Áp dụng các mô hình liên kết kinh tế phù hợp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện EA KAR tỉnh đăk lăk (Trang 93 - 95)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Áp dụng các mô hình liên kết kinh tế phù hợp

- Đối với liên kết này, doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, là hạt nhân thúc đẩy liên kết; Nông dân với vai trò ngƣời sản xuất nguyên liệu; Nhà khoa học có nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giải quyết các khó khăn về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, chế biến nông sản; Nhà nƣớc có nhiệm vụ đề ra chính sách, tạo môi trƣờng để đảm bảo thúc đẩy liên kết phát triển bền vững.

- Mục đích của liên kết “4 nhà”

+ Giúp đỡ lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp

tiêu thụ đầu ra với giá ổn định cho ngƣời sản xuất an tâm và có lợi nhuận đảm bảo đời sống và phát triển kinh tế. Ngƣời nông dân dựa vào vốn, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc (nhà quản lý) để sản xuất đúng hƣớng và có hiệu quả. Nhà quản lý cung cấp vốn thông qua ngân hàng, cung cấp thông tin, thị

trƣờng cho nông dân. Nhà quản lý có thể đứng ra tổ chức việc liên kết sản xuất và kinh doanh đi đúng hƣớng và có hiệu quả. Nhà khoa học tạo ra giống, quy trình kỹ thuật và đào tạo, hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất cho ngƣời nông dân….

+ Thông qua liên kết, sản xuất mang tính quy mô cao, hiện đại, hạn chế rủi ro và hiệu quả cao: Do có kế hoạch từ đầu về phƣơng hƣớng sản xuất, giống kỹ thuật gì? Ai chịu trách nhiệm từng khâu thế nào, đầu ra ai bao tiêu?. Giá cả đƣợc định sẵn có sự thống nhất từ đầu và thị trƣờng đã đƣợc các doanh nghiệp định hƣớng theo hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên của họ. Từ đó, ngƣời sản xuất và ngƣời kinh doanh lên phƣơng án và hạch toán sản xuất, kinh doanh ngay từ ban đầu để biết đƣợc chi phí và lợi nhuận một cách chủ động. Với trí tuệ và sức mạnh tổng hợp của liên kết “nhiều nhà” chắc chắn sẽ hạn chế rủi ro và thất bại trong sản xuất. Thực tế chứng minh những nơi có sự liên kết tốt, cả doanh nghiệp và nông dân đều phấn khởi khi mà vụ mùa nào cũng có lợi nhuận cao và ổn định so với những hộ nông dân sản xuất tự phát và nhỏ lẻ, manh mún không có cả sự liên kết hoặc hợp tác với nhau.

- Mục tiêu của mô hình liên kết này nhằm gắn kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thành một thể thống nhất. Liên kết này ràng buộc trách nhiệm chặt chẻ hơn và thƣờng cần có sự tham gia của Ngân hàng. Ngƣời sản xuất đƣợc cho vay vốn đầu tƣ khi có hợp đồng gia công vì bảo đảm đƣợc đầu ra. Doanh nghiệp cũng đƣợc vay dễ dàng hơn vì có nguồn nguyên liệu chắc chắn.

- Trong liên kết, doanh nghiệp thực hiện một số khâu để thúc đẩy liên kết có hiệu quả đó là cho vay hỗ trợ ngƣời nông dân, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội…Doanh nghiệp đầu tƣ một phần vốn sản xuất dƣới dạng phân bón, thức ăn gia súc, con giống, hỗ trợ kỹ thuật,

hệ thống nghiên cứu và dịch vụ, hệ thống thiết bị kỹ thuật và công nghệ chế biến.

- Ngƣời sản xuất cung cấp sản phẩm theo hợp đồng theo mức giá thỏa thuận và giảm rủi ro về thị trƣờng tiêu thụ, ổn định thị trƣờng và giá bán.

- Doanh nhiệp có vùng nguyên liệu gia công, bảo đảm ổn định nguyên liệu chế biến, ổn định giá, ít lệ thuộc vào biến động thị trƣờng.

Đối với mô hình liên kết này thì doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, cây và con giống và thức ăn theo định mức cho trang trại; trang trại trực tiếp sản xuất và cung cấp sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đảm bảo bao tiêu sản phẩm và giá cả ổn định. Các nhà liên kết với nhau thông qua hợp đồng có thời hạn. Ngân hàng hỗ trợ vốn cho chủ trang trại và mô hình này trong thực tế thƣờng áp dụng phổ biến ở ngành chăn nuôi.

Đối với mô hình này hợp tác xã ký kết hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, doanh nghiệp cung ứng giống và hƣớng dẫn kỹ thuật, quy trình sản xuất… cho xã viên hợp tác xã. Khi thu hoạch, doanh nghiệp trực tiếp bao tiêu với giá ổn định thỏa thuận trong hợp đồng từ đó sản lƣợng đầu ra của hợp tác xã ổn định, tạo thành sức mạnh tiếp sức cho xã viên an tâm sản xuất. Đối với doanh nghiệp có hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ đó chủ động nguồn hàng. Ngoài ra hợp tác xã còn liên kết với doanh nghiệp trong mua bán, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại nông thôn; cung ứng các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện EA KAR tỉnh đăk lăk (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)