PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tính ổn định của các thành phần dòng tiền đến dự báo dòng tiền của các công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 50 công ty trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 6 năm 2010-2015 hình thành nên dữ liệu bảng. Vì vậy, tác giả giới thiệu khái quát nội dung liên quan đến dữ liệu bảng nhƣ sau:

Dữ liệu bảng (panel data) là dữ liệu kết hợp dữ liệu cho theo không gian (cross – section, tức là giá trị của các biến đƣợc thu thập cho một đơn vị mẫu tại cùng một thời điểm) và dữ liệu theo chuỗi thời gian (time series, tức là giá trị của các biến đƣợc quan sát theo thời gian). Dữ liệu bảng khác với dữ liệu chéo gộp chung bởi vì dữ liệu chéo gộp chung gộp những quan sát trong nhiều năm nhƣng chỉ là các quan sát dữ liệu thuần túy và bỏ qua yếu tố thời gian, ví dụ nếu đối với dữ liệu trong luận án này, nếu dữ liệu thu thập của 50 công ty trong 6 năm với tổng quan sát 300 và gộp chung lại không phân biệt

của năm nào, trƣờng hợp này gọi là dữ liệu chéo gộp chung. Việc kết hợp hai loại dữ liệu có nhiều thuận lợi trong phân tích các mối quan hệ kinh tế, đặc biệt khi muốn quan sát, phân tích sự biến động của các đối tƣợng nghiên cứu sau các biến cố hay theo thời gian, cũng nhƣ phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tƣợng nghiên cứu. Có hai loại dữ liệu bảng: dữ liệu bảng cân b ng (balanced panels) và dữ liệu bảng không cân b ng (unbalanced panels). Dữ liệu bảng cân b ng khi các đơn vị chéo có cùng số quan sát theo thời gian, dữ liệu bảng không cân b ng khi các đơn vị chéo không có cùng số quan sát theo thời gian. Trong luận văn này, tác giả sử dụng dữ liệu bảng cân b ng cho các doanh nghiệp theo chuỗi thời gian (năm). Việc nghiên cứu các mô hình với dữ liệu bảng có những ƣu điểm:

- Nhờ kết hợp dữ liệu chuỗi thời gian của các doanh nghiệp khác nhau, dữ liệu bảng sẽ chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, giảm hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến, tăng số quan sát - từ đó tăng số bậc tự do, và có thể đem lại ƣớc lƣợng vững, hiệu quả và không chệch;

- Dữ liệu bảng có liên quan đến nhiều doanh nghiệp theo thời gian, mỗi doanh nghiệp lại có những đặc trƣng riêng. Tuy nhiên, các kỹ thuật ƣớc lƣợng dựa trên dữ liệu bảng có thể tính đến sự không đồng nhất này, cho phép kiểm soát sự khác biệt không quan sát đƣợc giữa các thực thể.

Nhƣ vậy, nhờ những lợi thế trên, việc sử dụng dữ liệu bảng trong các mô hình nghiên cứu của luận án đƣợc kỳ vọng có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với phân tích dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian. Có 3 cách tiếp cận để ƣớc lƣợng cho dữ liệu dạng bảng là các mô hình bình phƣơng nhỏ nhất (Pool OLS), mô hình các ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM/Random Effects Model) và mô hình các ảnh hƣởng cố định (FEM/Fixed Effects Model).

Ƣớc lƣợng Pool OLS là ƣớc lƣợng trên tập dữ liệu thu đƣợc của các đối tƣợng theo thời gian, do vậy nó xem tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa

các đối tƣợng khác nhau và không thay đổi theo thời gian. Với giả định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hƣởng đến các biến độc lập, FEM phân tích mối tƣơng quan này giữa phần dƣ của mỗi đơn vị với các biến độc lập qua đó kiểm soát và tách ảnh hƣởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến độc lập để chúng ta có thể ƣớc lƣợng những ảnh hƣởng thực của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Ngƣợc lại với mô hình các ảnh hƣởng cố định, mô hình REM giả định sự biến động giữa các đơn vị đƣợc giả sử là ngẫu nhiên và không tƣơng quan đến các biến giải thích. Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dƣ của mỗi thực thể (không tƣơng quan với biến độc lập) đƣợc xem là một biến độc lập mới.

