VI.3 BỨC TRANH TÔN GIÁO VIỆT NAM VI.3.1 Cơ cấu

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 68 - 78)

VI. BỨC TRANH TÔN GIÁO VIỆT NAM

VI.3 BỨC TRANH TÔN GIÁO VIỆT NAM VI.3.1 Cơ cấu

VI.3.1. Cơ cấu

Theo kết quả Tổng diều tra dân số và nhà ở 1-4-1999, hiện nay nước ta có khoảng 20% dân số theo đạo với 6 tôn giáo khác nhau. Trong đó đạo Phật có số lượng tín đồ nhiều nhất khoảng 7 triệu, chiếm 48% số người theo đạo và 9,3% dân số của cả nước. Đứng thứ hai là Công giáo với con số tương ứng là 5,1 triệu; 34,6% và 6,7%. Còn các tôn giáo khác có số lượng tín đồ không đáng kể.

Bảng 4: Các tôn giáo ở Việt Nam

Tôn giáo Số lượng tín đồ

(nghìn người) % trong tổng số tín đồ Phật giáo 7105 48,2 Công giáo 5111 34,7 Tin lành 410 2,78 Hồi giáo 63 0,4 Cao đài 857 5,8 Hoà hảo 1173 7,97 Tổng cộng 14719 100

VI.3.2. Các tôn giáo chính ở Việt Nam.

Tỷ lệ dân số ở nước ta theo tôn giáo là tương đối ít. Có hơn 80% dân số không tôn giáo, và có thể thấy tỉ lệ dân số không tôn giáo cao hơn ở các tỉnh

phía Bắc và thấp hơn nhiều ở các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Hơn 19 % dân số nước ta theo các tín ngưỡng nhất định. Các tôn giáo chính ở nước ta là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, đạo Cao Đài và Đạo Hoà Hảo. Ngoài ra, trong dân gian còn có các tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu, bái vật giáo. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rõ nét của Nho giáo và Lão giáo.

Phật giáo. * Đặc điểm.

Đạo phật là tôn giáo từ bên ngoài đưa vào Việt Nam sớm nhất, khoảng cuối thế kỉ II, đầu thế kỉ III sau Công nguyên. Phía bắc, từ Trung Quốc sang là phái Đại Thừa (Bắc Tông); còn phía Nam, từ Thái Lan, Lào, Campuchia sang là phái Tiểu Thừa (Nam Tông). Dưới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần (thế kỉ X đến XIV), Phật giáo ở nước ta đã là quốc đạo, có đóng góp lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt vào thời Lý, đạo Phật đã trở thành trụ cột tinh thần của chính quyền phong kiến từ trung ương đến địa phương. Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội, để lại những ấn tượng trong lĩnh vực văn hoá, kiến trúc. Nhiều chùa tháp được xây dựng trong thời kì này.

Cuối thế kỉ thứ XIV, Phật giáo phần nào bị lu mờ, nhưng những tư tưởng của Phật giáo còn ảnh hưởng lâu dài trong đời sống xã hội và sinh hoạt của Việt Nam.

Phật giáo là một tôn giáo lớn ở nước ta với 7,1 triệu tín đồ, nhiều nhất là ở TP Hồ Chí Minh (hơn 1 triệu người) và An Giang (860 nghìn người), tiếp đến là Trà Vinh, Kiên Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Thừa Thiên - Huế. Tỉ lệ dân số theo Phật giáo cao nhất là ở Trà Vinh (43,2%), An Giang (42,1%), tiếp đến là Sóc Trăng, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp và TP Hồ Chí Minh.

* Vai trò:

Gần 2000 năm tồn tại cùng dân tộc, Phật giáo đã có nhiều đóng góp cho dân tộc trên nhiều phương diện khác nhau.

