Nghiên cứu của Luddy (2005)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức viên chức sở công thương thành phố đà nẵng (Trang 39 - 40)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Nghiên cứu của Luddy (2005)

Luddy (2005) đã sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI để tìm hiểu sự hài lòng công việc của nhân viên ở Viện y tế công cộng ở Western Cape, Nam Phi. Luddy đã khảo sát sự hài lòng ở năm khía cạnh hài lòng trong công việc, đó là thu nhập, thăng tiến, sự giám sát của cấp trên, đồng nghiệp và bản chất công việc. Kết quả cho thấy rằng nhân viên ở Viện y tế công cộng ở Western Cape hài lòng với đồng nghiệp của họ hơn hết, kế đến là bản chất công việc và sự giám sát của cấp trên. Cơ hội thăng tiến và tiền lƣơng là hai nhân tố mà nhân viên ở đây cảm thấy bất mãn. Ngoài ra, chủng loại nghề nghiệp, chủng tộc, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác, độ tuổi, thu nhập và vị trí công việc cũng có ảnh hƣởng đáng kể đến sự hài lòng công việc.

Mặc dù kết quả nghiên cứu này của Luddy cho rằng cả năm nhân tố bản chất công việc, sự đãi ngộ, sự giám sát của cấp trên, thăng tiến và đồng nghiệp đều có liên quan đến sự hài lòng công việc của nhân viên (với số lƣợng mẫu là 203), ông cho rằng các nghiên cứu tƣơng lai cần đƣợc thực hiện xa hơn nhằm khẳng định mối quan hệ này. Một đặc điểm đáng lƣu ý trong nghiên cứu này của Luddy là ông đã cố gắng chia các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng công việc thành hai nhóm nhân tố.

Nhóm thứ nhất là các nhân tố cá nhân gồm chủng tộc, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên công tác, tuổi tác và tình trạng hôn nhân. Nhóm nhân tố thứ hai ông gọi là nhân tố tổ chức gồm bản chất công việc, sự đãi ngộ/ tiền lƣơng, sự giám sát của cấp trên, cơ hội thăng tiến và vị trí công việc.

a. Mô hình nghiên cứu

b. Giả thuyết nghiên cứu

H1: Bản chất công việc tác động tích cực đến sự hài lòng công việc của nhân viên. H2: Lãnh đạo tác động tích cực đến sự hài lòng công việc của nhân viên. H3: Quan hệ đồng nghiệp động tích cực đến sự hài lòng công việc của nhân viên. H4: Cơ hội thăng tiến tác động tích cực đến sự hài lòng công việc của nhân viên. H5: Lƣơng tác động tích cực đến sự hài lòng công việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức viên chức sở công thương thành phố đà nẵng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)