TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CN-TTCN HUYỆN EA KAR

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 57)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CN-TTCN HUYỆN EA KAR

2.2.1. Tình hình về số lượng cơ sở sản xuất CN-TTCN

Toàn huyện có 942 cơ sở sản xuất CN-TTCN đang hoạt động, năm 2010 có 710 cơ sở hoạt động tăng đều qua các năm đến năm 2014 số cơ sở

tăng lên 942 cơ sở so với năm 2010 tăng 232 cơ sở. Xét về tổng thể số lượng các cơ sở sản xuất tăng liên tục nhưng không đáng kể. Các ngành nghề chủ

yếu của các cơ sở sản xuất CN-TTCN chủ yếu là: Chế biến nông-lâm-thủy sản, hàng thủ công, hàng tiêu dùng khác…Số lao động trong ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp cũng có chiều hướng tăng qua các năm cụ thể

năm 2010 số lao động trong ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chỉ đạt 8.873 người đến năm 2014 số lao động tăng lên và đạt 10.017 người.

Bảng số 2.11. Số cơ sở và lao động trong lĩnh vực CN-TTCN, DV

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Số cơ sở sản xuất CN-TTCN và DV 710 717 826 885 942 Lao động trong CN-TTCN và DV 8.873 8.953 9.010 9.330 10.017

Hình v 2.2. S cơ s sn xut và lao động trong CN-TTCN và DV

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2010-2014 tăng trưởng

đều qua các năm, năm 2010 giá trị sản xuất đạt 957,234 triệu đồng thấp nhất so với các năm, đến năm 2014 giá trị sản xuất đạt hơn 1,428,186 triệu đồng tăng 470,952 triệu đồng chủ yếu tập trung vào các ngành có tiềm năng của huyện như ngành công nghiệp khai khoáng năm 2014 giá trị sản xuất đạt 41,124.3 triệu đồng, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt 1,387,062.1 triệu

đồng, bao gồm các sản phẩm chủ yếu như sản xuất đồ uống năm 2010 đạt 707,570 triệu đồng đến năm 2014 tăng 1,097,604.3 triệu đồng, sản xuất từ sản phẩm cao su và plastic năm 2014 đạt 43,535.9 giá trị sản xuất có tăng qua các năm tuy nhiên không đáng kể, sản xuất giường, tủ, bàn ghế năm 2014 đạt 31,150.1 triệu đồng tăng so với năm 2010 đạt 30,013 triệu đồng, và một số

Bảng số 2.12. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện Ea Kar từ 2010 đến 2014

Giá trị sản xuất (tr.đ) TT Phân theo ngành Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TỔNG SỐ 957,234 1,194,692.1 1,336,118.7 1,417,980.0 1,428,186.4 1 KHAI KHOÁNG 42,341.00 46,898.20 51,639.90 44,431.00 41,124.30 1.1 KHAI KHOÁNG KHÁC 42,341.00 46,898.20 51,639.90 44,431.00 41,124.30 2 CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO 914,893.00 1,147,793.90 1,284,478.80 1,373,549.00 1,387,062.10 2.1 Sản xuất đồ uống 707,570.00 911,428.40 1034121.8 1074778.7 1,097,602.30 2.2 Dệt 518 366.7 391,03 89.6 2.3 Sản xuất trang phục 7,008.00 7,020.00 7,128.00 7,200.00 7,440 2.4 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 6,383.00 6,580.00 5545.8 365.7 407.6 2.5 Chế biến gỗ và sản xuất từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện 4,868.00 6,997.90 6,908.10 1,980.00 1,815 2.6 Sản xuất từ sản phẩm cao su và plastic 32,724.00 41,432.50 44021.6 47825.7 43,535.90 2.7 Sản xuát sản phẩm từ

khoáng phi kim loại khác 38,819.00 41,162.10 36178.6 28447.3 26,231.70 2.8 Sản xuất kim loại 86,990.00 97,004.90 98,355.00 171003.4 174,080 2.9 Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 30,013.00 29,511.00 31747.9 31,893.80 31,150.10 2.1 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác 6920,2 6290.4 20,472.00 9,964.80 4,800

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Ea Kar năm 2014

Phát triển ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động chủ yếu được đầu tư và phát triển trên các ngành cụ thể như sau:

Huyện Ea Kar có nhiều biểu hiện khoáng sản nhưng đến nay việc tìm kiếm, thăm dò xác định trữ lượng còn chưa đầy đủ để đưa các tài nguyên đó vào khai thác quy mô lớn.

