6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Suất chiết khấu
a. Suất chiết khấu trong tính toán, phân tích tài chính dự án đầu tư:
- Suất chiết khấu là suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tƣ đối với số vốn cần đầu tƣ cho dự án.
- Nếu gọi: Bt là thu nhập ở năm (t) và Ct là chi phí ở năm (t) thì lợi ích ròng qua các năm (hay còn gọi là thu nhập ròng) đƣợc tính nhƣ sau:
NCF0 = B0 – C0
NCF1 = B1 – C1
… NCFt = Bt – Ct
Đƣa về hiện giá dòng thu nhập ròng trong tƣơng lai bằng phƣơng pháp đại số nhƣ sau:
PV = ∑n
t=0 (Bt – Ct)/(1+r)t - Suất chiết khấu trong dự án đầu tƣ có ý nghĩa:
+ Xét về mặt lợi nhuận: Suất chiết khấu của dự án biểu thị mức độ sinh lời (chi phí cơ hội) kỳ vọng của nhà đầu tƣ.
+ Xét về khả năng thanh toán: Suất chiết khấu của dự án chỉ ra khả năng trả nợ lãi vay của nguồn vốn đi vay.
b. Phương pháp xác định suất chiết khấu cho dự án đầu tư
Suất chiết khấu đƣợc sử dụng để quy đổi thu nhập dòng tƣơng lai của dự án về hiện tại rất đa dạng. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải chọn đƣợc một suất chiết khấu hợp lý. Suất chiết khấu có ảnh hƣởng trực tiếp đến giá trị hiện tại của các dự án và các quyết định chấp nhận hay loại bỏ dự án.
Thông thƣờng suất chiết khấu đƣợc chọn căn cứ vào: Chi phí cơ hội của vốn; Chi phí vốn; Tỷ lệ rủi ro của dự án; Tỷ lệ lạm phát.
Các phƣơng pháp xác định suất chiết khấu của dự án:
- Phương pháp 1:Phương pháp lãi suất vay vốn
Phƣơng pháp lãi suất vay vốn là phƣơng pháp xem xét quan hệ giữa suất chiết khấu của dự án (r) cần xác định với mức lãi suất vay (rlv) nói chung (thƣờng là lãi suất vay dài hạn). Điều kiện: r > rlv.
Các doanh nghiệp thƣờng chọn ngay lãi suất vay vốn tại ngân hàng làm suất chiết khấu của dự án đầu tƣ vì rất đơn giản. Tuy nhiên, phƣơng pháp này bỏ qua ảnh hƣởng rủi ro và không phản ánh đầy đủ suất sinh lời kỳ vọng thu đƣợc từ dự án.
- Phương pháp 2: Phương pháp cơ cấu vốn
Phƣơng pháp cơ cấu vốn là phƣơng pháp đƣợc xem xét sự tham gia của các nguồn vốn huy động và xác định bằng trị số bình quân gia quyền của các nguồn vốn vay với tỷ lệ lãi vay tƣơng ứng.
Công thức:
r = [(Vdh x rdh) + (Vth x th) + ...+ (Vcsh x rcsh)] / [Vdh + Vth +...+ Vcsh]
Trong đó:
Vdh: Vốn vay dài hạn để đầu tư;
Vth: Vốn vay trung hạn để đầu tư;
rdh : Lãi suất vay dài hạn; rth : Lãi suất vay trung hạn;
rcsh : Tỷ suất sinh lời kỳ vọng vốn chủ sở hữu.
- Phương pháp 3: Phương pháp tỷ lệ nguồn vốn hay chi phí vốn bình
quân có trọng số (WACC)
Công thức:
r = [(Kdh x rdh) + (Kth x th) + ...+ (Kcsh x rcsh)]
Trong đó:
Kdh: Tỷ lệ vốn vay dài hạn trong tổng số vốn đầu tư;
Kth: Tỷ lệ vốn vay trung hạn trong tổng số vốn đầu tư;
Kcsh: Tỷ lệ vốn của chủ sở hữu hạn trong tổng số vốn đầu tư;
Kdh + Kth + ...+ Kcsh =1; rdh : Lãi suất vay dài hạn; rth : Lãi suất vay trung hạn;
rcsh : Tỷ suất sinh lời kỳ vọng vốn chủ sở hữu.
Xét về mặt toán học thì phƣơng pháp 2 và phƣơng pháp 3 là tƣơng tự nhau. Ƣu điểm của phƣơng pháp 2, phƣơng pháp 3 là nó phản ánh tƣơng đối chính xác và hợp lý chi phí cơ hội các nguồn vốn tham gia vào dự án. Tuy nhiên, hai phƣơng pháp này tính toán khá phức tạp, đặc biệt khó xác định tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của nguồn vốn chủ sở hữu (rr).
- Lạm phát và sự lựa chọn suất chiết khấu:
Nhƣ chúng ta đã biết, lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát dự kiến. Trong chiết khấu dòng tiền, việc lựa chọn suất chiết khấu danh nghĩa hay suất chiết khấu thực không quan trọng, miễn là chúng đƣợc sử dụng nhất quán. Có nghĩa là chúng ta sẽ đạt cùng một kết luận nhƣ nhau nếu suất chiết khấu dòng tiền danh nghĩa bằng chiết khấu danh nghĩa (không điều chỉnh lạm phát) hoặc chiết khấu dòng tiền thực bằng suất chiết khấu thực (có điều chỉnh lạm phát).