Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 37 - 40)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.3.3.Điều kiện xã hội

* Dân s và lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Lao động đáp ứng đầy đủ về số lượng và chất lượng sẽ có tác dụng tích cực trong quá trình phát triển của CN-TTCN. Cơ cấu dân số hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nguồn nhân lực.

Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phân bố và phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt- may, giày- da, công nghiệp thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và

đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kỹ

thuật điện, điện tử- tin học, cơ khí chính xác… Nguồn lao động với trình độ

chuyên môn kỹ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới là cơ sở

quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, ở những địa phương có truyền thống về tiểu thủ công nghiệp với sự hiện diện của nhiều nghệ nhân thì sự phát triển ngành nghề này không chỉ thu hút lao động, mà còn tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc, được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Nếu biết đầu tư, khai thác, phát huy những yếu tố này sẽ

mở ra một cơ hội mới trong phát triển công nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa mang lại giá trị xuất khẩu cao.

Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để đáp

ứng nhu cầu ngày càng phát triển của dân cư. Bên cạnh đó, phong tục tập quán, lịch sử truyền thống cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp mỗi quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về quy mô và hướng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp công nghiệp. Từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp của không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó.

Phân tích nhân tố này, đòi hỏi mỗi quốc gia cũng như địa phương phải biết tận dụng những lợi thế trong việc lựa chọn những ngành công nghiệp cần

ưu tiên phát triển, mặt khác cần có sự kết hợp các ngành có lợi thế về mặt xã hội với các ngành đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn và hàm lượng khoa học công nghệ cao.

Thực tế cho thấy nơi nào có trình độ văn hóa cao nơi ấy dễ dàng sử

dụng các tiến bộ kỹ thuật, sản phẩm làm ra có năng suất cao và ngược lại. Truyền thống cũng là nhân tố tác động đến sự phát triển của CN-TTCN. Địa phương nào có truyền thống phát triển ngành nghề, tương trợ lẫn nhau, yêu nghề nghiệp…thường sẽ dễ dàng phát triển kinh tế trong đó có phát triển CN- TTCN.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH PHÁT TRIN CÔNG NGHIÊP-TIU TH

CÔNG NGHIP HUYN EA KAR

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 37 - 40)