Hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 105 - 110)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.5.Hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý của

Tăng cường xây dựng và hoàn thiện một số chính sách nhằm khuyến khích, kêu gọi mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất CN – TTCN:

+ Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp, huyện có các chính sách cụ thể hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng.

+ Tạo điều kiện cho những cơ sở đăng ký vào sản xuất tại các CNN tập trung được hưởng chính sách về giá thuê đất, miễn giảm thuế, hỗ trợ vay vốn

ưu đãi trung và dài hạn…Riêng đối với doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất chế

biến lương thực, thực phẩm, may mặc… huyện hỗ trợ một phần lãi suất sau

đầu tư.

+ Huy động đa dạng các nguồn vốn; chú trọng phát triển toàn diện các loại thị trường; mạnh dạn chuyển giao công nghệ mới và đầu tư máy móc thiết bị hiện đại; đa dạng hoá việc đào tạo nghề đảm bảo chất lượng cao...

Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp trọng yếu của huyện: dệt may, chế biến lương thực thực phẩm… Ngoài ra, những cơ sở đăng ký vào sản xuất tại các CNN tập trung này còn được hưởng chính sách về giá thuê đất, miễn giảm thuế, hỗ

trợ vay vốn ưu đãi trung và dài hạn Về thủ tục hành chính:

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư phát triển công nghiệp, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư

công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng để thu hút các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.

+ Đổi mới công tác quản lý nhà nước; làm tốt công tác tuyên truyền; nâng cao nâng lực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tóm lại, hệ thống các giải pháp này được xem là một hướng mở tạo ra bước đột phá cho sự phát triển của ngành CN-TTCN Ea Kar. Hy vọng, với những giải pháp trên, thời gian đến ngành CN-TTCN huyện Ea Kar sẽ phát triển mạnh.

KT LUN VÀ KIN NGH

Những năm gần đây, CN-TTCN Ea Kar có sự phát triển, huyện Ea Kar

đã có sự bứt phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Đến nay, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Ea Kar – Đắk Lắk đã có những bước tiến quan trọng: tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng nhanh, tổng giá trị sản xuất ngày càng có chiều hướng đi lên, cụm công nghiệp được đầu tư xây dựng tại địa phương đã bước đầu phát huy tác dụng... đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội huyện, ổn định an ninh trật tự và an toàn xã hội qua đó làm cho đời sống nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng được đổi mới. Thế

nhưng, bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đã đạt được trong phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vẫn còn một số tốn tại, hạn chế cần phải giải quyết ngay nếu muốn sản xuất CN-TTCN Ea Kar phát triển một cách bền vững, mở hướng vươn tầm trong tương lai. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đưa ra một số kiến nghị sau nhằm phần nào có thể góp sức tạo điều kiện để CN-TTCN của Huyện ngày càng phát triển hơn:

Một là, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các chính sách hỗ trợ

phát triển CN- TTCN và làng nghề phù hợp với giai đoạn hiện nay; ưu tiên giải quyết mặt bằng phù hợp cho các loại hình sản xuất trong làng nghề gắn với các cụm CN-TTCN.

Hai là, Hỗ trợ các cơ sở ổn định thị trường truyền thống, mở rộng thị

trường mới. Xây dựng chiến lược sản phẩm gắn với chiến lược thị trường. Ba là, Khuyến khích các cơ sở trong làng nghề đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị theo phương châm kết hợp công nghệ tiên tiến với công nghệ thủ

công truyền thống nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường…

Bốn là, các cơ sở CN-TTCN và làng nghề là ngành ngân hàng, các tổ

chức tín dụng cần có biện pháp tích cực hơn trong việc cho vay đối với các hộ

sản xuất, HTX, các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực này với lãi suất thấp hơn, thủ tục vay vốn thuận lợi hơn.

Năm là, tổ chức huấn luyện, đào tạo, nâng cao tay nghề trình độ quản lý của người lao động và người dử dụng lao động.

Sáu là, giải quyết tốt vấn đề môi trường tại các cơ sở sản xuất đảm bảo cho phát triển bền vững.

Trong quá trình làm đề tài mặc dù đã nổ lực, cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Quý Thầy(Cô), đểđề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIU THAM KHO

[1] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2010), Giáo trình Kinh tế Phát triển, NXB

Giáo dục 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[2] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2011), Đẩy mạnh công nghiệp hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế số 251 tháng 9/2011.

[3] Nguyễn Hồng Gấm, Luận án tiến sỹ về, “Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long đến

năm 2020”.

[4] TS. Bùi Thị Minh Hằng, đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến phục vụ mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh”.

[5] TS. Hồ Kỳ Minh (2011), đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quãng Ngãi”

[6] TS.Lê Thế Tiệm - Viện Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, “Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ một số sản phẩm

nông nghiệp”,2001.

[7] TS.Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản xuất khẩu” - Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2004.

[8] Phạm Thị Hồng Hạnh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Phát triển công nghiệp

nông thôn tỉnh Quãng Ngãi”, 2011.

[9] Bộ Công thương, “Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

[10] Viện kinh tế-xã hội Cần Thơ, “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển công nghiêp-tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và làng nghề quận

Bình Thủy giai đoạn 2011-2015, và tầm nhìn đến năm 2020”, tháng 9/2012.

[11] Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, “Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghềĐắk Lắk đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.

[12] Một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Ban hành kèm theo Quyết định số

09/2007/QĐ-UB ngày 10/05/2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk). [13] Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII (năm 2010) [14] Niên giám thống kê huyện Ea Kar, năm 2014

[15] QH phát triển kinh tế xã hội huyện Ea Kar giai đoạn 2010-2015 [16] Các trang web Việt Nam

http://binhdinhblog.wordpress.com http://quynhonland.wordpress.com http://tintuc.wada.vn http://www.mientrung.com http://www.tapchicongnghiep.vn http://cucthongke.binhdinh.gov.vn http://www.baomoi.com http://www.baomoi.com

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 105 - 110)