- Về tư tưỏng chính trị: Là một tôn giáo có hệ thống giáo lý khá đồ sộ và hoàn chỉnh, khi du nhập vàp Việt Nam, Phật giáo đồng thời đưa lại một hệ thống các quan niệm về vũ trụ và nhân sinh. Những quan niệm đó mặc dù còn có hạn chế bởi tính chất duy tâm, thần bí, siêu hình mà trong nhiều trường hợp, các thế lực phản động đã lợi dụng để ngăn cản tiến bộ xã hội, song trong điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam, đó là những quan niệm khá mới mẻ. Chính vì vậy, nó được người Việt tiếp nhận và nhanh chóng trở thành một tín ngưỡng thu hút được quảng đại dân chúng tin theo. Trong giai đoạn Phật giáo là hệ tư tưởng thống trị, nó đã góp phần đưa lại cho giai cấp cầm quyền một đường lối trị quốc có nhiều điểm tiến bộ. Trong điều kiện xã hội hiện nay, về cơ bản, đại bộ phận tăng ni, phật tử đứng về phía cách mạng, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội ích nước, lợi dân. Tuy nhiên, do những tác động từ phía các thế lực chính trị thù địch và vì lợi ích cá nhân, một bộ phận chức sắc Phật giáo đã bị lợi dụng để chống lại cách mạng (như xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, vu khống nhà nước vi phạm quyền tự do tôn giáo…)

- Về phong tục, đạo đức, lối sống. Có thể nói những đóng góp của Phật giáo về phương diện phong tục, đạo đức, lối sống là rất có ý nghĩa. Những đóng góp đó đã góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân, lành mạnh hoá nền đạo đức xã hội, hình thành một phong cách đạo đức tiến bộ mà hiện trong xã hội ta, nhiều yếu tố vẫn còn có ý nghĩa.

- Về văn hoá, nghệ thuật. Phật giáo là một tôn giáo chân chính nên khi du nhập vào Việt Nam, nó cũng có nhiều đóng góp cho nền văn hoá, nghệ thuật của dân tộc. Những bài văn, bài kệ, những công trình kiến trúc, nghệ thuật của Phật giáo phản ánh không chỉ tri thức mà còn là kỹ năng nghệ thuật tinh tế của trí tuệ, tâm hồn, tình cảm Việt Nam. Khi hệ thống nhà trường hình thành, chùa, viện Phật giáo còn đóng vai trò là nơi đào tạo con người. Trong điều kiện xã hội hiện nay, những di sản văn hoá của Phật giáo vẫn còn tiếp tục phát huy tác dụng, tham gia cấu thành bản sắc văn hoá của dân tộc, góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá Việt Nam.

Công giáo (một môn phái của Ki tô giáo)

* Đặc điểm.

Ở Việt Nam, từ cuối thế kỉ XV và trong thế kỉ XVI đã có một số giáo sĩ phương Tây đến các tỉnh thuộc vùng

ven biển nước ta. Thời vua Lê Trang Tông (năm 1533), các linh mục Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã theo các thuyền buôn tới vùng cửa sông Đáy ở Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ (Nam Định) để truyền đạo. Sang thế kỉ XVII, Công giáo mới thật sự bắt rễ được ở một số vùng. Năm 1624, Alẽchăng Đơ Rôt (1591 – 1660), quốc tịch Pháp đã đến Việt Nam để truyền đạo. Khôn khéo và mềm dẻo, vừa giảng đạo lại vừa có hàng hoá lạ kì, biết

dùng thuốc để chữa bệnh nên các nhà truyền giáo đã lấy lòng được vua, quan và thu hút được nhiều người theo đạo. Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam đã trải qua gần 5 thế kỉ. Và trong thời gian thuộc Pháp, nhiều nhà thờ đã được xây dựng ở Việt Nam.

Trước kia, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực phản động từng tìm cách lợi dụng thần quyền, giáo lí để chia rẽ lương – giáo, đẩy người công giáo Việt Nam đối lập với dân tộc, nhưng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc của bà con giáo dân vẫn được giữ vững, và giáo dân đã góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng. Năm 1980, Hội đồng giám mục Việt Nam được thành lập chung cho cả nước. Cả nước hiện có hơn 5,1 triệu giáo dân sinh hoạt trong 25 giáo phận với 2017 giáo xứ dưới sự quản lý của 3 giáo tỉnh (Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh). Hai địa phương tập trung đông giáo dân nhất là Đồng Nai (hơn 690 nghìn người) và TP Hồ Chí Minh (gần 630 nghìn người), tiếp đến là Nam Định, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu và Ninh Bình. Tỉ lệ Công giáo cao nhất là ở Đồng Nai (34,9%), Lâm Đồng tiếp đến là Bà Rịa – Vũng Tàu, Nam Định và Ninh Bình.

* Vai trò.

