8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Lịch sử phát triển của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
a. Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán những năm 1970
Từ đầu những năm 1970, nghề nghiệp kiểm toán ở nhiều nƣớc đã chịu sự chỉ trích nghiêm trọng. Đây là kết quả của sự suy giảm niềm tin nghiêm trọng đối với báo cáo kiểm toán và kiểm toán viên. Thời kỳ này chứng kiến sự gia tăng các trƣờng hợp phá sản và bê bối tài chính của nhiều tập đoàn mà không có bất kỳ cảnh báo từ các kiểm toán viên. Chính điều này đã dẫn đến sự hình thành những kỳ vọng mới từ công chúng. Mục tiêu phát hiện các gian lận không còn là mục tiêu chính nữa. Thay vào đó, nhu cầu cấp thiết là cung cấp các thông tin làm cơ sở để ngƣời sử dụng có thể dự báo khi mà các công ty không cung cấp những thông tin về tƣơng lai.
Tồn tại khoảng cách giữa những gì đƣợc kỳ vọng và thực tế của nghề nghiệp kiểm toán. Khái niệm kỳ vọng kiểm toán xuất hiện trong những năm 1970, có nhiều nghiên cứu khác nhau về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán. Các nghiên cứu cho thấy có thể tồn tại khoảng cách giữa kỳ vọng của công chúng về hoạt động kiểm toán và những gì KTV nhận thức đƣợc.
Báo cáo của CICA (1978) cho rằng trách nhiệm kiểm toán viên cần phải đáp ứng đƣợc sự thay đổi của điều kiện kinh tế và kỳ vọng của công chúng và đƣa ra các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp kiểm toán nhƣ sau:
- Vai trò của KTV
- Giới hạn của kiểm toán - Mục tiêu kiểm toán - Ngăn ngừa gian lận - Hành vi trái pháp luật - Tính độc lập
- Các quy định nghề nghiệp - Trình độ của ngƣời sử dụng
Nhìn chung, giai đoạn này, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc nhận diện sự tồn tại của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán, nguyên nhân bắt nguồn từ những kỳ vọng của công chúng khác với nhận thức của KTV.
c. Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán những năm 1980, 1990
Rất nhiều nghiên cứu từ những năm 1980 đi đến kết luận rằng nhƣng mong muốn của ngƣời sử dụng đều hợp lý và có thể đạt đƣợc, và nghiệp kiểm toán cần phải thay đổi.
Benston (1992) cho rằng khoảng cách kỳ vọng tạo ra không chỉ bởi sự thiếu hiểu biết của công chúng với vai trò kiểm toán. Các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp ở Mỹ và Canada đã nhấn mạnh sự liên quan của các chuẩn mực báo cáo tài chính trong những năm 1980 liên quan đến vấn đề này
Tại Anh, Báo cáo của Viện Kế toán công chứng Vƣơng quốc Anh, ICAEW (1986) đánh giá vai trò của các công ty kiểm toán trong việc trong việc ứng phó với sự thay đổi liên tục của kỳ vọng kiểm toán. Báo cáo khuyến khích các công ty kiểm toán trong việc phát triển để đáp ứng với sự thay đổi của nền kinh tế, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo sự tin tƣởng vào chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Theo ABP (1991), các cơ quan quản lý cần phải đóng vai trò tích cực hơn nữa với khoảng cách kỳ vọng kiểm toán bằng cách đánh giá và ứng phó đối với các vấn đề gây tranh cãi và hiểu biết sai lầm về chức năng của hoạt động kiểm toán.