỡng, chỉ thích hợp cho phát triển nông nghiệp ở những nơi có độ dốc nhỏ, còn lại thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

(2). Nhóm đất phù sa (P): Diện tích 5.634 ha (chiếm 5,43% DTTN). Nhóm đất này có tầng dày > 100cm, khá giàu dinh dƣỡng nhƣng hơi chua, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, một số ngập vào mùa mƣa, thích hợp cho trồng cây lúa nƣớc, chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

(3). Nhóm đất xám: 32.429 ha (chiếm 31,26% DTTN), trong đó chia thành 2 loại đất sau:

- Đất xám trên đá Macma axit và đá cát: (Xa) diện tích 31.018 ha (chiếm 95,65% diện tích nhóm đất xám) đất này có tầng dày >100cm, loại đất này phù hợp phát triển trồng trọt các loại cây hoa màu và cây công nghiệp.

- Đất xám trên phù sa cổ: Có diện tích 1.410 ha (chiếm 4,35% diện tích nhóm đất xám), đất này có tầng dày >100cm, nghèo dinh dƣỡng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, độ dốc nhỏ;thích hợp cho trồng màu và cây công nghiệp hàng năm.

(4). Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 2.622 ha, chiếm 2,53% diện tích tự nhiên đất thích hợp trồng lúa nƣớc và rau màu.

(5). Nhóm đất đầm lầy: 1.096 ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên. Biện pháp cải tạo là tìm cách thoát nƣớc làm ải đất, hoặc khoanh vùng vƣợt đất thành bờ bao để trồng cây ăn quả kết hợp nuôi thủy sản dƣới hồ.

(6). Nhóm đất đen: 326 ha, chiếm 0,31% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Ea Kmút, có thành phần thịt cơ giới trung bình và thịt nặng. Loại đất này thích hợp với các loại cây trồng nhƣ ngô, đậu đỗ, mía và các loại cây ăn quả.

Bảng 2.1. Phân loại đất huyện Ea Kar Stt Tên đất hiệu Diện tích (ha) Độ dốc Tầng dày Tỷ lệ (%) Tổng cộng 103.747 100 I Nhóm đất đỏ vàng 61.640 59,41

1 Đất đỏ vàng trên đá Macma axit Fa 36.698 59,54 2

Đất nâu đỏ trên đá Macma

bazơ và trung tính Fk 7.975 II 5 12,94 3

Đất nâu vàng trên đá Mácma

bazơ và trung tính Fu 344 I 5 0,56 4 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 16.623 26,97

II Nhóm đất phù sa 5.634 5,43

5 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Ps 4.075 I 1 72,33 6 Đất phù sa không đƣợc bồi chua Pe 1.011 I 1 17,94 7 Đất phù sa Glây Pg 504 I 1 8,94 8 Đất phù sa ngòi suối Py 44 I 1 0,78

III Nhóm đất xám (X) 32.429 31,26

9 Đất xám trên phù sa cổ X 1.410 I 3 4,35 10 Đất xám trên đá Macma axit và đá cát Xa 31.018 95,65

IV Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 2.622 2,53

V Nhóm đất đầm lầy và than bùn (T), đất lầy J 1.096 I 1 1,06

VI Nhóm đất đen R 326 0,31

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Ea Kar đến năm 2020 * Tài nguyên nước

- Nước mặt: Mạng lƣới sông suối trên địa bàn huyện thuộc 2 lƣu vực đó là đầu nguồn của hệ thống sông Ba và lƣu vực sông Srêpôk; huyện Ea Kar có mạng lƣới sông suối khá dày với mật độ lƣới sông từ 0,35 - 0,55km/ km2

; các sông suối chảy qua huyện gồm 2 dòng sông chính đó là Krông H’Năng và sông Krông Păk. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Ea Kar còn có 49 hồ đập lớn nhỏ với tổng dung tích thiết kế 1.570x103

- Nước ngầm: Nguồn nƣớc ngấm theo kết quả lập bản đồ Địa chất thủy văn của Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT Miền Trung, nƣớc ngầm trên địa bàn huyện chủ yếu vận động, tàng trữ trong thành tạo phun trào basalt độ sâu phân bố 15 đến 120m. Một số kết quả thăm dò cho thấy trên địa bàn huyện nguồn nƣớc ngầm phía Bắc có trữ lƣợng phong phú hơn vùng phía Nam.

* Tài nguyên rừng.

- Tổng diện tích có rừng của huyện Ea Kar là 36.270 ha, trong đó: + Đất rừng phòng hộ: 889 ha;

+ Đất rừng tự nhiên: 21.335 ha, + Đất rừng trồng, sản xuất: 14.047 ha;

- Theo kết quả kiểm kê tài nguyên rừng của Chính phủ năm 1999, cho thấy khu rừng Ea Kar rất phong phú về số lƣợng loài và số lƣợng cá thể trong loài đặc trƣng cho rừng nhiệt đới, bao gồm 139 họ với 709 loài thực vật. Chính với sự phong phú về thảm thực vật hệ động vật rừng nhƣ vậy, khu rừng Ea Sô đã trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Đắk Lắk và của quốc gia.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện EA KAR tỉnh đăk lăk (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)