Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện EA KAR tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 81)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

- Vốn đầu tƣ cho nông nghiệp còn thấp, khả năng thu hút vốn kém. Lao động nông nghiệp có tập quán sản xuất lạc hậu; Trình độ dân trí thấp, một bộ phận thiếu kiến thức làm ăn, đời sống vật chất tinh thần của một bộ phận dân cƣ còn khó khăn.

- Đất đai sử dụng chƣa hiệu quả, năng suất, hệ số sử dụng và diện tích đất sử dụng còn thấp, nhất là đất lâm nghiệp và NTTS; Một số mô hình sản xuất có hiệu quả chậm đƣợc nhân rộng, chất lƣợng của nông sản chủ lực từng bƣớc đƣợc cải thiện nhƣng chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng, gần đây do ảnh hƣởng của thiên tai, dịch bệnh giá cả thị trƣờng bấp bênh, giá phân bón tăng gây khó khăn cho ngƣời sản xuất.

- Công tác thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản chƣa đƣợc quan tâm, công tác khuyến nông còn hạn chế.

- Tỷ trọng chăn nuôi và tỷ trọng cây trồng có giá trị gia tăng cao chiếm tỷ trọng thấp nhƣng chậm chuyển đổi.

- Cơ sở vật chất phục vụ SXNN còn thiếu, giống vật nuôi, cây trồng bố trí chƣa phù hợp. Trong chỉ đạo chƣa đúng tầm cỡ là tỉnh nông nghiệp, nhận thức về phát triển kinh tế của tỉnh đi lên từ nông nghiệp và vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp chƣa cao, ý thức tự vƣơn lên của nhân dân còn hạn chế.

- Thị trƣờng tiêu thụ nông sản còn nhiều biến động, chƣa tạo đƣợc sự phối hợp đồng bộ giữa sản xuất – chế biến với tiêu thụ nông sản, việc tổ chức

khâu sản xuất bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên làm giảm chất lƣợng của các nông sản và tăng chi phí sản xuất trong nông nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung chƣơng 2 của luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp ở huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk. Tác giả đã khái quát, phân tích những đặc điểm về tự nhiên, điều kiện xã hội, lao động, điểu kiện kinh tế nhƣ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ sở hạ tầng của huyện ... ảnh hƣởng đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn nhƣ thế nào.

Đồng thời tác giả cũng tiếp cận thực trạng phát triển nông nghiệp ở huyện Ea Kar thông qua việc phân tích các số liệu thu thập đƣợc của trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp. Qua phân tích, tác giả hiểu đƣợc thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện hiện nay đến đâu cũng nhƣ những ƣu điểm và hạn chế của nó. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ tổng hợp, xâu chuỗi, so sánh giữa lý luận và thực tiễn nhằm đƣa ra các quan điểm, mục tiêu, phƣơng hƣớng để đƣa ra các giải pháp góp phần phát triển nông nghiệp ở huyện Ea Kar trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện EA KAR tỉnh đăk lăk (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)