+ Khai thác đá: Những năm gần đây số cơ sở sản xuất tăng, lại được

đầu tư thiết bị cơ giới hoá trong khai thác nên sản lượng tăng nhanh1,5 triệu m3 đá xây dựng mỗi năm. Hiện nay có 5 doanh nghiệp khai thác đá xây dựng năng lực khai thác hiện tại lên đến 230.000 m3/năm. Trong đó Công ty TNHH Tập Đoàn Sơn Hải khai thác đá với công suất trên 90.000 m3/năm .

+ Khai thác sét cho sản xuất gạch ngói: Tại hầu hết các xã trong huyện đều có sét cho sản xuất gạch ngói, việc khai thác sét được đẩy mạnh cùng với nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Trong khâu khai thác đã cơ giới hoá 50-60% công việc. Thực trạng khai thác sét còn lộn xộn (tư nhân khai thác tự do) đã gây ra hàng loạt các tác động tiêu cực đến môi trường xã hội trên địa bàn huyện.

+ Khai thác cát: Nhu cầu sử dụng cát tăng cao nhưng việc khai thác cát sử dụng máy bơm hút tràn lan cũng gây tác động xấu đến dòng chảy, làm xói lở bờ sông nên gần đây công tác quản lý việc khai thác chặt chẽ hơn. Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 DN khai thác cát với năng lực khai thác gần 60.000 m3/năm

+ Khai thác Felspat: Đã có một số tổ chức cá nhân khai thác felspat nhưng chỉ có Công ty Khoáng sản Đắk Lắk khai thác tại xã Ea Sô với công suất thiết kế 25tấn/năm là có quy mô công nghiệp.

2. Chuyên ngành chế biến thực phẩm, đồ uống

Thiết bị công nghệ vẫn còn lạc hậu, dây chuyền sản xuất thiếu đồng bộ, thiếu một số máy móc quan trọng có tính quyết định đến chất lượng đầu ra. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 30% nhưng tại các cơ sở tư nhân nhỏ còn

rất thiếu cán bộ kỹ thuật. Sản phẩm kể cả dành cho xuất khẩu hầu hết ở dạng thô, giá rẻ và gặp thách thức về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Vài năm gần đây một số nhà máy đi vào hoạt động với quy mô lớn và được đầu tư thiết bị tiên tiến nên đang dần chiếm lĩnh thị

trường.

- Đường mía: Công ty cổ phần Mía đường 333 liên tục đầu tư cho trang thiết bị sản xuất và vùng nguyên liệu mía, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều năm vượt kế hoạch với công suất ép 1.800 tấn/ngày. Công ty chuẩn bị dự kiến để nâng công suất ép của nhà máy từ 1.800 tấn/ngày lên 2.500 tấn/ngày.

- Hạt điều nhân: Do nguyên liệu điều thô rất thiếu nên các cơ sở chế

biến đã phải tìm mua tại các huyện bạn và nhập khẩu. Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 doanh nghiệp sản xuất điều xuất khẩu ( CTCP mía đường 333 với công suất 700 tấn sp/năm và CTCNHH Đức Thịnh với công suất 550 tấn sp/năm.

- Tinh bột sắn: Hiện nay có 01 nhà máy chế biến tinh bột sắn Đắk Lăk với công suất 40.000 tấn sp/năm. Cây sắn tuy được khuyến cáo không mở

rộng sản xuất nhưng trên thực tế vẫn tự phát tăng cả về diện tích lẫn sản lượng và bột sắn trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Chế biến sắn được trang bị

các dây chuyền đồng bộ, bán tự động nên giảm được thời gian chế biến, tăng chất lượng bột.

- Sản xuất nước uống giải khát: 01CTTNHH nước đóng chai Cao Nguyên tại thôn Chư cúc xã Ea Kmut với công suất sản xuất nước giải khát 3000 lít/năm

- Sơ chế nông sản: 01 Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam với công suất 220.000 tấn/năm.

Công nghiệp dệt - may, da - giày của huyện còn nhỏ bé. Trừ một vài doanh nghiệp quy mô (vừa như Công ty TNHH SX giày dép Việt Thắng với công suất 3 triệu đôi sản phẩm/năm) thì hầu hết cơ sở dệt - may chỉ có từ 2

đến 3 công nhân, trang bị máy móc thế hệ cũ. 4. Chuyên ngành chế biến gỗ - giấy

Hiện nay trên địa bàn huyện 01 cơ sở sản xuất chế biến gỗ. Thiết bị

công nghệ chế biến gỗ của các doanh nghiệp lớn tương đối hiện đại. Đồ gỗ cả

ngoại thất và nội thất của huyện đã tiêu thụ mạnh trên thị trường. Có 01 DN Tư nhân Nguyên Hoàng sản xuất hàng mộc gia dụng và 01 CT Nguyễn Đoàn sản xuất viên nén mùn cưa với công suất 250 tấn/năm.