- Công giáo là một tôn giáo du nhập từ nước ngoài vào, sau gần 4 thế kỉ tồn tại đã từng bước thích hợp với văn hoá bản địa và đã trở thành một trong những tôn giáo chính ở Việt Nam.

- Trong quá trình truyền giáo, tồn tại và phát triển, đạo Công giáo đã góp phần không nhỏ vào quá trình giao lưu văn hoá. Sự đóng góp của Công giáo trong các lĩnh vực: ngôn ngữ, kiến trúc, âm nhạc…đã làm phong phú thêm đời sống văn hoá trong quá trình hội nhập chung vào đời sống văn hoá nhân loại.

- Công giáo là một tôn giáo mà phần lớn tín đồ là những người lao động, do đó, Công giáo có tính quần chúng sâu sắc. Công giáo giữ vai trò không nhỏ trong xã hội Việt Nam và đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của quần chúng nhân dân lao động.

Đạo Tin lành

* Đặc điểm.

So với Phật giáo và Công giáo đạo Tin lành (Ki tô giáo cải lương, hay còn gọi là Cơ Đốc tân giáo) vào Việt Nam muộn hơn nhiều. Sau 20 năm (năm 1911), đạo tin lành mới đặt được cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng. Cho đến nay, đạo Tin Lành ở Việt Nam chưa có một tổ chức giáo hội thống nhất. Về cơ bản, có 2 tổ chức giáo hội tin Lành: miền Bắc và miền Nam. Số tín đồ Tin Lành trong cả nước có trên 400 nghìn người, gồm cả người Kinh và các dân tộc ít người của miền núi trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên. Trong đó nhiều nhất là ở Tây Nguyên (244 nghìn người), riêng Đắc Lắc có 113 nghìn tín đồ Tin Lành. Các tỉnh có nhiều tín đồ Tin Lành khác là Bình Phước, TP Hồ Chí Minh. Số tín đồ

đang có chiều hướng tăng nhanh, đặc biệt trong cộng đồng các dân tộc ở miền núi trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.

Đạo Hồi

* Đặc điểm.

Hồi giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm khoảng thế kỉ XII – XIII do thương nhân người Malaixia thông qua con đường buôn bán và được cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình thuận đón nhận. Lịch sử hình thành đạo Hồi ở nước ta không gắn với chiến tranh mà bằng con đường hoà bình, giao lưu kinh tế - văn hoá. Từ vùng Ninh thuận, Bình Thuận, một bộ phận nguời Chăm xuống vùng Châu Đốc – An Giang hình thành nên vùng Hồi giáo lớn thứ hai của Việt Nam. Đạo Hồi ở nước ta thực chất là tôn giáo của người Chăm, hiện nay có 63 nghìn tín đồ. Ba tỉnh có nhiều tín đồ Hồi giáo là Ninh Thuận (gần 22 nghìn), Bình Thuận (hơn 15 nghìn) và An Giang (hơn 12 nghìn). Tín đồ Hồi giáo ở nước ta không có tục hành hương tập thể đến thánh địa Mecca hằng năm vào ngày lễ ăn chay và chỉ đọc kinh một tuần một ngày mà không đọc kinh 5 lần một ngày như ở các nước Hồi giáo khác.

* Một số vấn đề đặt ra hiện nay.

Ta thấy, đạo Hồi là một tôn giáo mang nhiều đặc điểm đáng chú ý trong lịch sử cũng như hiện nay. Đạo Hồi vào Việt Nam và hầu như chỉ ảnh hưởng ở trong cộng đồng dân tộc Chăm, một dân tộc có bản sắc văn hoá độc

đáo. Vì thế, việc nghiên cứu về đạo Hồi ở Việt Nam trở nên hấp dẫn, nhưng cũng đòi hỏi một sự bền bỉ, với một phưong pháp tiếp cận hợp lí.

Với tính cách là một tôn giáo lớn trên thế giới, ngày nay, đạo Hồi đang có nhiều diễn biến phức tạp, vì thế cần đề phòng những ảnh hưởng xấu của nó đến đạo Hồi ở nước ta. Ngoài ra, từ phương diện quản lí nhà nước đối với tôn giáo cần có sự quan tâm đến các vấn đề Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay.

Đạo Cao Đài

* Đặc điểm.

