Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo các mối liên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 100 - 105)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.4. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo các mối liên

Về chính quyền địa phương:

+ Đối với các sản phẩm làng nghề truyền thống mang đậm nét đặc trưng của địa phương, chính quyền địa phương đã thực hiện chính sách bảo lãnh cho sản phẩm. Chi phí tài trợ cho các sản phẩm làng nghề truyền thống nếu được công nhận, Chính quyền địa phương kêu gọi Chính phủ cấp một nửa chi phí, phần còn lại sẽ do mình đảm nhiệm.

+ Tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề chủ lực, đặc trưng có giá trị kinh tế: nhân rộng nghề thủ công mỹ nghệ, may công nghiệp. Ngành chế

biến gỗ là ngành có giá trị kinh tế, kim ngạch xuất khẩu cao, góp phần đảm bảo cán cân thương mại và phát triển bền vững trong tương lai.

+ Đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm CN-TTCN. Chính sách này rất có hiệu quả. Chính quyền địa phương cần:

Tạo điều kiện cho các cơ sở, các sản phẩm CN-TTCN tham gia vào hội chợ triển lãm để quảng bá cho sản phẩm của mình.

Hỗ trợ và tạo điều kiện các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm của huyện đến các thị trường trong và ngoài nước, quảng bá sản phẩm, đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp trong nước và nước ngoài. Tạo điều kiện cho các hội ngành nghề được hình thành, hoạt động và phát triển nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.

Tăng cường mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nghiên cứu sâu các thị trường như: châu Á, EU, các nước Đông Âu và châu M. Khuyến khích đa dạng hóa các loại hình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

+ Bên cạnh đó, cần tổ chức các cuộc thi “Sáng tạo sản phẩm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp”, tổ chức “bình chọn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu”, tổ chức các hội chợ, triển lãm ngành nghề, các lĩnh vực chế biến nông-lâm sản, thủ công mỹ nghệ,

cơ khí phục vụ nông nghiệp, chế biến thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp khác, nhằm khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các cơ sở sản xuất CN- TTCN tại địa phương. Qua đó, hỗ trợ các cơ sở sản xuất CN-TTCN đầu tư phát triển sản xuất đối với sản phẩm mũi nhọn, góp phần khôi phục và phát triển một số ngành hàng truyền thống, nhất là đối với hàng thủ công mỹ nghệ.

+ Tăng chi ngân sách hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp công nghiệp. Dành mức ưu đãi cho các sản phẩm xuất khẩu chế biến sâu, các sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt là những sản phẩm mang thương hiệu.

+ Thực hiện tốt các chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm trên cơ

sở phòng ban ngành của huyện phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh tăng cường quản lý thị trường, áp dụng các chế tài đủ mạnh đối với các hành vi gian lận thương mại và hành vi làm giả làm nhái sản phẩm.

+ Đầu tư phát triển CN - TTCN phải gắn kết chặt chẽ với sản xuất và tiêu thụ, giữa nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu, giữa nhà máy với người nông dân, tạo thành khối liên minh công - nông vững chắc nhằm cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, từng bước hình thành các doanh nghiệp có cổ phần đóng góp của nông dân. Tập trung phát triển CN – TTCN, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

để phát triển mạnh kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, sử dụng nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh. Bên cạnh phát triển các nghề truyền

thống, hình thành các làng nghề mới ở nông thôn gắn với điều kiện phát triển nguyên liệu và lao động tại chỗ.

Về phía các cơ sở sản xuất

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm do các chủ cơ sở sản xuất tìm hiểu, lựa chọn trên cơ sở khai thác thị trường địa phương và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Những sản phẩm đã tham gia xuất khẩu cần coi trọng công tác đầu tư công nghệ tiên tiến để tiếp tục giữ vững thị trường nước ngoài.

+ Các cơ sở sản xuất CN -TTCN phải coi trọng sản xuất các mặt hàng, sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn. Từ đó hình thành nguồn nguyên liệu là nông lâm sản hoặc bán thành phẩm cung cấp cho sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, xuất khẩu. Thị trường nông nghiệp, nông thôn mà nền tảng là kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể… sẽ là những cơ sở kinh tế vừa tiêu thụ các sản phẩm của CN-TTCN, vừa tự đầu tư, tiếp nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

+ Phát triển các sản phẩm làng nghề phải phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn của thị trường trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm đến chất lượng và mẫu mã các sản phẩm.

+ Các cơ sở sản xuất CN-TTCN cũng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tham gia các hội chợ triển lãm, mở rộng tiếp cận thị trường, tích cực quảng bá giới thiệu cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đặc trưng của địa phương, của vùng miền.

+ Chủ động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, huy động nguồn vốn phát triển; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, lựa chọn sản phẩm chủ lực, mũi nhọn và phải chú trọng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm,

+ Tiếp tục duy trì và nâng cao uy tín của sản phẩm, tạo dựng, bảo vệ

và khuyếch trương thương hiệu riêng của từng doanh nghiệp trên thị trường,

đổi mới phương thức tiếp thị, quảng cáo, bán hàng của mình.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp lớn có đầu ra ổn định.

+ Mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình hệ thống phân phối sản phẩm hợp lý, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn trong và ngoài nước (tập đoàn xuyên quốc gia).

+ Phát triển hình thưc thương mại điện tử, sử dụng internet để tìm kiếm thông tin thị trường, quảng cáo và tiềm cơ hội kinh doanh.

Về thông tin thị trường

+ Sở công thương và một số ngành có liên quan có trách nhiệm nghiên cứu, cung cấp thông tin hàng tuần về thị trường cho các địa phương và doanh nghiệp khu vực làng nghề, giới thiệu sản phẩm miễn phí trên mạng internet. Do đó về phía huyện cần làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu và hướng dẫn các cơ sởđược biết.

+ Đồng thời thường xuyên phối hợp với các ngành của tỉnh trong việc cung cấp thông tin cho các sở. Cung cấp thông tin, tìm kiếm đối tác kinh doanh; giới thiệu quảng bá các sản phẩm… nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tếđầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở tiếp cận với các thị trường tiềm năng, liên kết để mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh.

Về liên kết: huyện cần xây dựng kế hoạch phối hợp trong phát triển với các huyện thành phố trong tỉnh, với các huyện và thành phố của tỉnh liền kề. Sự phối hợp giữa huyện và các ngành, các huyện, tỉnh và các địa phương khác của khu vự miền Trung-Tây nguyên trong đầu tư phát triển và xây

dựng, trong ban hành các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển những ngành nghề có lợi thế. Đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa huyện với các sở, ban ngành của tỉnh từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của tỉnh, của huyện. Đảm bảo nguồn vốn, phương án cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và tái định cư.

Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác tạo sự liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân và vùng nguyên liệu.

Phối hợp với các điạ phương khác trong việc xây dựng các khu Công nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ, vùng cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ

sản phẩm Công nghiệp, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

3.2.5. Hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý của nhà nước để thúc đẩy CN-TTCN phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)