5. Chuyên ngành hoá chất, phân bón, cao su, nhựa

- Sản xuất phân vi sinh từ than bùn được nhiều doanh nghiệp quan tâm,

đầu tư dây chuyền thiết bị khá đồng bộ. Hiện nay có 01 CTTNHH Vi na cà phê sản xuất phân vi sinh hiện đang hoạt động với công suất thiết kế 5.000- 10.000 tấn/năm.

- Sản xuất bao bì vẫn duy trì, nhưng sản lượng không tăng. Hiện nay có 02 CT sản xuất bao bì với công suất gần 2.000 tấn/năm

6. Chuyên ngành sản phẩm khoáng phi kim loại

Ngành vật liệu xây dựng đã có nhiều cố gắng chuyển đổi công nghệ, tạo ra sản phẩm mới nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

- Sản xuất gạch ngói đã chuyển sang công nghệ lò gạch Hoffman nằm (điển hình là CTTNHH SX gạch Đức Tân và CTTNHH Khánh Công với công suất 32 tr viên/năm), lò gạch tuynen kiểu đứng 06 DN với công suất 14 tr viên/năm, chất lượng thành phẩm cao hơn, tiết kiệm nhiên liệu cũng như lao

xây không nung bằng bột đá của CTTNHH 1 thành viên TM-DV đầu tư du lịch Ea Kar với công suất 6.000 viên/ca.

7. Chuyên ngành cơ khí, máy móc, xe có động cơ

- Công ty TNHH Đông Tây Nguyên đã đầu tư nhà máy hiện đại sản xuất thép xây dựng và phôi thép đáp ứng nhu cầu thị trường với công suất 2.000 tấn/năm

- Các cơ sở sản xuất, sửa chữa cơ khí - động lực cơ bản đã đáp ứng

được nhu cầu sử dụng các công cụ cầm tay, công cụ cải tiến; thiết bị phục vụ

sơ chế cà phê, đậu đỗ, ngô, tuốt lúa; thiết bị bơm tưới; các sản phẩm cơ khí phục vụ xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; phương tiện vận chuyển nông thôn; sửa chữa bảo dưỡng duy trì được hoạt động của các phương tiện cơ khí - động lực có trên địa bàn. Trang thiết bị đã đầu tư phù hợp với khả năng điều kiện tổ chức sản xuất hiện tại.

- Lĩnh vực gia công phục hồi sửa chữa các phương tiện chưa đạt độ

chính xác cũng như độ bền cao, chỉđáp ứng được yêu cầu của khách hàng dễ

tính.

8. Các chuyên ngành công nghiệp chế biến khác

- Lĩnh vực Sản xuất giường, tủ, bàn ghế : bao gồm 28 cơ sở sản xuất chế biến mộc dân dụng.

9. Chuyên ngành sản xuất, phân phối điện

Huyện Ea Kar được cấp điện từ các nguồn điện lưới quốc gia (qua các trạm biến áp), từ nguồn điện điêzen (nguồn dự phòng) và thuỷđiện. Lưới điện của huyện liên tục phát triển nhờ nhiều nguồn vốn khác nhau gồm đường dây trung áp là 384,8 km, đường dây hạ áp 607,6 km, số lượng trạm biến áp là 334 trạm với dung lương 46.988 KVA, có 33.266 khách hàng sử dụng điện. Trên địa bàn huyện hiện nay đã có 100% các xã, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia, có 233/238 thôn, buôn, tổ dân phố có điện đạt 97%, có 5/238

thôn, buôn, tổ dân phố chưa có điện chiếm 2,1%. Hiện nay có 33.266/34.834 khách hàng sử dụng điện trên địa bàn huyện đạt 96%, ngoài ra số hộ chưa sử

dụng điện là 1.568 hộ chiếm 4,5%. 10. Cụm công nghiệp trên địa bàn

Trong năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo tiếp tục củng cố hạ tầng kỹ

thuật và giải phóng mặt bằng các cụm CN để mở rộng cơ sở sản xuất CN- TTCN. Đến thời điểm hiện tại, diện tích đất do tỉnh và huyện quy hoạch để

phát triển các cụm CN trên địa bàn đã tương đối kín. Đến nay trên địa bàn huyện đã có 02 CCN đã và đang triển khai; trong đó có 1 CCN đã đi vào hoạt

động. Đi đầu là CCN Ea Đar với diện tích 51.5ha với nguồn vốn đầu tư 118 tỷ, được khởi động từ năm 2004; đến nay đã được lấp đầy bởi 11 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này đã và đang xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến gỗ,: Sản xuất kinh doanh thép thành phẩm và phôi thép từ sắt,

thép phế liệu, Sản xuất và kinh doanh dày dép, ủng nhựa làm từ hạt nhựa nguyên chất và nhựa tái chế, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất các loại hoa quả xấy khô, Sản xuất chế biến nông sản các loại… với tổng giá trị đầu tư

hàng trăm tỉ đồng, trong đó, 10 cơ sở đã đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động tại địa phương và 01 nhà máy sang chiết ga đang triển khai xây dựng.