Nghiên cứu sẽ tiến hành 3 loại mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM với các độ trễ về thời gian 1, 2 và 3 năm. Sau đó tiến hành kiểm định so sánh để lựa chọn mô hình phù hợp. Sự phù hợp của ƣớc lƣợng tác động ngẫu nhiên và tác động cố định đƣợc kiểm chứng trên cơ sở so sánh với ƣớc lƣợng Pooled OLS. Nếu kết quả kiểm định cho thấy, mô hình Pooled OLS đều phù hợp hơn FEM và REM, tác giả sẽ lựa chọn phƣơng pháp hồi quy Pooled OLS. Nếu không phải kết quả này, tác giả sẽ thực hiện Kiểm định Hausman để lựa chọn phƣơng pháp ƣớc lƣợng phù hợp giữa hai phƣơng pháp ƣớc lƣợng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên. Sau khi lựa chọn đƣợc mô hình hồi quy phù hợp tác giả sẽ tiến hành so sánh kết quả mô hình hồi quy theo các độ trễ và chọn độ trễ có ý nghĩa nhất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã khái quát các đặc điểm về dòng tiền của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Dựa vào nghiên cứu của C.S. Agnes Cheng và Dana Hollie (2007) [6] có hiệu chỉnh phù hợp với các công ty Việt Nam luận văn xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Luận văn dựa thu thập dữ liệu từ trang vietstock.vn dữ liệu của 50 công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Cuối cùng luận văn trình bày rõ phƣơng pháp nghiên cứu là sử dụng các mô hình hồi quy bao gồm: mô hình bình phƣơng nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình nhân tố ảnh hƣởng ngẫu nhiên (REM), mô hình nhân tố ảnh hƣởng cố định (FEM) để dự báo.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THÀNH PHẦN DÒNG TIỀN CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

Bảng 3.1 Thống kê mô tả dữ liệu các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Biến Giá trị trung bình Giá trị trung vị Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn EARN 398,481 43,546 16,262,415 -353,397 1,585,124 CFO 176,206 26,315 7,659,151 -2,169,633 824,570 C_SALES 2,048,280 754,795 40,166,653 -234,217 4,699,982 C_OGS 1,582,204 625,275 24,611,583 -1,845 3,202,904 C_INT -42,206 -6,534 133,991 -2,318,538 193,722 C_TAX -54,955 -7,900 6,928 -1,805,611 203,939 C_OTHER -295,585 -77,038 809,713 -7,650,204 834,965 ACC 191,596 13,582 8,117,122 -636,053 787,273 ∆AR -13,922 -3,842 1,108,591 -1,282,681 161,573 ∆AP 9,538 6,042 1,270,210 -2,535,229 233,264 ∆INV -32,850 -7,126 321,805 -1,110,497 135,788 DEPR 114,875 15,143 18,144,926 -118,062 1,054,789 AMORT 11,911 2 1,405,907 -75,029 100,465 OTHER 102,046 10,849 6,858,937 -19,445,162 1,388,269

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của tác giả)

Qua bảng 3.1 ta thấy giá trị trung bình của lợi nhuận (EARN), dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) của các Công ty sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam đều nhận giá trị dƣơng, cụ thể giá trị trung bình của EARN là 398,5 tỷ đồng, của CFO là 176,2 tỷ đồng. Điều này cho thấy hầu hết các công ty đều

kinh doanh có lợi nhuận và có lƣu chuyển tiền thuần tự hoạt động kinh doanh dƣơng (dòng tiền thu vào lớn hơn dòng tiền chi ra). Ngoài ra giá trị ACC (ACC=EARN – CFO) dƣơng cũng cho thấy hầu hết các công ty có lợi nhuận lớn hơn lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (giá trị trung bình của ACC là 191,6 tỷ).

Ngoài ra căn cứ vào độ lệch chuẩn của EARN, CFO và ACC ở bảng 3.1 có thể thấy ACC có độ lệch chuẩn thấp nhất: độ lệch chuẩn của ACC là 787,3 tỷ đồng trong khi đó độ lệch chuẩn của CFO là 824.6 tỷ đồng và của EARN là 1.585,1 tỷ đồng. Nếu sắp xếp độ biến động theo thứ tự tăng dần ta có: thông tin về lợi nhuận biến động lớn nhất, tiếp theo là thông tin về dòng tiền và cuối cùng là các thành phần dồn tích là thành phần ít biến động nhất. Từ đó cho thấy thông tin của các thành phần dồn tích có trong lợi nhuận ổn định hơn thông tin dòng tiền và thông tin lợi nhuận. Vì vậy có thể suy luận r ng thông tin kế toán dồn tích có trong lợi nhuận là quan trọng và có tính ổn định cao.

