Tăng cường các nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 99)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.3.2.Tăng cường các nguồn lực

Về lao động cho phát triển CN-TTCN

Lao động là yếu tố quan trọng, quyết định của lực lượng sản xuất. Do

đó, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực vô cùng quan trọng, nhất là trong CN- TTCN sử dụng nhiều lao động địa phương và có lợi thế phát triển như: sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông-lâm-thủy sản,... Những biện pháp sau sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực của Huyện:

Th nht, xây dựng chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, sử dụng và trọng dụng nhân tài nhằm khuyến khích và phát huy khả

năng sáng tạo của con người:

+ Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề trên địa bàn huyện, phối hợp với các trường dạy nghề, cơ sở dạy nghề của huyện, tỉnh và Trung ương để đào tạo nghề cho người trong độ tuổi lao động của huyện.

+ Xây dựng và mở rộng thêm các trường, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đầu tư đến các trang thiết bị mới hiện đại phục vụ

cho công tác đào tạo nghề, nhằm nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo nghềđi đôi với việc liên kết thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về

giảng dạy.

+ Các cơ sở đào tạo các ngành nghề từ hệ sơ cấp đến trung cấp; liên kết

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

+ Huyện tạo mọi điều kiện để thu hút, phát huy năng lực của đội ngũ

cán bộ công nhân viên chức, cán bộ khoa học kỹ thuật. Thường xuyên tổ

chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có khả năng kế tục phát triển làng nghề. Kỹ thuật viên giỏi của khu vực sản xuất trở thành người hướng dẫn tiếp tục cho các thế hệ trẻ. Lương trả cho hướng dẫn viên và chi phí nguyên vật liệu có thể lấy từ ngân sách của địa phương.

+ Có chính sách đãi ngộ thoả đáng nhằm giữ và thu hút các nhân tài nhất là các chuyên gia đầu ngành nhằm phục vụ công tác công nghiệp hoá hiện đại hoá.

+ Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học kỹ thuật cho

đội ngũ công nhân trong huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho người có khả

năng được học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.

Th hai, xây dựng chương trình sắp xếp, bố trí sử dụng lao động có hiệu quả cho từng thời kỳ trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ

ngoài quốc doanh. Quan tâm đến việc phát triển khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh hướng vào tổ chức sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở quy mô hộ

Th ba, các cấp, các ngành và địa phương cần hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, nhằm giúp cho các cơ sở sản xuất CN-TTCN từng bước nâng cao năng lực tổ chức và điều hành sản xuất kinh doanh; tổ chức các lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý điều hành và kỹ năng giao việc cho cấp dưới; nâng cao năng lực điều hành cho tổ trưởng sản xuất; nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong xu thế hội nhập; quản trị doanh nghiệp về tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm; nghiên cứu sản phẩm mới; quản trị doanh nghiệp về công cụ quản lý và năng suất lao động; quản trị doanh nghiệp về

kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh quốc tế; quản trị doanh nghiệp về

nâng cao chất lượng và thu nhập của người lao động.

Th tư, tăng cường thông tin đại chúng, đáp ứng các yêu cầu về

thông tin đại chúng cho nhân dân, đặc biệt các thông tin kinh tế, khoa học kỹ

thuật, thương mại... Để nhân dân có điều kiện nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc.

Về vốn đầu tư cho phát triển CN-TTCN

Tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy phát triển sản xuất của mọi thành phần kinh tế và tăng thu cho ngân sách, hạn chế tối đa sự thất thoát của các nguồn thu, để tăng đầu tư cho xây dựng cơ bản và phát triển công nghiệp của địa phương.

