Các giải pháp về xây dựng và quy hoạch cho phát triển CN-TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 91 - 92)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.1.Các giải pháp về xây dựng và quy hoạch cho phát triển CN-TTCN

TTCN trên địa bàn huyện

Trong thời gian tới, để việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển CN-TTCN có hiệu quả cần chú trọng các nội dung sau:

Mt là, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tiến hành quy hoạch các cụm công nghiệp tập trung để giải quyết mặt bằng sản xuất cho các đơn vị. Rà soát, bổ sung, xây dựng quy họach phát triển ngành CN-TTCN cho phù hợp với từng thời điểm phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Hai là, hoàn thành phương án đền bù giải phóng mặt bằng cho cụm công nghiệp; tạo điều kiện cho các dự án đang triển khai đầu tư đẩy nhanh

tiến độ thi công, sớm đưa vào hoạt động sản xuất. Trước mắt là cụm công nghiệp Ea Týh

Ba là, quy hoạch dành quỹ đất hợp lý để hình thành các khu vực sản xuất tập trung, xa khu dân cư. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, khu dân cư chật hẹp di dời vào các khu sản xuất tập trung; nhằm bảo

đảm vệ sinh môi trường, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng bền vững.

Năm là, rà soát bổ sung quy hoạch phát triển CN-TTCN gắn với quy hoạch xây dựng các khu sản xuất tập trung theo hướng quy hoạch chi tiết về

CN-TTCN. Trong công tác quy hoạch, lưu ý tập trung vào các nghề mũi nhọn cần ưu tiên như: chế biến tinh bột sắn, mía đường, chế biến gỗ xuất khẩu, thủ

công mỹ nghệ; Chú trọng phát triển các nghề truyền thống như: chế biến nông sản, gạch nung, …Tăng cường và tích cực đổi mới công tác chỉ đạo xây dựng và phát triển TTCN, làng nghề ở các cấp huyện, xã.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 91 - 92)