Dòng tiền vào chủ yếu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp đó là dòng tiền từ doanh thu (C_SALES) có giá trị trung bình là 2.048,3 tỷ đồng. Trong bốn thành phần dòng tiền ra thì dòng tiền liên quan đến giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng cao nhất (giá trị trung bình là 1,582.2 tỷ đồng). Đứng thứ hai trong các thành phần dòng tiền ra là dòng tiền liên quan đến các hoạt động khác với giá trị trung bình là 295.6 tỷ đồng. Điều này là hợp lý vì theo phân chia của tác giả thì trong thành phần C_OTHER bao gồm cả dòng tiền liên quan đến chi phí hoạt động của công ty. Đây là các công ty sản xuất sử dụng nhiều lao động nên chi phí nhân công và chi phí quản lí doanh nghiệp cao, kèm theo các chi phí khác nhƣ chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm, chi phí cho hệ thống phân phối,… Tiếp đến là dòng tiền liên quan đến thuế C_TAX (55 tỷ đồng) và dòng tiền liên quan đến lãi vay C_INT (42,2 tỷ đồng). So sánh độ lệch chuẩn của các thành phần dòng tiền này ta thấy độ

lệch chuẩn tăng theo thứ tự dòng tiền liên quan đến chi phí lãi vay, , dòng tiền liên quan đến giá vốn hàng bán, dòng tiền liên quan đến doanh thu và cuối cùng là dòng tiền liên quan đến các hoạt động khác.

Đối với các thành phần dồn tích cụ thể gồm ∆AR, ∆AP, ∆INV, DEPR, AMORT, OTHER ta thấy giá trị trung bình của ∆AR và ∆INV âm cho thấy giá trị khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho cuối năm giảm so với đầu năm; giá trị trung bình của ∆AP, DEPR, AMORT, OTHER dƣơng chứng tỏ giá trị các khoản phải trả ngƣời bán, chi phí khấu hao, các khoản dự phòng và khoản dồn tích khác cuối năm đều tăng so với đầu năm. Có giá tri trung bình lớn nhất là chi phí khấu hao (114,9 tỷ đồng) vì các công ty ngành sản xuất tiêu dùng có lƣợng đối thủ cạnh tranh nhiều và sản phẩm là thiết yếu nên chiến lƣợc của các công ty theo hƣớng cạnh tranh giá thấp, để đạt đƣợc mục tiêu này các công ty cần đầu tƣ vào các trang thiết bị công nghệ hiện đại để có thể sản xuất với năng suất cao. Đứng thứ hai là các khoản dồn tích khác với giá trị trung bình là 102 tỷ đồng. Mặt hàng của ngành sản xuất hàng tiêu dùng là thiết yếu và có nhiều sản phẩm thay thế nên các công ty thƣờng dự trữ lƣợng hàng tồn kho tƣơng đối lớn để có thể cung cấp kịp thời cho ngƣời tiêu dùng (giá trị trung bình của sự thay đổi hàng tồn kho là 32,9 tỷ đồng). Khách hàng của ngành sản xuất hàng tiêu dùng là khách hàng cá nhân nên các khoản phải thu của công ty trong ngành thấp có giá trị trung bình là 13,9 tỷ đồng. Trung bình mỗi năm các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng trích khoản 11,9 tỷ đồng cho các khoản dự phòng. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn nhất tiếp theo là chi phí nhân công nên để đảm bảo đƣợc nguồn nguyên liệu và lực lƣợng lao động các công ty ngành sản xuất tiêu dùng thƣờng thanh toán các khoản nợ đúng hạn làm cho khoản phải trả của công ty ở mức thấp với giá trị trung bình là 9,5 tỷ đồng. So sánh độ lệch chuẩn của các thành phần này ta thấy độ lệch chuẩn của các khoản dự phòng là thấp nhất (100,5 tỷ

đồng), tiếp đó đến hàng tồn kho là 135,8 tỷ đồng, khoản phải thu khách hàng 161,6 tỷ đồng, khoản phải trả ngƣời bán 233,3 tỷ đồng, cao nhất là chi phí khấu hao là 1.054,8 tỷ đồng.

3.2. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN

Phân tích ma trận hệ số hồi quy nh m xem xét mối quan hệ giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh với các thành phần dòng tiền và thành phần dồn tích.

