Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 330

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở việt nam (Trang 36 - 37)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6. Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán VSA 330

Chuẩn mực này quy định và hƣớng dẫn trách nhiệm của KTV là thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến các rủi ro có sai sót trọng yếu đã đƣợc đánh giá, thông qua việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với các rủi ro. Sau khi xác định và đánh giá rủi ro theo VSA 315, tùy theo rủi ro ở cấp độ BCTC hay cơ sở dẫn liệu mà KTV có biện pháp xử lý phù hợp.

Biện pháp xử lý tổng thể đối với các rủi ro có sai sót trọng yếu đã đƣợc đánh giá ở cấp độ BCTC có thể bao gồm:

- Nhấn mạnh với nhóm kiểm toán về sự cần thiết phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp;

- Bổ nhiệm các thành viên nhóm kiểm toán có kinh nghiệm hoặc có kỹ năng chuyên môn đặc biệt, hoặc sử dụng chuyên gia;

- Tăng cƣờng giám sát;

- Kết hợp các yếu tố không thể dự đoán trƣớc khi lựa chọn các thủ tục kiểm toán tiếp theo cần thực hiện;

- Thực hiện những thay đổi chung đối với nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán

lịch trình và phạm vi dựa vào kết quả đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. KTV có thể sử dụng thử nghiệm kiểm soát nếu mong đợi rằng các kiểm soát hoạt động hiệu quả, hay thử nghiệm cơ bản đối với từng nhóm giao dịch, số dƣ tài khoản và thông tin thuyết minh trọng yếu hoặc phƣơng pháp kết hợp thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản cũng là một phƣơng pháp hữu hiệu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở việt nam (Trang 36 - 37)