8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.4. Trách nhiệm của KTV theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
VSA 260.
Chuẩn mực này quy định và hƣớng dẫn trách nhiệm của KTV và DNKT trong việc trao đổi các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán BCTC với ban quản trị của ĐVĐKT
Đoạn 9 của chuẩn mực này nêu rõ, KTV và DNKT phải:
Có biện pháp xử lý thích hợp đối với gian lận đã đƣợc xác định hoặc có nghi vấn trong quá trình kiểm toán.
Trong một số trƣờng họp cụ thể, KTV có thể xem xét các tình huống sau:
Khi kết quả của một sai sót do gian lận hoặc nghi ngờ có gian lận, nếu gặp phải tình huống dẫn đến yêu cầu xem xét lại khả năng tiếp tục thực hiện công việc kiểm toán thì KTV phải:
- Xác định trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý áp dụng trong tình huống đó, bao gồm trách nhiệm phải báo cáo với đối tuợng đã chỉ định thực hiện cuộc kiểm toán hoặc báo cáo với các cơ quan quản lý có thẩm quyền (nếu có);
- Cân nhắc việc rút khỏi hợp đồng kiểm toán nếu pháp luật hoặc các quy định liên quan cho phép;
Khi KTV xác định đƣợc hành vi gian lận hoặc thu thập đƣợc thông tin cho thấy có thể có hành vi gian lận thì KTV phải kịp thời trao đổi các vấn đề này với cấp quản lý thích hợp của đơn vị nhằm thông báo với những ngƣời có trách nhiệm chính trong việc việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của họ.
Khi xác định đƣợc hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lận thì kiểm toán viên phải xác định trách nhiệm báo cáo về hành vi gian lận hoặc
nghi ngờ có hành vi gian lận đó với bên thứ ba (nếu có). Mặc dù trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng có thể không cho phép kiểm toán viên thực hiện việc báo cáo đó nhƣng trong một số trƣờng hợp, trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên có thể cao hơn trách nhiêm bảo mật đó.