Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tài chính dự án đầu tư tại công ty cổ phần sông ba, thành phố đà nẵng (Trang 32 - 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án

a. Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value)

Giá trị hiện ròng (NPV) là khoản chênh lệch của dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của cả đời sống dự án đƣợc quy về hiện tại theo một suất chiết khấu nhất định.

Công thức:

Trong đó:

NCFt : Dòng tiền ròng năm thứ t;

r :Suất chiết khấu;

n :Đời sống dự án.

Chúng ta thấy rằng, khi suất chiết khấu (r) của dự án tăng, NPV của dự án giảm và ngƣợc lại. Nhƣ vậy, NPV có quan hệ tỷ lệ nghịch với r và chúng ta cần lựa chọn r sao cho phù hợp nhất.

Chỉ tiêu NPV trong phân tích tài chính, đƣợc chia ra hai tình huống: - Dự án độc lập với các dự án khác: Việc chấp nhận hay loại bỏ dự án phụ thuộc NPV âm hoặc dƣơng. Phƣơng pháp đánh giá nhƣ sau:

+ Khi NPV = 0: Thu nhập ròng vừa đủ bù lại vốn đầu tƣ và chi phí. + Khi NPV < 0: Dự án không có lãi, không đầu tƣ dự án.

+ Khi NPV > 0: Dự án có lãi. Nếu NPV càng lớn thì lãi từ dự án càng cao.

- Dự án loại trừ lẫn nhau: Việc chấp nhận một trong những dự án này đòi hỏi phải từ bỏ các dự án khác còn lại. Khi áp dụng chỉ tiêu này để đánh giá, lựa chọn, chúng ta sẽ lựa chọn dự án có NPV cao nhất và phải dƣơng.

Trong thực tế, NPV đƣợc sử dụng để đánh giá (loại bỏ hoặc lựa chọn dự án) ở bƣớc so sánh đầu tiên. Các dự án đƣợc chấp nhận phải có NPV > 0

và dự án đƣợc chọn sẽ là dự án có NPV max.

Để xác định chỉ tiêu NPV ta dùng phần mềm ứng dụng Microsoft Excel, sử dụng hàm tài chính NPV để tính toán.

Ƣu, nhƣợc điểm chỉ tiêu NPV:

- Ƣu điểm: NPV cho biết quy mô tiền lãi thu đƣợc của cả đời sống dự án. - Nhƣợc điểm: NPV chỉ cho biết tổng số tiền lãi (lỗ) của dự án nhƣng không cho biết đƣợc mức độ sinh lời (lãi suất) của dự án là bao nhiêu?

b. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất chiết khấu của dự án mà tại đó giá trị hiện tại ròng (NPV) bằng 0.

Công thức:

IRR có thể tính theo công thức nội suy nhƣ sau:

IRR là chỉ tiêu quan trọng đƣợc dùng trong phân tích tài chính dự án đầu tƣ. IRR chính là tỷ suất sinh lời thực tế của dự án đầu tƣ. Vì vậy, một dự án đầu tƣ đƣợc chấp nhận khi tỷ suất sinh lời thực tế của nó (IRR) bằng hoặc cao hơn suất chiết khấu. Trong trƣờng hợp nhiều dự án loại bỏ nhau, dự án nào có IRR cao nhất sẽ đƣợc lựa chọn vì có khả năng sinh lời lớn hơn.

Để xác định chỉ tiêu IRR ta dùng phần mềm ứng dụng Microsoft Excel, sử dụng hàm tài chính IRR để tính toán.

Chỉ tiêu IRR có ý nghĩa sau:

- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: căn cứ quan hệ IRR và suất chiết khấu (r) để đánh giá phƣơng án đầu tƣ có hiệu quả hay không?

+ Nếu IRR < r: Dự án bị thua lỗ;

+ Nếu IRR = r: Dự án chỉ đủ bù đắp chi phí; + Nếu IRR > r: Dự án có lãi.

- So sánh và lựa chọn phƣơng án đầu tƣ: Các phƣơng án khác nhau trong một dự án có IRR khác nhau. Phƣơng án nào có IRR lớn hơn sẽ đƣợc ƣu tiên lựa chọn đầu tƣ và phƣơng án chọn sẽ có IRRmax.

- Quyết định cơ hội đầu tƣ (hoặc giới hạn đầu tƣ): căn cứ vào giá trị IRR, chủ đầu tƣ sẽ tập trung đầu tƣ vào những dự án có IRR lớn hơn r và chỉ dừng lại dự án có IRR nhỏ hơn r.

Ƣu, nhƣợc điểm của chỉ tiêu IRR:

- Ƣu điểm: Nó cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận đƣợc, nhờ vậy có thể xác định và lựa chọn lãi suất tính toán cho dự án.

- Nhƣợc điểm:

+ Tính IRR tốn nhiều thời gian.

+ Trƣờng hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đƣa đến bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn (thông thƣờng dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ).

+ Dự án có đầu tƣ bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định đƣợc IRR.

c. Tỷ sốlợi ích chi phí (B/C – Benefit Cost Ratio)

Tỷ số lợi ích chi phí (B/C) là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu đƣợc với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra.

Trong đó:

Bi : Lợi ích thu được năm i.

Ci : Chi phí bỏ ra năm i.

r : Suất chiết khấu.

Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trƣờng hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho dự án có B/C lớn hơn.

B/C có ƣu điểm nổi bật là cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Nhƣng nó cũng có hạn chế là phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính toán. Hơn nữa đây là chỉ tiêu đánh giá tƣơng đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thông thƣờng phƣơng án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Chính vì vậy, khi sử dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa. Mặt khác, B/C lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quan điểm về lợi ích và chi phí của ngƣời đánh giá. Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải biết rõ quan điểm của ngƣời đánh giá về lợi ích và chi phí tài chính.

d. Thời gian hoàn vốn đầu tư (PBP – Payback Period)

Thời gian hoàn vốn đầu tƣ (PBP) là khoảng thời gian cần thiết để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tƣ ban đầu.

Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngƣỡng thời gian hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn của dự án càng ngắn thì hạn chế đƣợc những rủi ro trong việc thu hồi vốn. Nếu dự án có NPV, IRR, B/C rất tốt nhƣng chỉ tiêu PBP lại vƣợt quá thời gian cho phép thì dự án cũng kém hiệu quả. Khi dự án đƣợc chấp nhận, về nguyên tắc thì PBP không đƣợc dài hơn tuổi thọ kỹ thuật hoặc tuổi thọ pháp lý của dự án. Và dự án có PBP ngắn nhất hoặc ngắn hơn

thời gian hoàn vốn yêu cầu thì đƣợc chấp nhận. Công thức:

Trong đó: n là số năm để dòng tiền tích lũy của dự án< 0 và đến năm n+1 sẽ dương.

Ƣu, nhƣợc điểm của chỉ tiêu PBP

- Ƣu điểm: PBP đơn giản, dễ tính toán. Thƣờng đƣợc áp dụng cho dự án thu hồi vốn nhanh và dễ xác định đƣợc thời gian cần thiết để thu hồi lại vốn đầu tƣ.

- Nhƣợc điểm: PBP không xem xét đến kết cấu dòng tiền dự án. Chỉ xem xét đƣợc lợi ích chi phí ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tài chính dự án đầu tư tại công ty cổ phần sông ba, thành phố đà nẵng (Trang 32 - 36)