Nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức viên chức sở công thương thành phố đà nẵng (Trang 75 - 78)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp định lƣợng thông qua điều tra bằng bảng câu hỏi đƣợc xây dựng từ kết quả nghiên cứu sơ bộ và tiền kiểm định để tiến hành điều tra 200 nhân viên đang làm việc tại các vị trí khác nhau của Sở Công Thƣơng. Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.

a. Phương pháp lấy mẫu

- Đối tƣợng: Đối tƣợng khảo sát là tất cả các CCVC hiện tại đang làm việc tại Sở Công Thƣơng (trừ các cán bộ giữ vị trí trong ban lãnh đạo, ngƣời lao động chƣa vào biên chế). Tổng thể nghiên cứu này có kích thƣớc N = 200.

- Kích thƣớc mẫu:

Kích thƣớc mẫu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng cao, tốn kém về tài chính và thời gian. Ngƣợc lại mẫu nhỏ thì kết quả phân tích không chính xác. Có một vài chỉ dẫn hay quy tắc để có thể hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu trong việc chọn mẫu nhƣ theo Gorsuch (1993) đƣợc trích bởi Mac Clallum và cộng sự (1999) cho rằng lƣợng mẫu cần gấp 5 lần so với số biến. Đồng thời các tài liệu hƣớng dẫn phân tích nhân tố cho rằng, tối thiểu

cần 5 mẫu trên 1 yếu tố phân tích. Nhƣ vậy, đề tài nghiên cứu có tất cả 33 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu đối với đề tài này là 33 x5 = 165 mẫu. Nhƣ vậy, 172 bản câu hỏi hợp lệ là chấp nhận đƣợc đối với đề tài nghiên cứu này.

b. Thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức

Bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức đƣợc xây dựng dự trên các thang đo ở bảng 2.1

Bảng 2.2: Bảng tóm tắt cấu trúc bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức

Thành phần Khái niệm nghiên cứu Thang đo

Thông tin ý kiến của nhân viên về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc của CCVC

- Tính chất công việc

- Đào tạo và thăng tiến

- Lãnh đạo

- Đồng nghiệp

- Lƣơng và phúc lợi

- Điều kiện làm việc

- Đánh giá thành tích

Likert 5 khoảng cách từ 1= ―Rất không đồng ý‖ đến 5= ―Rất đồng ý‖

Thông tin đánh giá chung mức độ hài lòng công việc

- Yêu thích công việc hiện tại

- Hài lòng với cơ quan

- Gắn bó lâu dài với cơ quan

Likert 5 khoảng cách từ 1= ―Rất không đồng ý‖ đến 5= ―Rất đồng ý‖

Thông tin cá nhân của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn - Giới tính - Tuổi - Trình độ học vấn - Vị trí công tác

- Thời gian công tác

- Định danh - Khoảng cách - Định danh - Định danh - Định danh - Khoảng cách c. Phương pháp xử lý số liệu

Dữ liệu thu đƣợc đƣợc làm sạch và tiến hành phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS bằng các thủ tục thống kê. Bao gồm:

Bƣớc 1: Thống kê mô tả

Mẫu thu thập đƣợc sẽ đƣợc tiến hành thống kê phân loại theo các biến phân loại theo các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhƣ: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí làm việc và mức thu nhập. Đồng thời tính điểm trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các câu trả lời trong bảng hỏi thu thập đƣợc.

Bƣớc 2: Phân tích khám phá nhân tố (EFA) để xác định lại các nhóm mô

hình nghiên cứu. Sử dụng các thông số nhƣ:

Kiểm định Barlett‘s test of sphericity là kiểm định thống kê nhằm xem xét giải thuyết các biến không có tƣơng quan trong tổng thể. Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tƣơng quan với nhau. Do vậy, nếu kiểm dịnh cho thấy không có ý nghĩa thông kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét.

Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.. Theo đó, trị số của KMO lớn hơn 0,5 thì phân tích nhân tố là thích hợp, ngƣợc lại nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì áp dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu đang có.

Số lƣợng nhân tố: Số lƣợng nhân tố đƣợc xác định dựa vào chỉ số eigenvalue đại diện cho phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Phƣơng sai trích (variance explained criteria): Tổng phƣơng sai trích phải lớn hơn 50%.

Độ giá trị hội tụ: Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tƣơng quan đơn giữa các biến và các hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố (Garbing & Anderson, 1988)

Phƣơng pháp trích hệ số yếu tố Principal components với phép xoay Varimax để đảm bảo số lƣợng nhân tố là bé nhất.

Bƣớc 3: Kiểm định độ tinh cây của các thang đo

Các nhân tố đƣợc thực hiện kiểm định thang đo bằng Cronbach`s Alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng (Item-total correlation). Những biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại ra khỏi thang đo. Trong nghiên cứu này hệ số Cronbach`s Alpha lấy tối thiểu là 0.6 (Hair và cộng sự, 1998). Hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 đƣợc xem là biến rác và đƣơng nhiên loại khỏi thang đo (Nunally và Burstein, 1994)

Bƣớc 4: Phân tích hồi quy đa biến thông qua kiểm định các giả thuyết

mô hình cấu trúc và mƣc độ phù hợp tổng thể mô hình. Để xác định chiều hƣớng, mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến sự gắn kết của nhân viên và nhân tố nào quan trọng nhất.

Bƣớc 5: Phân tích ANOVA giữa các nhóm đối tƣợng khác nhau với các

thành phần của mô hình cấu trúc đã đƣợc kiểm định nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của một vài nhóm cụ thể đối với sự hài lòng của nhân viên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức viên chức sở công thương thành phố đà nẵng (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)