Qua bảng 3.2 đối với các thành phần dòng tiền ta thấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có quan hệ cùng chiều với dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ, dòng tiền liên quan đến doanh thu, dòng tiền liên quan đến giá vốn hàng bán của 2 và 3 năm trƣớc, dòng tiền liên quan đến chi phí lãi vay và quan hệ ngƣợc chiều với dòng tiền liên quan đến giá vốn hàng bán 1 năm trƣớc, dòng tiền liên quan đến thuế, dòng tiền liên quan đến các hoạt động khác. Hệ số tƣơng quan giữa dòng tiền hoạt động kinh doanh với dòng tiền liên quan đến thuế là lớn nhất, tiếp theo là dòng tiền liên quan đến chi phí lãi vay, dòng tiền liên quan đến doanh thu, dòng tiền liên quan đến giá vốn hàng bán và nhỏ nhất là dòng tiền liên quan đến các hoạt động khác.

Bảng 3.2 ma trận tương quan giữa dòng tiền hoạt động kinh doanh và các thành phần dòng tiền.

Bảng 3.3 ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình dự báo dòng tiền từ các thành phần dồn tích.

Bảng 3.3 cho thấy dòng tiền hoạt động kinh doanh có quan hệ cùng chiều với chi phí khấu hao; quan hệ ngƣợc chiều với các khoản dự phòng và các khoản dồn tích khác. Đối với sự thay đổi khoản phải thu khách hàng thì dòng tiền hoạt động kinh doanh có quan hệ cùng chiều ở độ trễ 1 và 3 năm, quan hệ ngƣợc chiều ở độ trễ 2 năm. Sự thay đổi khoản phải trả ngƣời bán của 2 năm trƣớc có quan hệ cũng chiều với dòng tiền hoạt động kinh doanh năm sau, sự thay đổi khoản phải trả của 1 và 3 năm trƣớc có quan hệ ngƣợc chiều với dòng tiền hoạt động kinh doanh. Sự thay đổi hàng tồn kho có hệ số tƣơng quan dƣơng với dòng tiền hoạt động kinh doanh ở độ trễ 3 năm, có hệ số tƣơng quan âm với dòng tiền hoạt động kinh doanh ở độ trễ 1 và 2 năm trƣớc.

3.3. KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Nhƣ đã giới thiệu ở chƣơng 2 luận xăn xây dựng 4 mô hình dự báo dòng tiền: mô hình dòng tiền hoạt động kinh doanh, mô hình thành phần dòng tiền, mô hình dòng tiền kinh doanh kết hợp với các thành phần dồn tích và mô hình kết hợp thành phần dòng tiền với biến dồn tích tổng hợp. Ở chƣơng này, luận văn tiến hành hồi quy OLS, FEM, REM và trình bày kết quả hồi quy để kiểm định cho 4 mô hình trên.

Kết quả hồi quy đƣợc trình bày từ các thông tin chung: kiểm định mức đồ phù hợp của toàn bộ mô hình, kiểm định sự đảm bảo các giả thuyết hồi quy tới các thông tin chi tiết nhƣ: giá trị hệ số hồi quy và mức ý nghĩa của hệ số hồi quy đó.

3.3.1. Kết quả hồi quy mô hình dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh từ dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ doanh từ dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ

Dòng tiền hoạt động kinh doanh sử dụng trong mô hình chi tiết theo độ trễ: 1 năm, 2 năm và 3 năm. Do vậy ta có 3 mô hình nhỏ nhƣ sau:

Mô hình 1a Mô hình dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên cơ sở dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ với độ trễ 1 năm:

CFOt = α + βCFOt-1 +ε (1a)

Mô hình 1b Mô hình dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên cơ sở dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ với độ trễ 2 năm:

CFOt = α + β1CFOt-1+ β2CFOt-2 +ε (1b)

Mô hình 1c Mô hình dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh trên cơ sở dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ với độ trễ 3 năm:

CFOt = α + β1CFOt-1+ β2CFOt-2 + β3CFOt-3+ε (1c)

Kết quả hồi quy OLS, FEM, REM cho mô hình dự báo dòng tiền hoạt động kinh doanh từ dòng tiền kinh doanh trong quá khứ đƣợc trình bày ở phàn dƣới đây:

Bảng 3.4 Kết quả hồi quy OLS mô hình dự báo trên cơ sở dòng tiền hoạt động kinh doanh trong quá khứ (thông tin chung)

OLS Ý nghĩa thống kê

Prob (F-Statistic) Hệ số xác định hiệu chỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tính ổn định của các thành phần dòng tiền đến dự báo dòng tiền của các công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41)