Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện EA KAR tỉnh đăk lăk (Trang 89 - 93)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp

cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp nhƣ: Về đất đai, về lao động, về nguồn vốn, về áp dụng các tiến bộ trong SXNN.

a. - - - - - huyện Ea Kar cần

- Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức khoa học kỹ thuật về sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thƣơng hiệu hàng hoá,... cho nông dân. Đẩy mạnh đào

tạo ngành nghề nông thôn thông qua các lớp khuyến nông, khuyến ngƣ, khuyến công. Phát triển dạy nghề tại các vùng chuyên canh, xây dựng kế hoạch năm học linh hoạt để đảm bảo thời gian học nghề. Kết hợp dạy nghề với tƣ vấn và hỗ trợ việc làm khu vực nông thôn, chú trọng các nhóm lao động khó khăn, yếu thế.

- Tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Có chính sách thu hút cán bộ khoa học kĩ thuật, trí thức, công nhân lành nghề về nông thôn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y tế, giáo dục,...

c.

Thực tiễn phát triển nền nông nghiệp ở nƣớc ta nói chung, ở huyện Ea Kar nói riêng cho thấy: do thiếu vốn nên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nhất là thủy nông xuống cấp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu thâm canh cao và phát triển bền vững.

- Tăng cƣờng vốn đầu tƣ từ ngân sách cho nông - lâm - thủy sản và nông thôn; tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất; đầu tƣ vào các ngành công nghiệp phục vụ nông - lâm nghiệp, đầu tƣ đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, cán bộ khuyến nông, các chƣơng trình phát triển nông thôn về giáo dục, y tế, văn hóa...

- Có chính sách khuyến khích huy động vốn trong dân, vốn của các thành phần kinh tế đầu tƣ vào thâm canh trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp nông thôn.

- Đầu vào nông nghiệp là lĩnh vực rủi ro lớn do ảnh hƣởng nhiều bởi các yếu tố thiên nhiên, thêm vào đó nhà nƣớc ta chƣa có chính sách ƣu đãi thỏa đáng, thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, nên nông, lâm, ngƣ nghiệp kém sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì vậy, đã đến lúc cần nghiên cứu và

hoàn thiện chính sách nông nghiệp để thu hút các nhà đầu tƣ, nhất là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài một cách mạnh mẽ hơn.

d. Về áp dụng các tiến bộ trong SXNN

- Cải tiến hình thức, nội dung, phƣơng pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác khuyến nông, lâm, ngƣ đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu trong SXNN và kinh tế nông thôn có hiệu quả. Tập trung xây dựng và thực hiện các chƣơng trình khuyến nông trọng điểm, chuyên sâu và xây dựng thực hiện tốt các mô hình chuyển giao nhanh kết quả nghiên cứu các mô hình sản xuất có hiệu quả trên các vùng sinh thái. Khuyến cáo các biện pháp canh tác nuôi trồng tiến bộ, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Tổ chức mạng lƣới khuyến nông, cộng tác viên nhằm hƣớng dẫn nông dân tiếp cận học tập kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả.

- Đẩy mạnh công tác ứng dụng KHCN về giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản có giống năng suất chất lƣợng cao và phù hợp với từng mô hình sản xuất và điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng trên 80% lƣợng giống đƣợc dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh công tác xã hội hoá làm giống và có chính sách trợ giá cho các giống mới.

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ nhân giống vô tính để nâng cao năng suất chất lƣợng cây ăn quả và cây lâu năm. Tổ chức các điểm ƣơm cây giống tốt đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Viện KHKT NLN Tây Nguyên để chuyển giao tiến bộ KHKT trong công tác giống, nhân giống cho các trạm, trại vệ tinh hƣớng dẫn kỹ thuật chiết ghép, nhân giống cây tại chổ và kỹ thuật khai thác giống nuôi trồng thuỷ sản một cách phổ biến trong vùng.

nghi với từng tiểu vùng nhằm đạt chất lƣợng cây ăn trái, rau màu ở mực độ an toàn, có các biện pháp khai thác tổng hợp kinh tế vƣờn, luân canh lúa, chuyên canh rau màu nhằm gia tăng hiệu quả trên một đơn vị đất đai sản xuất, xây dựng một số xã, HTX đạt tiêu chuẩn GAP và Organic đối với sầu riêng, bơ, mít nghệ trong những năm tới.

- Đối với chăn nuôi sản xuất và cung ứng giống phát triển từ GP cơ bản lên GGP, nghiên cứu cải thiện quy trình nuôi và công tác quản lý chung, có biện pháp xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các trang trại, ứng dụng các chế phẩm xử lý môi trƣờng trong thức ăn và chất thải, tăng cƣờng mạng lƣới thú y, khuyến khích và hỗ trợ phát triển công tác dịch vụ kỹ thuật, thú y, hỗ trợ chăn nuôi công nghiệp, trang bị máy phối trộn thức ăn.

- Đối với thuỷ sản xây dựng quy trình nuôi cho từng vùng, hình thành các mạng lƣới tƣ vấn kỹ thuật nuôi, đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn AQF, CoC, GAP cho một số trang trại nuôi công nghiệp (tuỳ nhu cầu thị trƣờng) cho những năm tới.

e. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp và kết cấu hạ tầng sản xuất nông thôn

Một là, tiếp tục đầu tƣ xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, điện... để phục vụ yêu cầu của sản xuất, đời sống và giao lƣu hàng hóa thuận tiện.

Hai là, tiếp tục đầu tƣ phát triển hệ thống công nghiệp nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến lƣơng thực, thực phẩm, lúa gạo, trái cây, thủy sản, thịt, gia cầm, gia súc... sự phát triển các ngành nghề công nghiệp chế biến này có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp và kinh tế - xã hội nông thôn. Bởi vì nó vừa là nhân tố thúc đẩy nông nghiệp phát triển toàn diện, vừa là nhân tố đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong kinh tế - xã hội nông thôn.

Ba là, phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: dịch vụ thủy lợi, thông tin và chuyển giao công nghệ mới, dịch vụ về điện, giao thông vận tải, dịch vụ cung ứng vật tƣ cho nông nghiệp và công nghiệp nông thôn, dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa...

Cùng với việc phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp nông thôn là việc xây dựng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ rộng khắp từ cơ sở đến các địa phƣơng trong huyện.

Bốn là, phát triển hệ thống giáo dục, văn hóa, y tế, hệ thống nƣớc sạch, giao thông nông thôn... nhằm nâng cao trình độ văn hóa của nông dân, cải thiện chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ nông thôn.

Năm là, tổ chức đào tạo thêm, đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện EA KAR tỉnh đăk lăk (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)