NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở việt nam (Trang 85 - 87)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.4. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN

Mục tiêu tổng thể của KTV và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán BCTC là: “Đạt đƣợc sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phƣơng diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhâm lẫn hay không, từ đó giúp KTV đƣa ra ý kiến về việc liệu BCTC có đƣợc lập phù hợp với khuôn khổ vê lập và trình bày BCTC đƣợc áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không”. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát, ngƣời sử dụng BCKT đánh giá khả năng phát hiện các gian lận trên BCTC thấp hơn so với chính các KTV. Điều này có thể là do ngƣời sử dụng giảm niềm tin vào nghề nghiệp kiểm toán, về năng lực của KTV. Vì vậy, nghề nghiệp kiểm toán cần phải nâng cao chất lƣợng kiểm toán để lấy lại niềm tin của công chúng. Điều này có thể thực hiện qua các công việc sau:

Hoàn hiện CMKT và các quy định có liên quan: CMKT là cơ sở và hƣớng dẫn để công ty kiểm toán và KTV thực hiện công việc kiểm tra đánh gá và đƣa ra ý kiến về BCTC. Việc ban hành các CMKT rõ ràng và đầy đủ sẽ giúp cho KTV tránh đƣợc những nhầm lẫn trong việc tiếp cận thông tin cũng nhƣ thực thi trong quá trình kiểm toán, nâng cao chất lƣợng kiểm toán. Bên cạnh đó CMKT cũng cần đƣợc xem xét thƣờng xuyên, thực hiện các thay đổi phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng nhƣ thực tiễn hoạt động kiểm toán ở Việt Nam.

Tăng cƣờng hơn nữa KSCL đối với các KTV và công ty kiểm toán: Đây là hoạt động KSCL từ bên ngoài hàng năm của Bộ Tài chính và VAPCA. Hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với hoạt động kiểm toán, nó

giúp KTV tự ý thức thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo yêu cầu của chuẩn mực, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng kiểm toán. Hoạt động KSCL là cơ sở đánh giá chất lƣợng kiểm toán, đánh giá hoạt động kiểm toán, trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lƣợng kiểm toán. Để tăng cƣờng hơn nữa hoạt động KSCL, Bộ tài chính và VACPA cần phải gia tăng các cuộc thanh, kiểm tra thƣờng xuyên các công ty kiểm toán, kể cả công ty vừa và nhỏ nhằm đánh giá tính đúng đắn nghiêm túc của hoạt động kiểm toán, đồng thời có những chế tài răn đe phù hợp với những công ty chƣa tuân thủ theo đúng chuẩn mực kiểm toán khi hành nghề.

Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của KTV. Hoạt động kiểm toán đòi hỏi KTV phải có năng lực và trình độ chuyên môn, có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình. Việc nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của KTV góp phần nâng cao niềm tin và giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng của công chúng. Năng lực và trình độ chuyên môn trƣớc tiên cần phải quan tâm ngay từ khâu tuyển dụng. Các công ty kiểm toán cần xây dựng chính sách tuyển dụng rõ ràng, cụ thể chú trọng đến kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của KTV, phẩm chất và kỹ năng của KTV để đảm bảo KTV có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình cũng nhƣ ý thức cao trong việc tuân thủ các chuẩn mực, có kỹ năng làm việc nhóm, có tƣ duy tốt phục vụ cho xét đoán nghề nghiệp.

Công ty kiểm toán cần đầu tƣ cho công tác đào tạo nội bộ, thực hiện việc cập nhật kiến thức thƣờng xuyên cho KTV nhằm nâng cao năng lực của KTV, đáp ứng với sự thay đổi của chuẩn mực, các quy định pháp lý có liên quan. Ngoài ra các công ty kiểm toán cũng cần phải tạo điều kiện cho các KTV tự nâng cao năng lực của mình, hỗ trợ khuyến khích KTV tham gia các khóa đào tạo từ Bộ Tài chính, hiệp hội nghề nghiệp hay các tổ chức đào tạo có uy tín trong và ngoài nƣớc.

Tăng cƣờng các hoạt động thông tin và truyền thông giữa KTV và đơn vị kiểm toán. KTV cần phải trao đổi những vấn đề liên quan đến các thông tin đƣợc trình bày trên BCTC, công ty đƣợc kiểm toán cần phải cung cấp các thông tin, tài liệu đầy đủ, tạo điều kiện cho KTV thực hiện công việc của mình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán ở việt nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)