Sử dụng những hình thức tín dụng và mức lãi suất hợp lý nhằm huy

động vốn nhàn rỗi của mọi tầng lớp nhân dân để đáp ứng phần nào yêu cầu về

vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Địa phương cần cố gắng tiếp cận các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn vốn tín dụng ưu đãi lãi suất theo chương trình kích cầu của nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Với nguồn vốn bên ngoài

trọng đầu tư cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá .Bên cạnh nguồn huy động từ ngân sách nhà nước, vốn bên ngoài gồm vốn của chủ đầu tư ở các thành phần kinh tế, vốn của các tầng lớp dân cư ở các trung tâm kinh tế - xã hội lớn, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn viện trợ ODA... Đặc biệt là kêu gọi các dự án đầu tư mở rộng sản xuất tại các cụm công nghiệp, điều này gián tiếp giúp huyện nâng cao hình ảnh địa phương vì các doanh nghiệp nơi khác khi có ý định đến đầu tư sẽ thấy rằng trên địa bàn đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư, môi trường thân thiện. Ngoài ra huyện cần tăng cường công tác tiếp thị để tuyên truyền lợi thế so sánh, những tiềm năng và những cơ hội kinh doanh với những đối tác đầu tư bên ngoài.

+ Th ba, tiếp tục thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp. Xem xét thành lập quỹ khuyến khích xuất khẩu hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất theo hướng có lợi nhất. thực hiện chính sách khuyến công, phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Th tư, Xác định lĩnh vực ưu tiên để phân bổ vốn đầu tư

+ Dành vốn đầu tưđào tạo nguồn nhân lực như: xây dựng đội ngũ cán bộ

khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, tăng cường năng lực quản lý trong các doanh nghiệp. Chú ý liên kết giữa đào tạo – nghiên cứu – sản xuất – kinh doanh,

ứng dụng những thành tưu khoa học công nghệ vào thực tiến sản xuất.

+ Nghiên cứu xây dựng quỹ tín dụng dạy nghề nhằm hỗ trợ, giúp đỡ lao

động nghèo, lao động chính sách, những người mất việc cần đào tạo lại. Tổ

chức hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp có khả năng đào tạo tại chỗ và thu hút nhiều lao động làm việc ổn định nhất là lao động nữ.

+ Đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng bá mở rộng thị trường.

+ Đầu tư vốn cho xây dựng hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường. Tất cả các khu, cụm công nghiệp đề được xây dựng hệ thống xử lý nước thải tạo điều kiện cho phát triển bền vững CN-TTCN.

+ Đầu tư xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu hay đầu vào ổn định cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Về khoa học công nghệ

+ Tập trung đổi mới công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật theo hướng chính là hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất; không đầu tư, nhập khẩu thiết bị, công nghệ lạc hậu; chú trọng đầu tư nghiên cứu khoa học phục vụ cho các ngành có thế mạnh của địa phương như khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy sản; nhân rộng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu,

đánh giá vào sản xuất.

+ Ưu tiên vốn tín dụng ưu đãi đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển để hỗ trợ

doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, áp dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hướng dẫn doanh nghiệp xúc tiến xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO), đăng ký thương hiệu sản phẩm v.v. để đảm bảo sự cạnh tranh và hội nhập với thị

trường khu vực và quốc tế.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tiến công nghệ. Các khoản thu từ việc nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ để đổi mới cải tiên không phải chịu thuế. Tăng chi ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong tổng chi ngân sách hàng năm, dùng ngân sách để giúp hỗ trợ một phần công tác nghiên cứu cải tiến khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Có chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài, thực hiện ưu đãi cho các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài có chuyển giao công nghệ

hiện đại. Tiếp tục loại bỏ các trở ngại về pháp lỹ đối với việc chuyển giao công nghệ và địa bàn huyện tạo môi trường đầu tư tuận lợi để thu hút vốn

+ Cần tạo hành lang pháp lý nhằm khuyến khích đổi mới công nghệ

trên cơ sở đảm bảo lợi ích hài hoà giữa các bên chuyển giao. Hình thành và phát triển các trung tâm tư vấn dịch vụ cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất CN-TTCN. Khi năng suất lao động ở cơ sở sản xuất

được nâng cao, giá thành sản phẩm hạ, thu nhiều lợi nhuận, sẽ kích thích phát triển thị trường công nghệ.

