Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 240

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở việt nam (Trang 31 - 34)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 240

Chuẩn mực này quy định và hƣớng dẫn trách nhiệm của KTV đối với gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC. Tuy nhiên ngay đoạn 04 đã xác định: “Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trƣớc hết thuộc về trách nhiệm của BQT và BGĐ ĐVĐKT. Điều quan trọng là BGĐ, với sự giám sát của BQT, phải đặc biệt chú ý đến việc ngăn ngừa gian lận nhằm làm giảm bớt các cơ hội thực hiện hành vi gian lận và phát hiện gian lận qua đó thuyết phục các cá nhân không thực hiện hành vi gian lận vì khả năng bị phát hiện và xử phạt”. KTV chỉ chịu trách nhiệm đạt đƣợc sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phƣơng diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không với những hạn chế vốn có của kiểm toán (đoạn 05).

Theo đoạn 10 của chuẩn mực này, trách nhiệm của KTV là:

- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC do gian lận;

- Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã đƣợc đánh giá, thông qua việc thiết kế và thực hiện những biện pháp xử lý thích hợp;

- Có biện pháp xử lý thích hợp đối với gian lận đã đƣợc xác định hoặc có nghi vấn trong quá trình kiểm toán.

ĐVĐKT và môi trƣờng hoạt động của đơn vị, KTV phải phỏng vấn BGĐ ĐVĐKT về đánh giá của họ về rủi ro có thể có sai sót do gian lận trong BCTC, bao gồm nội dung, phạm vi và tần suất của các đánh giá đó; quy trình xác định và xử lý rủi ro có gian lận; quan điểm về gian lận, các hoạt động kinh doanh và hành vi đạo đức. Và KTV cũng phải phỏng vấn bộ phận kiểm toán nội bộ và các đối tƣợng khác để xác định xem họ có biết về bất kỳ gian lận nào trong thực tế, nghi ngờ có gian lận hoặc cáo buộc gian lận nào ảnh hƣởng đến đơn vị hay không, và để tìm hiểu các quan điểm của họ về rủi ro có gian lận tại đơn vị (đoạn 17 - 19).

KTV phải tìm hiểu cách thức mà BQT thực hiện chức năng giám sát quy trình xác định và xử lý rủi ro có gian lận trong đơn vị của BGĐ và kiểm soát nội bộ mà BGĐ thiết lập để giảm thiểu các rủi ro. Sau đó, KTV phải phỏng vấn BQT để xác định xem BQT có biết về bất kỳ gian lận nào trong thực tế, nghi ngờ có gian lận hoặc cáo buộc gian lận nào ảnh hƣởng đến đơn vị hay không và đối với kết quả đã phỏng vấn BGĐ xem liệu có sự phù hợp và nhất quán (đoạn 20 - 21).

Sau khi phỏng vấn và thu thập các thông tin cần thiết, KTV phải xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận ở cấp độ BCTC và ở cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dƣ tài khoản và thông tin thuyết minh và có những biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của chuẩn mực này. Và khi KTV khẳng định rằng BCTC có chứa đựng sai sót trọng yếu, hoặc không thể đƣa ra kết luận đƣợc rằng BCTC có chứa đựng sai sót trọng yếu do gian lận hay không thì KTV phải đánh giá các tác động đối với cuộc kiểm toán và cân nhắc thực hiện những công việc tiếp theo cho phù hợp:

- Thu thập giải trình bằng văn bản của BGĐ và BQT ĐVĐKT về việc thừa nhận trách nhiệm thiết lập, thực hiện và duy trì kiểm soát nội bộ nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận; đã cung cấp cho KTV các thông tin mà họ

biết về bất kỳ cáo buộc gian lận, hoặc nghi ngờ gian lận nào có ảnh hƣởng đến BCTC.

- Trao đổi với Ban Giám đốc: khi đã thu thập đƣợc bằng chứng về sự tồn tại hoặc có thể tồn tại gian lận do các nhân viên thực hiện, KTV cần trao đổi ngay với Ban Giám đốc, kể cả khi vấn đề phát hiện đƣợc có thể đƣợc coi là không có ảnh hƣởng đáng kể.

- Trao đổi với Ban quản trị: nếu KTV xác định đƣợc hoặc nghi ngờ rằng hành vi gian lận có liên quan đến BGĐ; các nhân viên giữ vai trò quan trọng trong kiểm soát nội bộ; những ngƣời khác trong trƣờng hợp hành vi gian lận dẫn đến sai sót trọng yếu trong BCTC thì KTV phải trao đổi vấn đề này với BQT và thảo luận với BQT về nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để hoàn tất cuộc kiểm toán

- Rút khỏi hợp đồng kiểm toán: xác định trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trách nhiệm pháp lý yêu cầu phải báo cáo với đối tƣợng đã chỉ định thực hiện cuộc kiểm toán hoặc báo cáo với các cơ quan quản lý có thẩm quyền (nếu có) về việc KTV rút khỏi hợp đồng kiểm toán và lý do rút khỏi hợp đồng kiểm toán.

- Trao đổi với các cơ quan quản lý và cơ quan pháp luật có liên quan: nếu xác định đƣợc hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lận thì KTV phải xác định trách nhiệm báo cáo về hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lận đó với bên thứ ba (nếu có). Mặc dù trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng có thể không cho phép KTV thực hiện việc báo cáo đó nhƣng trong một số trƣờng hợp, trách nhiệm pháp lý của KTV có thể cao hơn trách nhiệm bảo mật đó, tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể, KTV có thể phải xin ý kiến của chuyên gia tƣ vấn pháp luật để xác định sự cần thiết phải báo cáo về các gian lận với cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật có liên quan để đảm bảo các bƣớc công việc cần thiết đối với lợi ích công chúng trƣớc ảnh

hƣởng của các gian lận đã phát hiện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở việt nam (Trang 31 - 34)