Các phƣơng pháp phân tích rủi ro tài chính dự án đầu tƣ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tài chính dự án đầu tư tại công ty cổ phần sông ba, thành phố đà nẵng (Trang 37 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các phƣơng pháp phân tích rủi ro tài chính dự án đầu tƣ

a. Ph n tích độ nhạ (Sensitivity Analysis)

Phân tích độ nhạy của dự án đầu tƣ là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.

Khi phân tích độ nhạy của dự án, chúng ta lần lƣợt cho từng yếu tố của dự án thay đổi trong khi các yếu tố khác vẫn giữ nguyên để nghiên cứu tác động của yếu tố đó đến kết quả (NPV, IRR,…) hay tính khả thi của dự án. Nếu biến nào thay đổi mà không ảnh hƣởng đến kết quả thì các biến này không đƣợc dùng trong phân tích rủi ro.

Phân tích độ nhạy giúp ngƣời ra quyết định trả lời câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu nhƣ…?”, giúp đánh giá đƣợc các biến số quan trọng, đó là biến số có ảnh hƣởng nhiều đến sự thay đổi kết quả.

Phân tích độ nhạy gồm có hai loại:

- Phân tích độ nhạy một chiều: Phân tích sự thay đổi của một biến rủi ro ảnh hƣởng đến kết quả dự án. Ví dụ: Phân tích mức độ nhạy cảm sự biến động của giá bán sản phẩm đến chỉ tiêu NPV của dự án đầu tƣ.

- Phân tích độ nhạy hai chiều: Phân tích sự thay đổi của hai biến rủi ro cùng lúc để đánh giá mức độ ảnh hƣởng đến kết quả dự án. Ví dụ: Phân tích đồng thời sự biến động của sản lƣợng điện và chi phí lãi vay (lãi suất vay vốn) ảnh hƣởng đến chỉ tiêu NPV hoặc IRR của dự án đầu tƣ.

Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp phân tích độ nhạy:

Ưu điểm: Đơn giản, dễ dàng áp dụng. Về kỹ thuật phân tích nhờ vào

Microsoft Excel dễ dàng sử dụng thông qua lệnh Table trong thanh công cụ Data.

Nhược điểm: Chỉ xem xét từng tham số hoặc hai tham số trong khi kết

suất xuất hiện của các tham số, xác suất xảy ra các kết quả và mối tƣơng quan giữa các biến.

b. Ph n tích t nh huống (Scenatio Analysis)

Phân tích tình huống hay còn gọi là phân tích kịch bản giúp xem xét sự thay đổi dòng tiền của một tập hợp các biến có mối tƣơng quan nhau.

Phân tích tình huống dựa trên quan điểm các biến có tƣơng quan lẫn nhau và biến động theo chiều hƣớng thuận lợi hoặc bất lợi cho dự án. Theo đó, một tập hợp của nhiều biến rủi ro đƣợc chọn do đƣợc đánh giá là mang nhiều rủi ro nhất và đƣợc sắp xếp theo các tình huống lạc quan, tình huống trung bình và tình huống bi quan. Mục đích là xem xét kết quả của dự án trong các trƣờng hợp tốt nhất (giá bán cao nhất, chi phí thấp nhất,…), trƣờng hợp trung bình (giá bán trung bình, chi phí trung bình,…) và trƣờng hợp xấu nhất (giá bán thấp nhất, chi phí cao nhất,…). Nhƣ vậy, muốn có kết quả cho mỗi tình huống, chúng ta phải tiến hành tính toán lại kết quả theo các dữ liệu từng kịch bản.

Về kỹ thuật phân tích tình huống, nhờ vào ứng dụng Microsoft Excel chúng ta dễ dàng sử dụng kỹ thuật này thông qua lệnh Scenario trong thanh công cụ Tools.

Phân tích tình huống khi áp dụng thì ngƣời ra quyết định phải xem xét cẩn thận mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến dòng tiền của dự án.

Tuy nhiên, phƣơng pháp này có nhƣợc điểm không thể xác định đƣợc cho tất cả các trƣờng hợp kết hợp lẫn nhau giữa các yếu tố; không tính đến xác suất các trƣờng hợp xảy ra; phóng đại hiệu quả dự án trong trƣờng hợp tốt và cho kết quả rất thấp trong trƣờng hợp xấu.

c. M ph ng Monte Carlo (Monte Carlo Simulation)

chứa yếu tố ngẫu nhiên (nhƣ rủi ro trong dự án) nhằm tìm ra lời giải gần đúng. Mô phỏng đƣợc sử dụng trong phân tích rủi ro khi việc tính toán bằng cách giải tích quá phức tạp, thậm chí không thực hiện đƣợc.

Thực chất của mô phỏng Monte Carlo là lấy một cách ngẫu nhiên các giá trị có thể có của các biến ngẫu nhiên ở đầu vào và tính ra một kết quả thực nghiệm của đại lƣợng cần phân tích. Quá trình đó lặp lại nhiều lần để có một tập hợp đủ lớn các kết quả thử nghiệm. Tính toán thống kê các kết quả đó để có các đặc trƣng thống kê cần thiết của kết quả cần phân tích.

Quá trình của mô phỏng Monte Carlo nhƣ sau:

Bắt đầu

Thiết lập thông số ngẫu nhiên cho biến rủi ro

Tính toán toàn bộ bảng tính (dựa trên mô hình đã lập)

Thỏa mãn một tiêu chuẩn dừng Hiển thị các kết quả và đồ thị Kết thúc Đúng Sai

Hình 1.2. Sơ đồ quá trình mô phỏng Monte Carlo

Mô phỏng Monte Carlo có ƣu điểm và nhƣợc điểm: - Ƣu điểm:

+ Cung cấp kết quả trong điều kiện xác suất; + Xem xét những nguồn rủi ro khác nhau; + Có thể mô hình các chuỗi quyết định. - Nhƣợc điểm:

+ Đòi hỏi nhiều chi phí và thời gian; + Phải có xác suất của các biến đầu vào;

+ Khả năng giới hạn trong việc giải quyết sự tƣơng tác giữa các biến; + Phụ thuộc vào mô hình mô phỏng mà nó không dễ hiểu đối với việc ra quyết định của nhà quản trị.

Mô phỏng có thể đƣợc thực hiện bằng rất nhiều các phần mềm khác nhau nhƣ: các bảng tính Excel đơn lẻ; các bảng tính add–ins (Crystal Ball, @Risk); các ngôn ngữ lập trình trên máy tính nhƣ Pascal, C++; các ngôn ngữ mô phỏng cho mục đích đặc biệt SIMAN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tài chính dự án đầu tư tại công ty cổ phần sông ba, thành phố đà nẵng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)