Công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ tại huyện theo đúng nghĩa của nó chưa phát triển, chủ yếu do chưa có nhu cầu từ các ngành công nghiệp chính, mặt khác bản thân năng lực của các doanh nghiệp địa phương còn thấp.

Sản phẩm của ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Ea Kar giai đoạn 2010-2014 chủ yếu là sản phẩm đường RS do Công ty cổ phần Mía đường 333 chế biến và công ty liên tục đầu tư cho trang thiết bị sản xuất và vùng

nguyên liệu mía, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều năm vượt kế

hoạch với công suất ép 1.800 tấn/ngày. Công ty chuẩn bị dự kiến để nâng công suất ép của nhà máy từ 1.800 tấn/ngày lên 2.500 tấn/ngày. Cụ thể năm 2010 sản phẩm đạt 11,460 Tấn/năm đến năm 2014 sản phẩm tăng 31,453 Tấn/năm. Do nguyên liệu điều thô rất thiếu nên các cơ sở chế biến đã phải tìm mua tại các huyện bạn và nhập khẩu. Hiện nay trên địa bàn huyện có 02 doanh nghiệp sản xuất điều xuất khẩu ( CTCP mía đường 333 với công suất 700 tấn sp/năm và CTCNHH Đức Thịnh với công suất 550 tấn sp/năm, năm 2010 sản phẩm hạt điều nhân sơ chế đạt 1,882 Tấn qua các năm sản phẩm

điều có chiều hướng giảm đạt 878 Tấn năm 2014. Công nghiệp dệt - may, da - giày của huyện còn nhỏ bé. Trừ một vài doanh nghiệp quy mô vừa như Công ty TNHH SX giày dép Việt Thắng với công suất 3 triệu đôi sản phẩm/năm thì hầu hết cơ sở dệt - may chỉ có từ 2 đến 3 công nhân, trang bị máy móc thế hệ

cũ năm 2010 sản phẩm giầy dép da đạt 21,000 đôi đến năm 2014 sản phẩm tăng 25,000 đôi, qua các năm sản phẩm tăng không đáng kể và cũng có lúc biến động giảm cụ thể năm 2014 đạt 22,000 đôi giảm so với năm 2013 là 1,000 đôi nguyên nhân chủ yếu là do thị trường đầu ra có nhiều biến động không ổn định. Và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu đối với các sản phẩm công nghiệp của huyện có lúc không ổn định.

Bảng số 2.13. Các sản phẩm chủ yếu phân theo loại hình kinh tế

Năm Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Sản phẩm Đường RS Tấn 11,460 25,690 35,526 39,922 31,453 Nhà nước Ngoài Nhà nước Tấn 11,460 25,690 35,526 39,922 31,453 Sản phẩm Hạt điều nhân sơ chế Tấn 1,882 1,625 1,602 1,578 878.00

Năm Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Nhà nước Ngoài Nhà nước Tấn 1,882 1,625 1,602 1,578 878.00 Sản phẩm Cát xây dựng M3 116,700 132,600 132,000 120,000 121.95 Nhà nước Ngoài Nhà nước M3 116,700 132,600 132,000 120,000 121.95 Sản phẩm Bánh Mỳ Tấn 288 290 370 372 423 Nhà nước Ngoài Nhà nước Tấn 288 290 370 372 423 Sản phẩm Bún tươi Tấn 1,919 1,948 1,950 2,010 2,030 Nhà nước Ngoài Nhà nước Tấn 1,919 1,948 1,950 2,010 2,030 Sản phẩm Đá lạnh Tấn 9,750 10,200 28,250 29,330 38,200 Nhà nước Ngoài Nhà nước Tấn 9,750 10,200 28,250 29,330 38,200 Sản phẩm Bia hơi 1000 lít 517 520 110 0 Nhà nước Ngoài Nhà nước 1000 lít 517 520 110 0 Sản phẩm Quần áo Bộ 58,400 58,500 59,400 60,000 62,000

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)