Đây là một đạo mới được thành lập chính thức từ năm 1926 ở miền Nam Việt Nam. Ông phủ Lê Văn Chiêu, công chức ở Phú Quốc là người sáng lập ra đạo này. Đạo Cao Đài còn mệnh danh là Đại Tam Kì Phổ, tôn thờ ba đấng tối cao là Đức Phật, Đức

Giêsu và cuối cùng là Đức Cao Đài. Toà thánh Cao Đài ở Tây Ninh Trong thánh thất, hình tượng Con Mắt Tối Cao là hình thiêng của đạo Cao Đài. Cả nước có 856 nghìn tín đồ Cao Đài, thì riêng tỉnh Tây Ninh có 394 nghìn người, chiếm 40,8% dân số toàn tỉnh. Những tỉnh có nhiều tín đồ Cao Đài khác là An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh. Toà thánh Cao Đài ở gần thị xã tây Ninh là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng.

* Vấn đề đặt ra hiện nay.

Ngày nay, yêu cầu của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và của việc tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc đã và đang đặt ra một số vấn đề cần phải quan tâm từ phương diện quản lí nhà nước đối với đạo Cao Đài. Đó là các vấn đề: nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào có đạo; vấn đề hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật; vấn đề đấu tranh chống sự lợi dụng tôn giáo của kẻ thù…đã và đang được đặt ra cho công tác quản lí nhà nước đối với tôn giáo này.

Đạo Hoà Hảo

* Đặc điểm.

Đạo Hoà Hảo là một tôn giáo lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, ra đời năm 1939, tại làng Hoà Hảo, Chợ Mới, Long Xuyên do ông Huỳnh Phú Sổ sáng lập ra. Tên của đạo là tên quê của giáo chủ và cũng nói lên tôn chỉ, mụch đích của đạo là hướng tới sự hoà thuận. Cả nước có gần 1,2 triệu tín đồ, chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Riêng tỉnh An Giang có 792 nghìn tín đồ, chiếm gần 39% dân số của tỉnh. Các tỉnh tập trung đông tín đồ nữa là Cần Thơ (187 nghìn người), Đồng Tháp (hơn 160 nghìn người) và Vĩnh Long (26 nghìn người).

*Vấn đề đặt ra hiện nay.

Gần đây, nhờ chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, về mặt tổ chức, đạo Hoà Hảo đã tổ chức đại hội (5/1999) bầu ra một ban đại diện. Với sự kiện đó, mặc dù còn có một số ít người của đạo Hoà Hảo ở trong và ngoài nước hoài nghi, thậm chí chống đối lại, còn hầu hết quần chúng tín đồ của đạo yên tâm hơn trong sinh hoạt tôn giáo và tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo, quản lý cuả Đảng, Nhà nước ta. Với tinh thần “hướng về tương lai, khép lại quá khứ” để xoá bỏ tị hiềm, cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc sống mới, tín đồ đạo Hoà Hảo đã cùng với đồng bào không có tôn giáo và cùng với tín đồ các tôn giáo khác tham gia tích cực vào các phong trào kinh tế, xã hội, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

VI.4.Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

VI.4.1. Chính sách tôn giáo ngày nay của Đảng và Nhà nước vừa thể hiện sự nhất quán có tính nguyên tắc, vừa phản ánh sự đổi mới của Đảng và Nhà nước về quan điểm đối với tôn giáo và công tác tôn giáo.

- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng; cấm mọi xâm phạm tự do tín ngưỡng và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng, làm tổn hại lợi ích tổ quốc, nhân dân.

- Đoàn kết người có đạo với người không có đạo, đoàn kết các tôn giáo chống mọi âm mưu và hành vi chia rẽ lương giáo và các tôn giáo với nhau.

IV.4.2. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta ngày nay tạo điều kiện cho đồng bào có đạo thong dong phần đạo, chu tất phần đời, vừa tự do chăm lo phần hồn theo lễ nghi tôn giáo, vừa góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

VI.4.3. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, một mặt, chống xâm phạm tự do tín ngưỡng, mặt khác, đề cao cảnh giác của toàn dân, chủ động ngăn ngừa và kiên quyết xử lý mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làm hại đến lợi ích của Tổ quốc, nhân dân, làm trái chính sách của Đảng và Nhà nước.

VI.4.4. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước xác định làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.

KẾT LUẬN

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá - đạo đức, thuộc đời sống

Một phần của tài liệu học Vấn đề tôn giáo trên thế giới và Việt Nam (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w