+ Hỗ trợ, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, cơ sở:

* Xác định việc lựa chọn các công nghệ tiên tiến là hướng ưu tiên. Lựa chọn mô hình áp dụng kỹ thuật và công nghệ cho các ngành nghề sản xuất: có thể chia làm bốn nhóm:

Thứ nhất, nhóm sản xuất sản phẩm hàng hoá độc đáo, có tính cổ truyền dân tộc như trạm khảm gỗ, nón ngựa, mỹ nghệ,...nên phát huy công nghệ

truyền thống, động viên phục hồi và phát triển, sử dụng kỹ thuật hiện đại ở

những khâu cần thiết, phát huy sức sáng tạo của nghệ nhân, có như vậy sản phẩm làm ra mới đem lại giá trị cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, những mặt hàng mang giá trị sử dụng thông dụng như sản xuất gạch ngói, bún, bánh.v.v. cần đầu tư đổi mới tiến đến công nghệ hiện đại.

Thứ ba, Đối với các ngành sản xuất các sản phẩm có yêu cầu cạnh tranh cao về chất lượng thì ưu tiên lựa chọn công nghệ tiên tiến như chế biến thực phẩm, chế biến nông, lâm sản xuất khẩu.

Thứ tư, Các ngành dựa vào khai thác tài nguyên là chủ yếu như khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường thì chọn công nghệ

sử dụng được nhiều lao động.

* Hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất CN-TTCN lựa chọn công nghệ phù hợp với sản xuất và thị trường; hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị, công nghệ

mới, tổ chức liên kết trong nghiên cứu. Đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật, người có trình độ chuyên môn cao theo những

hình thức thích hợp trên cơ sở tạo lập môi trường pháp lý phù hợp gắn kết giữa nhà khoa học, cơ sở nghiên cứu, triển khai nhanh chóng đề tài, sáng kiến

ứng dụng công nghệ.

*Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho các dự án có trọng điểm, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, thực hiện có hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho địa phương, cho các cơ sở sản xuất về sự cần thiết phải đổi mới và áp dụng công nghệ trong sản xuất.

+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng áp dụng công nghệ cao, ưu đãi các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu, các nghệ nhân, công nhân có tay nghề cao đến làm việc tại huyện.

+ Lộ trình ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến nên tiến hành

ở các ngành CN-TTCN có khả năng tạo thêm nhiều việc làm; cung cấp sản phẩm mới, sản phẩm có triển vọng xuất khẩu; mặt khác cần hiện đại hoá công nghệ cổ truyền, cải tiến kỹ thuật sản xuất. Từng bước xây dựng thị trường công nghệ có tổ chức, có căn cứ khoa học; tránh tư tưởng nôn nóng trong du nhập công nghệ, kỹ thuật phương tây mà không phù hợp với thực tế tại địa phương.

+ Tăng cường công tác thông tin, tư vấn đảm bảo đổi mới kỹ thuật công nghệ phù hợp đạt yêu cầu. Chính quyền địa phương cung cấp thông tin cho các xí nghiệp phải thông qua công ty tư vấn để nắm hồ sơ, lý lịch máy móc, thiết bị. Khi đổi mới phải đảm bảo trình độ kỹ thuật cao hơn trình độ của công nghệ cũ.

+ Phát triển khoa học công nghệ phải đi đổi với bảo vệ môi trường: Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường tại tất cả các đơn vị

sản xuất, các cụm, điểm công nghiệp trong huyện; đánh giá đầy đủ các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất để thực hiện các biện pháp khắc phục ô

nhiễm; khuyến khích ngăn chặn ô nhiễm từ nguồn và áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường theo quy định. Đẩy mạnh ứng dụng kỹ

thuật, đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệđi đôi với bảo vệ

môi trường.

Kết hợp chặt chẽ đổi mới công nghệ với bảo vệ môi trường. Cần có quy hoạch chung về hệ thống xử lý rác thải Công nghiệp và rác thải sinh hoạt. Khi phê duyệt dự án đầu tư nhất thiết phải đánh giá được tác động của dự án tới môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 99)