Mở rộng quy mô các yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 29)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.3. Mở rộng quy mô các yếu tố sản xuất

- Vốn: Vai trò của vốn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tếđã được chứng minh trong lý thuyết của kinh tế học phát triển như: mô hình Harrod- Domar, J.Keynes. Đối với sản xuất công nghiệp, vốn có vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất và mở rộng; góp phần gia tăng năng lực sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ đầu tư chuyển đổi dây chuyền trang thiết bị, công nghệ sản xuất. Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, vốn góp phần đầu tư mới, duy trì và mở rộng theo hướng ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại.

Trong các hoạt động đầu tư cho sản xuất thì đầu tư cho tái sản xuất tài sản sản cố định được xem là một hoạt động hết sức quan trọng, có tính chất lâu dài và có những mối quan hệổn định, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các khâu và các yếu tố trong nền kinh tế. Do đó, đầu tư vào tài sản cố định cần phải được xem xét một cách thận trọng, đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đây là những khoản đầu tư ban đầu rất lớn, thời gian thu hút vốn chậm nên rất cần huy động các nguồn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư phát triển; cũng như cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp trong hoạt động này.

- Lao động: Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tinh chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.

Mối quan hệ giữa nguôn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao

các nguồn lực để phát triển kinh tế:

Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết

định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố

quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và

phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn

khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bền vững.

Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế.

-Tiến bộ khoa học- công nghệ:

Không chỉ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ

phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố

các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát triển của công nghiệp trong tương lai.

năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ các tiến bộ của khoa học công nghệ các dây chuyền, thiết bị trong khai thác, sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên tiến tiến, hiện đại; từ đó tăng khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho sản xuất, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ứng dụng và

đổi mới công nghệ giúp tạo ra những sản phẩm có ưu thế vượt trội, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, đa tính năng, chủng loại và mẫu mã, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường, do đó mở rộng được thị trường tiêu thụ.

Công nghệ và đổi mới công nghệ trong công nghiệp còn góp phần giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, giảm lao

động nặng nhọc độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: nâng cao tỷ lệ

lao động có trình độ chuyên môn cao, lao động kỹ thuật có tay nghề giỏi, giảm dần lao động phổ thông và lao động giản đơn.

Tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển của phân công lao

động xã hội. Ở mỗi trình độ công nghệ có những hình thức và mức độ phân công lao động thích ứng. Đồng thời sự phân công lao động xã hội hợp lý là môi trường thuận lợi để thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ phát triển.

Tiến bộ khoa học công nghệ còn làm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Chẳng hạn, sự phát triển của công nghiệp lọc hoá dầu bên cạnh cung cấp nguồn năng lượng cho quá trình sản xuất còn tạo ra những vật liệu mới, sản phẩm nhân tạo có những tính năng và phẩm chất không khác gì sản phẩm trong tự nhiên, thậm chí một số có thể thay thế được cả nguyên liệu trong tự nhiên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 27 - 29)