Đổi mới công nghệ sản xuấ t

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 34)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.5.Đổi mới công nghệ sản xuấ t

Tiến bộ khoa học- công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng mới về

sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát triển của công nghiệp trong tương lai.

Nhân tố khoa học công nghệ còn ảnh hưởng quyết định đến nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ các tiến bộ của khoa học công nghệ các dây chuyền, thiết bị trong khai thác, sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên tiến tiến, hiện đại; từ đó tăng khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho sản xuất, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ứng dụng và

đổi mới công nghệ giúp tạo ra những sản phẩm có ưu thế vượt trội, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, đa tính năng, chủng loại và mẫu mã, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường, do đó mở rộng được thị trường tiêu thụ.

Công nghệ và đổi mới công nghệ trong công nghiệp còn góp phần giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, giảm lao

động nặng nhọc độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: nâng cao tỷ lệ

lao động có trình độ chuyên môn cao, lao động kỹ thuật có tay nghề giỏi, giảm dần lao động phổ thông và lao động giản đơn.

Tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển của phân công lao

động xã hội. Ở mỗi trình độ công nghệ có những hình thức và mức độ phân công lao động thích ứng. Đồng thời sự phân công lao động xã hội hợp lý là môi trường thuận lợi để thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ phát triển. Phân công lại lao động là tác nhân trực tiếp của sự hình thành công nghiệp và sự

phân hoá nội bộ công nghiệp thành những phân hệ khác nhau. Bởi vậy, trình

độ tiến bộ của khoa học công nghệ càng cao, phân công lao động xã hội càng sâu sắc, sự phân hoá công nghiệp diễn ra càng mạnh và cơ cấu công nghiệp càng phức tạp.

Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra những nhu cầu mới. Chính những nhu cầu này là tác nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển một số ngành công nghiệp mới đại diện cho công nghiệp trình độ cao. Những ngành này khi xuất hiện được xem là những ngành công nghiệp non trẻ, nhưng tương lai sẽ trở

thành những ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước.

Tiến bộ khoa học công nghệ còn làm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Chẳng hạn, sự phát triển của công nghiệp lọc hoá dầu bên cạnh cung cấp nguồn năng lượng cho quá trình sản xuất còn tạo ra những vật liệu mới, sản phẩm nhân tạo có những tính năng và phẩm chất không khác gì sản phẩm trong tự nhiên, thậm chí một số có thể thay thế được cả nguyên liệu trong tự nhiên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp huyện ea kar, tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 34)